Sản xuất công nghiệp tháng 1 giảm mạnh do Tết và thiếu đơn hàng 

Thứ hai, 30/01/2023-20:01
Số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trong tháng 1/2023 giảm 14,6% so với tháng trước và giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. 

Một số ngành trọng điểm giảm tương đối mạnh 

Theo vnfinance.vn, Tổng cục Thống kê cho rằng mức giảm mạnh của các ngành công nghiệp do Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Quý Mão diễn ra trong tháng 1/2023 nên số ngày làm việc ít hơn 8 - 10 ngày so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất trong tháng trước Tết để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, số lượng đơn hàng và quy mô đơn hàng giảm cũng ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp tháng 1. 

Chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo tháng 1/2023 giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước, khiến mức trung giảm 7 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 4,9%, làm giảm 0,8 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 3,4%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm; riêng ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. 


Chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo tháng 1/2023 giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo tháng 1/2023 giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 1/2023, chỉ số sản xuất của một số ngành trọng điểm cấp II cũng có mức giảm tương đối mạnh so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, sản xuất phương tiện vận tải khác (mô tô, xe máy) giảm 27,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 23,9%; sản xuất trang phục giảm 21%; sản xuất thiết bị điện giảm 19,1%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 17,4%; sản xuất kim loại, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan cùng giảm 14,5%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 13,6%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 12,1%; dệt giảm 11,8%.

Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải trong tháng 1 có chỉ số tăng 3,7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm vào mức IIP chung. 

Trong tháng 1/2023, chỉ số sản xuất của một số ngành trọng điểm cấp II giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, sản xuất phương tiện vận tải khác (mô tô, xe máy) giảm 27,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 23,9%; sản xuất trang phục giảm 21%; sản xuất thiết bị điện giảm 19,1%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 17,4%; sản xuất kim loại, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan cùng giảm 14,5%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 13,6%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 12,1%; dệt giảm 11,8%.

Ở chiều ngược lại, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành tăng. Tăng mạnh nhất ở ngành sản xuất đồ uống với mức tăng 17,5%; tiếp theo là ngành khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,9%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị tăng 3,8%. 

Chỉ số sản xuất công nghiệp của 30 địa phương tăng

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng đầu tiên của năm 2023 so với cùng kỳ năm trước giảm ở 30 địa phương và tăng ở 33 địa phương. Nguyên nhân chủ yếu do tác động tăng, giảm của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành sản xuất, phân phối điện. 

Trong khi đó, Vĩnh Phúc giảm 28,7%; Quảng Bình giảm 26,5%; Hà Nội giảm 23,2%; Vĩnh Long giảm 22,8%; TP Hồ Chí Minh giảm 21,4%; Hải Dương giảm 20,2%; Bình Dương giảm 17,4%; Đồng Nai giảm 15,7%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 13,8%. 

Đây đều là những địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn. Chỉ số sản xuất công nghiệp của các địa phương này giảm đã ảnh hưởng đến chỉ số sản xuất công nghiệp chung của toàn nền kinh tế. 


Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 1/2023 so với cùng kỳ năm trước giảm ở 30 địa phương và tăng ở 33 địa phương.
Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 1/2023 so với cùng kỳ năm trước giảm ở 30 địa phương và tăng ở 33 địa phương.

Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, Tổng cục Thống kê cho biết, nhiều địa phương có mức giảm mạnh, nguyên nhân do các doanh nghiệp chưa có đơn hàng. Chẳng hạn, Quảng Nam giảm 47%; Hà Giang giảm 32%; Sóc Trăng giảm 31%; Vĩnh Long giảm 25,5%; Vĩnh Phúc giảm 19,6%; Tây Ninh giảm 16,7%; TP Hồ Chí Minh giảm 15,6%; Đồng Nai giảm 14,4%...

Một số địa phương có chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 1 tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, Tuyên Quang tăng 34,5%; Hậu Giang tăng 10,5%; Phú Yên tăng 8,9%; Kon Tum tăng 7,8%; Nghệ An tăng 7%. 

Trong tháng đầu tiên của năm 2023, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước. Giảm nhiều nhất là khí hóa lỏng LPG là 33,3%; xe máy giảm 32,1%; ô tô giảm 31,7%; thép thanh, thép góc giảm 26,2%; đường kính giảm 25,7%; thép cán giảm 25,6%; tivi giảm 24%; quần áo mặc thường giảm 23,4%; sơn hóa học giảm 14,6%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 13,6%; xi măng giảm 13,3%; thủy hải sản chế biến và sữa tươi cùng giảm 9,4%.

Một số sản phẩm công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước như bia tăng 15,5%; sữa bột tăng 10,8%; nước máy thương phẩm tăng 5,9%; sắt, thép thô tăng 4,3%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 3,7%; xăng dầu tăng 3,1%.

Đẩy nhanh tiến độ phát triển công nghiệp

Để tăng tốc phát triển sản xuất công nghiệp trong năm 2023, Bộ Công Thương sẽ triển khai tích cực Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương. Cụ thể, phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu đề từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia, có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, đưa ngành công nghiệp nước nhà tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam.

Bộ cũng rà soát cơ chế, chính sách tác động đến công nghiệp của từng ngành, sản phẩm. Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu để hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa. 

Nội dung trong Tờ trình của Bộ Công Thương và Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến 2030 gửi Chính phủ, đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030. 


Trong năm 2023, thực hiện nhiều giải pháp phát triển ngành công nghiệp tại Việt Nam.
Trong năm 2023, thực hiện nhiều giải pháp phát triển ngành công nghiệp tại Việt Nam.

Trong tờ trình cũng nêu rõ, tập trung phát triển hoàn chỉnh hệ thống sản xuất công nghiệp trong nước thông qua việc nâng cấp và phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp. Tập trung nội địa hóa chuỗi cung ứng các ngành công nghiệp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tăng cường tính tự chủ, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ tiếp tục chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phục hồi sản xuất, chuỗi cung ứng; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường xuất, nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng, linh kiện phục vụ cho sản xuất. Bộ Công Thương cũng triển khai các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp theo định hướng ưu tiên đã được xác lập như phát triển các ngành công nghiệp nền tảng gồm cơ khí, thép, thiết bị điện… Một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu như:  công nghiệp chế biến sâu đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản; Dệt may, da giày, điện tử... công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp khai khoáng theo hướng chỉ cho phép áp dụng các công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản hiện đại, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội bền vững; công nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả công nghiệp phục vụ an ninh, quốc phòng. 

Trong năm 2023, Bộ Công Thương đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, trong đó đặc biệt là các ngành công nghiệp ưu tiên. Bộ đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, phát triển sản xuất thông minh trong những ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn và công nghiệp ưu tiên.

Bộ Công Thương đánh giá, trong giai đoạn tiếp theo ngành công nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và nâng cấp lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu nhằm nâng cao sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu như dệt may, da giày, điện tử, thực phẩm... gắn chặt với tăng cường cải tiến quy trình và công nghệ sản xuất thông minh, tự động hóa.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

5 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

5 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

9 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

9 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

13 giờ trước