Những quy định mới về bất động sản có hiệu lực từ năm 2022

Thứ tư, 29/12/2021-17:12

Trong năm 2022, nhiều quy định mới của Nhà nước ban hành sẽ được áp dụng. Có những thay đổi về quy định xây, mua nhà và xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) khiến nhiều người quan tâm.

Xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Luật Đất đai 2013 đã có hiệu lực trong gần 10 năm. Tuy nhiên với sự thay đổi của thực tế, bộ luật này đã xuất hiện nhiều điểm bất cập. Vì vậy, nhu cầu thay đổi luật để phù hợp với thực tế là rất lớn nhằm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc sửa đổi Luật Đất đai 2013 là một trong những định hướng lớn của Quốc hội và Chính phủ.

 Luật Đất đai 2013 đã không còn phù hợp với thực tế hiện nay.
Luật Đất đai 2013 đã không còn phù hợp với thực tế hiện nay.

Căn cứ Quyết định 1732/QĐ-BTNMT ngày 9/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) về kế hoạch chi tiết xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi), trong năm 2022 có những sự kiện đáng chú ý sau:

- Trước ngày 10/1/2022, hoàn thành việc tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; hoàn thiện hồ sơ và trình Chính phủ (Tổng cục Quản lý đất đai, Vụ Pháp chế Bộ TNMT chủ trì chuẩn bị).

- Trong tháng 1/2022, phối hợp với các cơ quan của Chính phủ tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật (Tổng cục Quản lý đất đai, Vụ Pháp chế Bộ TNMT chủ trì chuẩn bị).

- Trước ngày 20/3/2022, gửi hồ sơ dự án Luật đến các Uỷ ban của Quốc hội để thẩm tra (Tổng cục Quản lý đất đai, Vụ Pháp chế Bộ TNMT chủ trì chuẩn bị).

- Trước ngày 15/4/2022, phối hợp với các cơ quan thẩm tra của Quốc hội để tiếp thu, giải trình hoàn thiện hồ sơ dự án Luật để trình ra Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 khóa XV (Tổng cục Quản lý đất đai, Vụ Pháp chế Bộ TNMT chủ trì chuẩn bị).

Hết thời hạn nộp hồ sơ để được giảm tiền thuê đất năm 2021

 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quyết định 27/2021/QĐ-TTg, người thuê đất nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị việc giảm 30% tiền thuê đất của năm 2021 với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 (bằng phương thức điện tử hoặc phương thức khác) cho cơ quan thuế, Ban Quản lý Khu kinh tế, Ban Quản lý Khu công nghệ cao, cơ quan khác theo quy định của pháp luật kể từ ngày 25/9/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Trường hợp nộp hồ sơ từ ngày 1/1/2022 trở về sau thì không được giảm tiền thuê đất theo quy định này Quyết định 27/2021/QĐ-TTg.

Cập nhật thông tin các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội

Tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 09/2021/TT-BXD, đối với việc cập nhật, đăng tải Danh sách thông tin các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn từ trước ngày 1/10/2021, Sở Xây dựng có trách nhiệm hoàn thành trước ngày 31/3/2022.

 Sở Xây hoàn thành cập nhật thông tin các đối tượng thuê, mua, thuê mua nhà ở xã hội trước ngày 31/3/2022.
Sở Xây hoàn thành cập nhật thông tin các đối tượng thuê, mua, thuê mua nhà ở xã hội trước ngày 31/3/2022.

Bên cạnh đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 1956/QĐ-NHNN về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18.11.2014 và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29/7/2016.

Theo đó, mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại các Thông tư nêu trên là 4,8%/năm.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022 và thay thế Quyết định số 2196/QĐ-NHNN ngày 24/12/2020.

Sửa quy định về phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Có hiệu lực từ ngày 10/01/2022, Thông tư 106/2021/TT-BTC sửa đổi quy định một số loại phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cụ thể, phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cấp lần đầu, cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật.

(Hiện hành, tại Thông tư 85/2019/TT-BTC chỉ quy định “cấp” giấy chứng nhận, còn Thông tư 106/2021 chia thành “cấp lần đầu” và “cấp mới”).

Căn cứ quy mô diện tích của thửa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp.

Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về đất đai

 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Từ ngày 01/12/2021, Quyết định 35/2021/QĐ-TTg bãi bỏ toàn bộ 27 văn bản QPPL do Thủ tướng ban hành, trong đó, có 02 văn bản liên quan đến đất đai, gồm:

- Quyết định 105/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nộp nợ thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuê nhà, đất.

- Quyết định 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.

Thông qua quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030

Tại Nghị quyết 39/2021/QH15, Quốc hội đã thông qua Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.

Mục tiêu của Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo nền tảng để đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao;

Đồng thời nhằm bố trí quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm kết nối không gian phát triển liên ngành, liên vùng, các hành lang kinh tế và các vùng động lực phát triển của quốc gia; giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa; bảo đảm tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42 - 43%;

Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng; hạn chế tình trạng suy thoái đất; cải tạo, phục hồi diện tích đất bị thoái hóa gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Nghị quyết 39/2021/QH15 có hiệu lực từ ngày 28/12/2021.

 Quốc hội đã thông qua Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.
Quốc hội đã thông qua Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.

Căn cứ Quyết định 1708/QĐ-BTNMT ngày 5/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành kế hoạch lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong năm 2022 có những sự kiện đáng chú ý sau:

Quý I/2022: Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia (Tổng cục Quản lý đất đai chủ trì).

Quý I/2022: Trình Chính phủ thông qua nội dung Quy hoạch sử dụng đất quốc gia (Bộ TNMT chủ trì).

Quý I/2022: Báo cáo Bộ chính trị (theo yêu cầu) Quy hoạch sử dụng đất quốc gia (Chính phủ chủ trì).

Quý II/2022: Trình Quốc hội thông qua Quy hoạch sử dụng đất quốc gia (Chính phủ chủ trì).

Quý III/2022: Công bố Quy hoạch sử dụng đất quốc gia (Tổng cục Quản lý đất đai chủ trì), cụ thể như sau:

- Trưng bày hệ thống sơ đồ, bản đồ.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo.

- Phát hành sản phẩm quy hoạch.

- Trích đăng trên báo hàng ngày của Trung ương; thông báo trên kênh, chương trình thời sự của đài phát thanh, đài truyền hình quốc gia.

Liên quan đến chính sách mới về nhà ở, trong năm 2022 sẽ có 3 thay đổi mới của pháp luật mà người xây, mua nhà cần biết. Đó là Vay tối đa 500 triệu đồng để xây nhà; Vay đến 25 năm để xây nhà ở; Được vay lãi suất 4,8%/năm để mua nhà.

Quy định mới chỉ được vay tối đa 500 triệu đồng để xây nhà

Ngày 20/01/2022, Thông tư 20/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 25/2015/TT-NHNN chính thức có hiệu lực với nhiều điều chỉnh liên quan đến chính sách vay vốn để xây dựng mới, sửa chữa nhà ở xã hội.

Cụ thể, Quy định mới này cho phép khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình thì mức vốn cho vay tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.

 Chỉ được vay tối đa 500 triệu đồng để xây nhà.
Chỉ được vay tối đa 500 triệu đồng để xây nhà.

Trước đây, Thông tư 25 không ấn định mức vay tối đa của khách hàng khi có nhu cầu vay để xây mới, sửa chữa nhà ở.

Quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội gồm: Người có công với cách mạng; Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo ở thành thị; Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; Sĩ quan, hạ sĩ quan công an, quân đội; Cán bộ, công chức, viên chức.

Được vay đến 25 năm để xây mới nhà ở

Đây vẫn tiếp tục là một quy định mới của Thông tư 20/2021/TT-NHNN. Cụ thể, Thông tư này quy định khách hàng được vay vốn để xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở với thời hạn theo thỏa thuận với ngân hàng, nhưng tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.

 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trước đây, tại Thông tư 25/2015/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ quy định thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm, không quy định thời hạn vay tối đa.

Về lãi suất cho vay, Thông tư 20 cũng làm rõ quy định: Không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ, thay vì chỉ quy định không quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ.

Được vay lãi suất 4,8%/năm để mua nhà

Cùng thời điểm với Thông tư 20/2021/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đồng thời tung ra Quyết định 1956/QĐ-NHNN, trong đó ấn định mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản vay hỗ trợ nhà theo Thông tư 11/2013 là 4,8%/năm.

Mức lãi suất này vẫn được giữ ổn định như năm 2021, nhưng giảm 0,2% so với năm 2019 và năm 2020.

 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo Thông tư 11/2013, đối tượng được vay vốn từ các ngân hàng thương mại và hưởng mức lãi suất như trên là:

- Cán bộ, công chức, viên chức và người thu nhập thấp cần vay vốn để mua nhà ở xã hội; thuê, mua ở nhà thương mại diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2;

- Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về nhà ở; khi mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán không quá 1,05 tỷ đồng…

Trên đây là những quy định mới về bất động sản sẽ có hiệu lực trong năm 2022. Hy vọng việc nắm rõ các quy định mới này sẽ giúp bạn thực hiện các giao dịch bất động sản thuận lợi, đúng pháp luật và tránh được các rủi ro.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

1 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

1 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

2 giờ trước

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

2 giờ trước

Ai hưởng lợi khi NHNN tăng lãi suất kênh OMO?

2 giờ trước