Lương tối thiểu vùng: Xem xét điều chỉnh tăng từ 2023

Chủ nhật, 27/03/2022-17:03
Các chuyên gia đều cho rằng, hiện nay mức lương tối thiểu vùng không còn phù hợp với thực tiễn đời sống, không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ lao động yếu thế. Vì vậy có thể xem xét điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng từ năm 2023.

Hiện nay, Bộ Luật Lao động có quy định cụ thể về mức lương tối thiểu vùng. Theo đó, đây là mức lương thấp nhất mà người lao động được hưởng khi làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện bình thường. Mức lương này nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động cũng như gia đình họ, phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội. Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng là 4,42 triệu đồng/tháng với vùng 1; 3,92 triệu đồng với vùng 2; 3,43 triệu đồng với vùng 3 và 3,07 triệu đồng với vùng 4 theo Nghị định 90/2019 của Chính phủ. 

Tuy nhiên, theo tính toán của Viện Công nhân và Công đoàn, hiện mức lương tối thiểu vùng trên chỉ đáp ứng được 59% nhu cầu sống của người lao động. Bên cạnh đó, trong hai năm qua, đại dịch Covid-19 đã tác động lớn tới đời sống người lao động, phát sinh chi phí về y tế, giá cả tăng cao… Nhu cầu tăng lương tối thiểu trở nên cấp bách.

Theo các chuyên gia về lao động, tiền lương, với những khó khăn trên, nếu không tăng lương tối thiểu vùng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của hàng triệu công nhân, người lao động. Tuy nhiên, nếu tăng ở mức cao sẽ ảnh hưởng tới khả năng chi trả của doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế chỉ vừa mới bước vào quá trình hồi phục sau thời gian khó khăn bởi dịch Covid-19. Do đó, cần một chính sách hài hòa giữa người lao động và doanh nghiệp trong vấn đề lương tối thiểu vùng.


Nhu cầu tăng lương tối thiểu trở nên cấp bách do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19
Nhu cầu tăng lương tối thiểu trở nên cấp bách do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Từ thực tiễn trên, để có cơ sở cho việc tăng lương tối thiểu vùng, từ đầu tháng 4/2022, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ dành thời gian 1 tháng để điều tra, khảo sát về lao động, tiền lương cũng như mức sống tối thiểu. Từ đó có căn cứ xây dựng các nội dung về lương tối thiểu vùng trong năm 2023 cũng như các chính sách khác đối với người lao động.

Cụ thể, các nội dung được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội khảo sát gồm: quỹ tiền lương, quỹ phụ cấp, quỹ thưởng, ăn ca, quỹ công đoàn, chi phí tuyển dụng và đào tạo, công tác điều chỉnh lương quý I/2022…

18 địa phương được khảo sát là các tỉnh, thành tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, gồm: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng, Hải Dương, Hòa Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Long An, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Đồng Nai và Cần Thơ.

Theo một chuyên gia từng công tác tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức lương tối thiểu vùng được căn cứ trên mức sống tối thiểu của người lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp đang vào giai đoạn “khởi động” trong quá trình phục hồi. Khi kinh tế bắt đầu tăng tốc, doanh nghiệp làm ăn khấm khá hơn, người lao động có việc làm thì nên tính toán tới việc tăng lương tối thiểu vùng. Do đó, trong năm nay, Hội đồng tiền lương quốc gia có thể tính tới việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2023 là phù hợp. 

Còn theo một thành viên của Hội đồng tiền lương quốc gia, mức lương tối thiểu vùng hiện nay không còn phù hợp với thực tế đời sống. Thời gian qua, Chính phủ không điều chỉnh lương tối thiểu vùng, do đó, doanh nghiệp có lý do để không điều chỉnh tiền lương của người lao động. Do đó, nhiều cuộc đình công, ngừng việc tập thể thời gian qua tại một số địa phương đã gây ra hệ lụy xấu cho quan hệ lao động. 

Có thể nói, nhu cầu tăng lương tối thiểu vùng của người lao động là hoàn toàn chính đáng. Ở góc độ ngược lại, doanh nghiệp cũng có lý do để không muốn tăng lương cho người lao động. Do đó, việc tăng hay không, hoặc có một giải pháp khác cần dựa vào kết quả khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để có căn cứ khoa học, tránh tổn thương tới người lao động cũng như doanh nghiệp. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

1 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

1 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

5 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

5 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

5 giờ trước