F1 không còn phải cách ly y tế từ ngày 15/4

Chủ nhật, 01/05/2022-10:05
Trong văn bản hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, người tiếp xúc gần với các ca bệnh COVID-19 (F1) không còn phải thực hiện các biện pháp cách ly y tế. Tuy nhiên, trong 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh thì F1 phải bảo đảm biện pháp phòng tránh lây nhiễm. 

Theo Thanh niên, ngày 15/4/2022, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành và gửi Công văn số 1909 đến các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, giám đốc Sở Y tế các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 xác định (F0) và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần (F1).

Theo Bộ Y tế, do tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 đã đạt tỉ lệ bao phủ cao trên phạm vi toàn quốc, tỉ lệ mắc bệnh nặng và tử vong có liên quan đến COVID-19 liên tục giảm sâu, phần lớn các trường hợp nhiễm COVID-19 không có biểu hiện triệu chứng, triệu chứng nhẹ nên Bộ Y tế có sự điều chỉnh mới này.


Trước các diễn biến mới, Bộ Y tế đã ban hành quy định về về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 xác định (F0) và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần (F1).
Trước các diễn biến mới, Bộ Y tế đã ban hành quy định về về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 xác định (F0) và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần (F1).

Cách xác định người tiếp xúc gần (F1)

Theo văn bản mới được ban hành của Bộ Y tế, người được xác định F1 là một trong bốn trường hợp sau:

Một là người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của F0.

Hai là người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 1 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với F0 đang trong thời kỳ lây truyền.

Ba là người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 1 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 đang trong thời kỳ lây truyền.

Bốn là người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền định mà không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định.

F1 không cần cách ly y tế

Theo văn bản mới được ban hành của Bộ Y tế, đối với các trường hợp F1, trong vòng 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với F0 đang trong thời kỳ lây truyền, F1 phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. 

Bảo đảm biện pháp phòng tránh lây nhiễm. Đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch/dung dịch sát khuẩn tay nhanh, hạn chế tiếp xúc gần với người khác, đặc biệt là tránh tiếp xúc người có nguy cơ cao, người mắc bệnh nặng. F1 không dùng chung vật dụng trong sinh hoạt, làm việc, học tập với người khác. Hạn chế đến những nơi tập trung đông người.


F1 cần thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch/dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
F1 cần thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch/dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

Tự theo dõi sức khỏe. Khi có triệu chứng của bệnh sốt và ho. Hoặc đối tượng có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở) cần báo ngay cho cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định.Đối với trẻ em, học sinh thì cha mẹ/người giám hộ/giáo viên theo dõi sức khỏe cho trẻ em, học sinh.

Báo cho cơ sở y tế. Khi F1 có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 phải báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được tư vấn, chăm sóc, điều trị và thực hiện các biện pháp phòng,chống lây nhiễm theo quy định.

Định nghĩa ca bệnh COVID-19 nghi ngờ

Ngoài ra, trong công văn mới, Bộ Y tế nêu rõ các xác định ca bệnh COVID-19 nghi ngờ, là người thuộc một trong bốn trường hợp sau:

Một là người có yếu tố dịch tễ và có biểu hiện triệu chứng (sốt và ho hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở).

Hai là người có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2.

Ba là trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng, viêm phổi nặng nghi do virus có chỉ định nhập viện.

Bốn là người có yếu tố dịch tễ bao gồm người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định, người có mặt trên các phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây truyền.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Cách xác định ca bệnh COVID-19 (F0)

Người bệnh COVID-19 được xác định bằng một trong ba trường hợp như sau:

Một là người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR

Hai là người có triệu chứng lâm sàng và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với COVID-19.

Ba là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với COVID-19.

F0 và F1 đều phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19

Theo Bộ Y tế tất cả các ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ), ca bệnh xác định (F0) đều thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm, cách ly, xét nghiệm, điều trị, chăm sóc theo quy định của Bộ Y tế.


Thực hiện thông điệp 5K để phòng, chống dịch Covid-19.
Thực hiện thông điệp 5K để phòng, chống dịch Covid-19.

Có thể thấy, kể từ sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 20/2 nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận số lượng các ca mắc mới tăng đột biến. Tuy nhiên đến đầu tháng 4/2022 số ca bệnh mới mỗi ngày đã giảm đáng kể. Theo các chuyên gia, hiện nay nước đã đi qua đỉnh dịch và số ca nhiễm đang giảm mạnh. Mặc dù vậy không có nghĩa là hết dịch nhất là số ca mắc hàng ngày vẫn cao hơn so với giai đoạn trước và có thể sẽ xuất hiện thêm những biến chủng mới. Vì vậy, người dân không nên chủ quan, lơ là các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế.

Bộ Y tế nêu rõ, hướng dẫn mới này thay thế các hướng dẫn tại Công văn 11042 ngày 29/12/2021 và công văn 762 của Bộ Y tế về các nội dung liên quan đến điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19, cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần.

Trong công văn 762/BYT-DP ngày 21/2/2022, những người được xác định là F1 thì phải cách ly y tế để phòng chống dịch. Trường hợp F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vắc-xin phòng COVID-19 hoặc khỏi COVID-19 trong vòng 3 tháng thì thực hiện cách ly 5 ngày tại nhà, nơi cư trú, khu vực đủ điều kiện cách ly. Trường hợp F1 chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vắc-xin phòng COVID-19 thì thực hiện cách ly y tế 7 ngày.

Theo: Thanh Niên
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

1 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

2 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

5 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

5 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

6 giờ trước