Trong 4 tháng đầu năm gần 9,3 tỷ USD nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam

Thứ năm, 09/05/2024-06:05
00:00/00:00
Nam miền bắc
Những tín hiệu khởi sắc trong 4 tháng đầu năm nay cho thấy các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế khác nhau đang trên đà hồi phục. Trong 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhận được gần 9,3 tỷ USD từ nguồn vốn FDI.

Trong báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 4 tháng đầu năm.Tính đến ngày 20/4 tổng số vốn đăng ký mới, điều chỉnh cũng như góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút nguồn vốn FDI lớn

Trong 4 tháng đầu năm danh mục nổi bật nhất của dòng vốn FDI tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Theo số liệu thống kê ngành này đang dẫn đầu với tổng số vốn đầu tư khoảng 6,15 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 66,4% trong tổng số vốn đầu tư đăng ký từ nước ngoài vào Việt Nam. 

Công nghiệp chế biến, chế tạo cũng là danh mục có nhiều dự án mới nhất khi chiếm 37,2% trong tổng số dự án và điều chỉnh vốn (chiếm 60,3%). Những con số này cho thấy Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn và thu hút lớn với lĩnh vực này.

Đứng ở vị trí thứ hai là ngành kinh doanh bất động sản cùng số vốn đầu tư hơn 1,73 tỷ USD, đạt tỷ lệ khoảng 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78,2% so với cùng kỳ năm 2023. Các vị trí tiếp theo lần lượt là ngành bán buôn bán lẻ, vận tải kho bãi…

Trong 4 tháng đầu năm danh mục nổi bật nhất của dòng vốn FDI tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. (Ảnh minh họa)
Trong 4 tháng đầu năm danh mục nổi bật nhất của dòng vốn FDI tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. (Ảnh minh họa)

Nhiều dự án công nghệ cao ra đời

Theo ghi nhận thực tế hiện nay một số chuỗi sản xuất của Trung Quốc với các lĩnh vực như đồ gỗ, dệt may, đồ gia dụng… đang chuyển dần sang Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam cũng đang tăng nhanh nhất là trong lĩnh vực đồ điện tử. Một số doanh nghiệp phụ trợ của Trung Quốc chuyên cung cấp những sản phẩm cho các hãng điện tử lớn trên thế giới như Samsung, Apple cũng quyết định đặt nhà máy tại Việt Nam sau khi đã tham khảo tại những quốc gia khác trong khu vực.

Trên thực tế, việc Việt Nam xây dựng hệ sinh thái để hỗ trợ các “đại bàng” lớn là điều hết sức quan trọng góp phần thu hút dòng vốn FDI lớn hơn. Trong quá trình tìm hiểu điều kiện để đặt nhà máy tại các địa phương, thông thường những nhà đầu tư nước ngoài sẽ xem xét yếu tố ưu tiên đầu tiên là đã có doanh nghiệp lớn nào rót vốn vào địa phương đó hay chưa.

Đối với dòng vốn đầu tư của Nhật Bản trong thời gian qua có phần chững lại do đồng yên mất giá nhưng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản cho biết, nhiều doanh nghiệp tại quốc gia này đang ấp ủ những dự định và kế hoạch để đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc với những lợi thế nhất định vẫn đang chọn Việt Nam là quốc gia để đầu tư mạnh với những dự án có quy mô “khủng” sắp triển khai.

Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Ðỗ Nhất Hoàng cho biết, hiện nay, tiêu chí thu hút đầu tư của Việt Nam là hướng đến lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới và loại bỏ những dự án lạc hậu, tiềm ẩn những nguy cơ ô nhiễm môi trường, tận dụng lao động.

Sắp tới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhiều khả năng sẽ có sự góp mặt của Mỹ khi nhiều doanh nghiệp của quốc gia này đang khảo sát hệ sinh thái về chip bán dẫn tại Việt Nam trước khi đưa ra các quyết định quan trọng. Trong giai đoạn này, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn của Châu Âu cũng đang xúc tiến đầu tư vào Việt Nam, họ đặt mục tiêu quan tâm hàng đầu lên các chiến lược tăng trưởng xanh, hiện thức hóa việc phát thải bằng 0 vào năm 2050.

Trong 4 tháng đầu năm những đối tác lớn nhất của thị trường Việt Nam đa phần là những đối tác truyền thống đến từ Châu Á. (Ảnh minh họa)
Trong 4 tháng đầu năm những đối tác lớn nhất của thị trường Việt Nam đa phần là những đối tác truyền thống đến từ Châu Á. (Ảnh minh họa)

Theo ghi nhận nguồn vốn đầu tư đang tập trung lớn vào các tỉnh, thành phố sở hữu các lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài bao gồm: Cơ sở hạ tầng tốt, thủ tục cải cách hành chính nhanh gọn, nguồn nhân công dồi dào. Trong đó, phải kể đến các tỉnh thành như Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng, Hưng Yên…

Trong 4 tháng đầu năm những đối tác lớn nhất của thị trường Việt Nam đa phần là những đối tác truyền thống đến từ Châu Á. Trong đó, 5 nước và khu vực dẫn đầu nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam phải kể đến như Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tính riêng 5 quốc gia, khu vực này đã chiếm tới 73,1% số dự án đầu tư mới và 73,4% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

Một số dự án lớn khác trong lĩnh vực năng lượng, sản xuất sản phẩm điện tử, sản xuất linh kiện, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng đều được đầu tư mới và đã mở rộng nguồn vốn trong 4 tháng đầu năm. Qua đó, cho thấy Việt Nam đang trở thành thị trường tiềm năng và đa dạng các lĩnh vực được đầu tư từ nước ngoài.

Tính lũy kế đến ngày 20/4/2024, trên phạm vi cả nước có tổng cộng 40.049 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 478,58 tỷ USD. Trong đó, nguồn vốn thực hiện lũy kế đối với các dự án đầu tư nước ngoài ước tính khoảng 303,46 tỷ USD, chiếm tỷ lệ khoảng 63,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Ở chiều hướng ngược lại, trong 4 tháng đầu năm 2024 các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 36 dự án đầu tư mới. Trong đó, tổng số vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài ghi nhận đạt 98,86 triệu USD (bằng 64,4% so với cùng kỳ).

Bước sang đầu năm 2024 tình hình kinh tế, giao thương của Việt Nam đã có những bước tiến khởi sắc, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI đổ vào nước ta tăng nhanh cho thấy vị trí và vai trò quan trọng của Việt Nam trên thị trường quốc tế./.

Khổng Thị Linh Giang
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tăng trưởng tín dụng ngân hàng có đang phụ thuộc vào bất động sản?

TikTok bất ngờ thử nghiệm video 60 phút, lấn sang “sân chơi” của cả YouTube và Netflix

Hàng chục tỷ cổ phiếu sắp được đổ ra thị trường

Các startup công nghệ cần làm gì để duy trì “cạnh tranh” trong bối cảnh kinh tế nhiều bất định?

AI đã "thay đổi cuộc chơi" tài chính số như thế nào?

Nhà đầu tư nước ngoài rục rịch động thái mới với bất động sản Việt Nam

Khai tử Workplace, Meta muốn dồn lực để phát triển AI

Bất động sản rục rịch khởi sắc, nhiều nhà đầu tư "bắt đáy" đất nền đã lãi cả tỷ đồng

Tin mới cập nhật

TikTok bất ngờ thử nghiệm video 60 phút, lấn sang “sân chơi” của cả YouTube và Netflix

4 giờ trước

Tăng trưởng tín dụng ngân hàng có đang phụ thuộc vào bất động sản?

4 giờ trước

AI đã "thay đổi cuộc chơi" tài chính số như thế nào?

4 giờ trước

Các startup công nghệ cần làm gì để duy trì “cạnh tranh” trong bối cảnh kinh tế nhiều bất định?

4 giờ trước

Hàng chục tỷ cổ phiếu sắp được đổ ra thị trường

4 giờ trước