ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

Thứ năm, 25/04/2024-11:04
00:00/00:00
Nam miền bắc
Năm 2024, Chứng khoán Tiên Phong đặt kế hoạch doanh thu 2.551,6 tỷ đồng và gần 358 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, so với mức thực hiện của năm 2023 đã tăng 26% dựa trên cơ sở đa dạng hóa nguồn thu và tối ưu hóa các loại chi phí.

Sáng ngày 24/4 đã diễn ra Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS) với nhiều nội dung đáng chú ý.

Tại Đại hội, Ban lãnh đạo của Chứng khoán Tiên Phong đã trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2023. Theo đó, dù bị ảnh hưởng bởi nhiều biến động vĩ mô cả trong lẫn ngoài nước, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục biến động thăng trầm trong năm 2023 nhưng TPS đã vượt qua được khó khăn chung của nền kinh tế, nắm bắt tốt đà phục hồi của thị trường tài chính.

Sáng ngày 24/4 đã diễn ra Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS).
Sáng ngày 24/4 đã diễn ra Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS).

Bởi vậy, Chứng khoán Tiên Phong vẫn ghi nhận những kết quả hoạt động tích cực năm 2023. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế cả năm là hơn 283 tỷ đồng, so với năm 2022 đã tăng 61% và vượt 23% kế hoạch lợi nhuận mà ĐHĐCĐ thường niên 2023 thông qua. Kết quả khả quan này là nhờ TPS đã cải thiện được hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa được các loại chi phí.

Kế hoạch lãi tăng 26% trong năm 2024

Theo TPS nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 vẫn còn nhiều biến số cần phải quan tâm. Nguyên nhân bởi, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phải chịu tác động tiêu cực kép đến từ loạt yếu tố bất lợi của bối cảnh kinh tế thế giới và các hạn chế bất cập bên trong. Với nhiều đánh giá về việc thị trường chứng khoán sẽ có nhiều động lực tăng trưởng trong năm nay, Chứng khoán Tiên Phong tập trung hướng đến việc hoàn thành nhiều mục tiêu chính quan trọng.

Theo đó, Chứng khoán Tiên Phong trong năm nay đặt kế hoạch doanh thu 2.551,6 tỷ đồng và gần 358 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, so với mức thực hiện của năm 2023 đã tăng 26% dựa trên cơ sở đa dạng hóa nguồn thu và tối ưu hóa các loại chi phí.

Chứng khoán Tiên Phong trong năm nay đặt kế hoạch doanh thu 2.551,6 tỷ đồng và gần 358 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, so với mức thực hiện của năm 2023 đã tăng 26%. (Ảnh: VietstockFinance)
Chứng khoán Tiên Phong trong năm nay đặt kế hoạch doanh thu 2.551,6 tỷ đồng và gần 358 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, so với mức thực hiện của năm 2023 đã tăng 26%. (Ảnh: VietstockFinance)

Kết thúc quý đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế của Chứng khoán Tiên Phong được ghi nhận ở mức 93 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 28%. Với kết quả này, công ty đã hoàn thành được 26% kế hoạch đề ra cho cả năm. Sau khi khấu trừ các loại chi phí, lợi nhuận sau thuế quý I/2024 của TPS là 75 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã tăng 23%.

Xét về quy mô tài sản, tính đến cuối quý I năm nay, tổng tài sản của Chứng khoán Tiên Phong đã tăng trưởng 49,2% so với thời điểm đầu năm, đạt 10.340 tỷ đồng. Cũng trong khoảng thời gian này, công ty đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ từ mức 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng. Đây chính là nguồn lực giúp Chứng khoán Tiên Phong tiếp tục nâng cao năng lực tài chính và bổ sung nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu mở rộng cũng như phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. 

3 phương án tăng vốn điều lệ

Tại ĐHĐCĐ lần này, các cổ đông cũng đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ bằng 3 phương án.

Thứ nhất, Chứng khoán Tiên Phong sẽ phát hành 36 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 12%, tức mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu TPS sẽ nhận thêm 12 cổ phiếu mới. Dự kiến kế hoạch này sẽ triển khai ngay trong quý II năm nay.

Thứ hai, công ty sẽ phát hành tối đa 14,5 triệu cổ phiếu theo hình thức lựa chọn cho người lao động (ESOP), giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu; dự kiến sẽ triển khai trong quý II hoặc quý III/2024. Đồng thời, số cổ phiếu ESOP phát hành này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm từ ngày kết thúc đợt phát hành. 

Thứ ba, TPS dự kiến phát hành 210,3 triệu cổ phiếu bằng cách phát hành quyền mua cổ phần cho các cổ đông hiện hữu (tỷ lệ thực hiện dự kiến là 2:1.2) với giá phát hành không thấp hơn mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Công ty dự kiến triển khai trong quý III hoặc quý IV/2024 cho đến hết quý II/2025.

Nếu thành công, tổng vốn tăng thêm của Chứng khoán Tiên Phong qua 3 phương án nói trên ước đạt 2.608 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên mức tối đa là 5.608 tỷ đồng. Tính ở thời điểm cuối quý I/2024, vốn điều lệ TPS là 3.000 tỷ đồng.

Đối với việc phân phối lợi nhuận của năm 2023, các cổ đông đề nghị chia cổ tức với tỷ lệ 10% bằng cổ phiếu và 2% bằng tiền mặt, thời gian hạn chế chuyển nhượng ESOP là 2 năm.

Đối với việc phân phối lợi nhuận của năm 2023, các cổ đông đề nghị chia cổ tức với tỷ lệ 10% bằng cổ phiếu và 2% bằng tiền mặt, thời gian hạn chế chuyển nhượng ESOP là 2 năm.
Đối với việc phân phối lợi nhuận của năm 2023, các cổ đông đề nghị chia cổ tức với tỷ lệ 10% bằng cổ phiếu và 2% bằng tiền mặt, thời gian hạn chế chuyển nhượng ESOP là 2 năm.

Trước đó, Ban lãnh đạo công ty cũng đã trình bày quan điểm của TPS đối với việc phát triển cho vay ký quỹ (margin), đồng thời giải đáp lo ngại pha loãng do phát hàng thêm từ cổ đông. Thị trường chứng khoán năm 2024 - 2025 sẽ rất phát triển và định giá P/E rẻ, việc phát triển cho vay margin cũng sẽ tăng trưởng. Nếu TPS muốn phát triển thì cũng phải tăng cường cho vay margin và phải tăng vốn điều lệ. Việc tăng vốn điều lệ cho hoạt động kinh doanh đối với Chứng khoán Tiên Phong sẽ giúp lợi nhuận tăng lên và bù lại vấn đề pha loãng. Do đó, việc phát hành cổ phiếu trong ngắn hạn có thể pha loãng, nhưng trong dài hạn nó sẽ phản ánh lên kết quả kinh doanh.

ĐHĐCĐ lần này còn thông qua các tờ trình kinh doanh chứng khoán phái sinh cũng như chào bán chứng quyền có đảm bảo, thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ cũng như thanh toán giao dịch chứng khoán. 

Chào bán trái phiếu với tổng hạn mức tối đa lên đến 1.000 tỷ đồng

Tại Đại hội còn thông qua một vấn đề quan trọng khác là phát hành và chào bán trái phiếu của công ty, tổng hạn mức phát hành trái phiếu tối đa là 1.000 tỷ đồng; mục đích là bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng những nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh gồm có tự doanh và bảo lãnh phát hành chứng khoán cũng như thực hiện những hoạt động đầu tư, ngoài ra còn có các hoạt động hợp pháp khác.

Liên quan đến trái phiếu, một cổ đông cũng đã đặt ra câu hỏi rằng, đây vốn là thế mạnh của công ty, liệu TPS đã có chuẩn bị gì cho đợt phục hồi dự kiến trong năm nay? 

Liên quan đến vấn đề này, bà Bùi Thị Thanh Trà - Tổng Giám đốc Chứng khoán Tiên Phong cho hay, TPS là một trong các công ty phân phối mạnh về trái phiếu doanh nghiệp. Công ty luôn lựa chọn các tổ chức phát hành có uy tín và năng lực, đảm bảo an toàn và giá trị tài sản cho những gói trái phiếu. Các tổ chức phát hành mà Chứng khoán Tiên Phong tư vấn phát hành hiện nay vẫn đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư và chưa vi phạm.

Trong năm nay, TPS vẫn chú trọng việc khai thác cũng như tận dụng được những sự phục hồi. Theo tin tưởng của Chứng khoán Tiên Phong, trái phiếu đang dần hồi phục. Tất nhiên sẽ không thể tăng trưởng nóng như năm 2020 và 2021 mà sẽ có sự thận trọng hơn.

Hiện tại, công ty đang tiếp cận nhiều doanh nghiệp, bản thân những doanh nghiệp này cũng e dè trong việc phát hành trái phiếu mới. Hiện tại, những doanh nghiệp mà TPS đang tư vấn phát hành và doanh nghiệp tương lai đều sẽ đi theo những tuân thủ đó, đặc biệt là đảm bảo tỷ lệ về xếp hạng tín nhiệm. Đây là cơ hội, cũng là sự minh bạch rõ ràng, đảm bảo nhà đầu tư cảm thấy an tâm hơn khi mua trái phiếu. 

Bầu bổ sung Thành viên HĐQT và BKS cho nhiệm kỳ 2021-2026

Gần cuối đại hội, các cổ đông của Chứng khoán Tiên Phong cũng đã bầu bổ sung thêm 4 Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026, trong đó có 1 thành viên HĐQT độc lập, bao gồm: Ông Tạ Quang Lương, bà Phạm Thị Huyền Trang, bà Nguyễn Thị Lệ Tùng và ông Lê Quốc Hùng (TV độc lập). 

Gần cuối đại hội, các cổ đông của Chứng khoán Tiên Phong cũng đã bầu bổ sung Thành viên HĐQT và BKS cho nhiệm kỳ 2021-2026.
Gần cuối đại hội, các cổ đông của Chứng khoán Tiên Phong cũng đã bầu bổ sung Thành viên HĐQT và BKS cho nhiệm kỳ 2021-2026.

Điều này đồng nghĩa với việc, số lượng thành viên HĐQT của TPS nhiệm kỳ 2021-2026 hiện có 7 thành viên, gồm cả 4 cá nhân trên và ông Đỗ Anh Tú, bà Trương Thị Hoàng Lan cùng bà Bùi Thị Thanh Trà.

Đại hội còn thông qua việc miễn nhiệm 2 thành viên BKS dựa theo đơn từ nhiệm được đề ngày 25/3/2024 của bà Đinh Thị Ngọc Mai cùng với bà Đặng Sĩ Thùy Tâm; đồng thời bầu bổ sung ông Nguyễn Trát Minh Phương, bà Phạm Thị Thanh Tâm trở thành thành viên BKS nhiệm kỳ 2021-2026.

Nguyễn Thị Thùy
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ngành đường sắt và hàng không báo lãi đậm

Không hề tích cực hoàn toàn, AI còn tiềm ẩn nhiều "mặt trái" đáng sợ

Bất chấp lãi suất huy động tăng nhẹ, một số ngân hàng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà

Nóng bỏng “cuộc chiến” cạnh tranh về giá của các nhà bán lẻ nội địa

Loạt công ty tài chính báo lỗ và bài toán khó trong thu hồi nợ

“Ông lớn công nghệ” Nvidia đang thống trị ngành chip như thế nào?

Tháng 4/2024, PMI Việt Nam vượt ngưỡng 50 điểm

Gen Z cùng tư duy đầu tư hiệu quả: Luôn học hỏi từ người giỏi, tìm sự trợ giúp từ những người đồng điệu

Tin mới cập nhật

Không hề tích cực hoàn toàn, AI còn tiềm ẩn nhiều "mặt trái" đáng sợ

45 phút trước

Ngành đường sắt và hàng không báo lãi đậm

54 phút trước

Bất chấp lãi suất huy động tăng nhẹ, một số ngân hàng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà

1 giờ trước

Nóng bỏng “cuộc chiến” cạnh tranh về giá của các nhà bán lẻ nội địa

5 giờ trước

Tháng 4/2024, PMI Việt Nam vượt ngưỡng 50 điểm

5 giờ trước