Cổ phiếu dược tạo sức hút, một mã có tiềm năng tăng trưởng lớn

Thứ ba, 07/05/2024-16:05
00:00/00:00
Nam miền bắc
Tình hình vĩ mô còn đang diễn biến phức tạp, nhưng ngành dược vẫn là điểm sáng khi đạt kết quả kinh doanh khả quan và được dự báo có nhiều động lực tăng trưởng trong năm 2024.

Năm 2023, ngành dược ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động. Trước tình hình kinh tế vĩ mô diễn biến phức tạp, ngành này vẫn được kỳ vọng sẽ tăng trưởng bứt phá trong năm 2024 và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP chung.

Một trong những doanh nghiệp dược đáng chú ý là Imexpharm với thành tựu nằm trong top 8% các nhà sản xuất thuốc nội địa đáp ứng tiêu chuẩn đấu thầu nhóm 1 & 2 ở kênh ETC. Nhất là sau giai đoạn dồn lực vào công nghệ và hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược nội địa của Chính phủ.

Ngành dược hội tụ “thiên thời, địa lợi”

CTCP chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) chỉ ra 3 yếu tố sẽ là động lực tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp nói chung, gồm:

Một là, mức chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người tại Việt Nam đạt 81 USD vào năm 2022, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực Châu Á như Trung Quốc là 116 USD và trung bình khu vực Đông Nam Á là 98 USD, như vậy Việt Nam vẫn có tiềm năng tăng trưởng lớn cho chi tiêu dược phẩm.

Nhu cầu tiêu dùng dược phẩm tại Việt Nam còn tiềm năng tăng trưởng lớn.
Nhu cầu tiêu dùng dược phẩm tại Việt Nam còn tiềm năng tăng trưởng lớn.

Thứ hai, Liên Hợp Quốc dự báo Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ dân số vàng, tuy nhiên tốc độ già hóa diễn ra nhanh chóng gây áp lực lên hệ thống y tế, mở ra cơ hội và triển vọng tăng trưởng cho ngành dược.

Thứ ba, theo nhận định của Tổng giám đốc IMP Trần Thị Đào:“Người dân mua bảo hiểm gần như trên 90%. Nhất là năm 2023, Quốc hội, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm cũng như có nhiều cái cơ chế, luật định để tạo mọi điều kiện có đủ thuốc phục vụ cho nhân dân. Hơn nữa, người dân khi đi bệnh viện là không được thiếu thuốc”.

Lợi thế của doanh nghiệp tiên phong đầu tư công nghệ

Dù được đánh giá là điểm sáng, nhưng ngành dược cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như kinh tế tăng trưởng chậm, chuỗi cung ứng gián đoạn, việc nghiên cứu và phát triển dược phẩm đòi hỏi chi phí vốn lớn… Đồng thời, dù Việt Nam đang có hơn 250 nhà máy sản xuất thuốc và 228 nhà máy được nhận chứng chỉ của WHO-GMP, nhưng chỉ có 16 công ty đạt tiêu chuẩn EU - GMP hoặc tiêu chuẩn PIC/S-GMP.

CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) đã bắt đầu đầu tư vào dây chuyền sản xuất từ nhiều năm trước nhằm cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tới nay, Imexpharm đã sở hữu 3 cụm nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP (IMP2, IMP3, IMP4) và 11 dây chuyền EU-GMP hiện đại.

Thầy thuốc Nhân dân - Dược sĩ Trần Thị Đào - Tổng Giám Đốc IMP
Thầy thuốc Nhân dân - Dược sĩ Trần Thị Đào - Tổng Giám Đốc IMP

Ban lãnh đạo đã có tầm nhìn đầu tư đúng đắn, đưa IMP trở thành doanh nghiệp tiên phong đầu tư các nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP, bao gồm 11 dây chuyền đạt chuẩn EU-GMP, sẵn sàng bước vào thời kỳ phát triển vàng đạt chuẩn chất lượng quốc tế. 

Theo doanh nghiệp, nhà máy IMP 2 hiện tại đã được tái cấp giấy chứng nhận EU-GMP lần thứ 2. Nhà máy IMP 3 cũng được tái cấp giấy chứng nhận EU-GMP lần thứ 3. Nhà máy IMP4 đã đạt tiêu chuẩn EU-GMP, ghi nhận doanh số đạt 80 tỷ đồng chỉ sau 5 tháng đi vào hoạt động. Nhà máy quy mô lớn IMP 5 đang trong giai đoạn xây dựng. Nhờ vậy, doanh nghiệp tự tin mang lại tỷ suất lợi nhuận cao vào những năm tới đây.

Thị trường dược phẩm năm 2024 được dự báo tiếp tục gặp nhiều thách thức. Nhưng với vị thế hiện tại, IMP vẫn tự tin đặt kế hoạch tăng trưởng tích cực năm nay. Tổng giám đốc IMP Trần Thị Đào cho hay, mục tiêu tăng trưởng doanh thu gộp của doanh nghiệp là 24%, doanh thu thuần tăng 19% và dự báo tăng trưởng lợi nhuận trước thuế là 12%, EBITDA tăng 18%.

“Kênh ETC tiếp tục giữa vai trò quan trọng đối với Imexpharm. Chúng tôi vẫn đang mở rộng danh sách các nhà cung cấp nguyên liệu và phát triển chiến lược giá bán cạnh tranh nhằm gia tăng thị phần, đẩy mạnh đáng kể tăng trưởng doanh thu từ thị trường ETC, duy trì đà tăng doanh thu từ kênh OTC”,bà Đào cho biết.

Theo bà Chun Chaerhan - Chủ tịch Hội đồng Quản trị IMP:"Năm 2024 sẽ là năm mang tính bước ngoặt cho Imexpharm trong việc tăng cường năng lực quản trị doanh nghiệp. Khi công ty tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng, các thiết chế nội bộ sẽ đảm bảo rằng công ty đạt được mô hình kinh doanh bền vững, có thể mở rộng quy mô trên những sản phẩm và thị trường mới, bứt phá về doanh thu và lợi nhuận”.

Cổ phiếu dược tăng ổn định

Các nhà đầu tư đang rất quan tâm tới cổ phiếu nhóm ngành dược khi đạt mức độ gia tăng ổn định. Tính từ tháng 1/2023 đến tháng 4/2024, một số cổ phiếu dược có đà tăng vượt trội. Theo đó, từ phiên 3/1 đến 8/4/2024, cổ phiếu DP1 của Dược phẩm Trung ương CPC1 tăng mạnh 84,8% từ mức 18.563 đồng/cp lên 34.400 đồng/cp; Cổ phiếu DMC của Xuất nhập khẩu Y tế Domesco tăng 62,5% từ 39.624 đồng/cp lên 64.400 đồng/cp; Cổ phiếu DHG của Dược Hậu Giang tăng 39,7% từ 82.291 đồng/cp lên 115.000 đồng/cp; Cổ phiếu DBT của CTCP Dược phẩm Bến Tre tăng 22,2% từ 10.227 đồng/cp lên 12.500 đồng/cp.

Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam dự đoán tốc độ tăng trưởng ngành dược trong năm 2024 sẽ tăng ổn định khoảng 5,5%. Nhờ việc sử dụng đòn bẩy thấp, ngành dược cho thấy khả năng giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến động lãi suất. 

Các cổ đông của IMP phấn khởi trong cuộc họp ĐHĐCĐ diễn ra hôm 26/4.
Các cổ đông của IMP phấn khởi trong cuộc họp ĐHĐCĐ diễn ra hôm 26/4.

“Ngành dược có đặc trưng là chia cổ tức đều đặn, thu hút những nhà đầu tư áp dụng chiến lược dài hạn hơn ngắn hạn. Sự ổn định về thanh toán cổ tức trái với tính chất đầu cơ của một số lĩnh vực khác. Điều này phần nào ngăn cản các nhà đầu tư muốn tìm lợi nhuận nhanh chóng”, ông Minh nói.

Quý I/2024, IMP ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội so với các đối thủ cùng ngành. Dự báo các cổ đông của IMP tiếp tục thắng lớn trong năm nay khi công ty chi trả cổ tức mới cho năm 2024/2025 tăng lên 20%, gồm 10% trả bằng tiền mặt và 10% trả bằng cổ phiếu.

Nguyễn Ngọc Huyền
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà đầu tư nước ngoài rục rịch động thái mới với bất động sản Việt Nam

Khai tử Workplace, Meta muốn dồn lực để phát triển AI

Bất động sản rục rịch khởi sắc, nhiều nhà đầu tư "bắt đáy" đất nền đã lãi cả tỷ đồng

GPT-4o có gì mà khiến cả thế giới phải xôn xao?

Kịch bản phục hồi nào cho thị trường bất động sản giai đoạn mới?

Công ty chứng khoán mở rộng danh mục, mua vào trái phiếu

Khách hàng “gen Z” quan tâm đến bất động sản sớm hơn

Khuyến nghị mua 3 mã cổ phiếu đầu ngành, lợi nhuận gấp nhiều lần lãi suất tiền gửi

Tin mới cập nhật

Nhà đầu tư nước ngoài rục rịch động thái mới với bất động sản Việt Nam

14 phút trước

Khai tử Workplace, Meta muốn dồn lực để phát triển AI

1 giờ trước

Bất động sản rục rịch khởi sắc, nhiều nhà đầu tư "bắt đáy" đất nền đã lãi cả tỷ đồng

3 giờ trước

GPT-4o có gì mà khiến cả thế giới phải xôn xao?

4 giờ trước

Kịch bản phục hồi nào cho thị trường bất động sản giai đoạn mới?

5 giờ trước