meeyland app
Meey Land
Sàn giao dịch bất động sản
Tải ứng dụng

Chuyên gia phân tích và đề xuất nhiều giải pháp để bình ổn thị trường vàng

Chủ nhật, 12/05/2024-10:05
00:00/00:00
Nam miền bắc
Nhiều người đặt ra câu hỏi, tại sao tổ chức đấu thầu nhằm tăng cung, can thiệp thị trường, nhưng giá vàng miếng SJC trong nước vẫn tăng giá mạnh?

Sau khi lập đỉnh mới ở mức 89,5 triệu đồng/lượng vào ngày 9/5 vừa qua, giá vàng miếng SJC trong nước vẫn chưa ngừng tăng. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục tổ chức các phiên đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Theo đó, sau 5 phiên đấu thầu, có 2 phiên thành công và tổng cộng cung ứng ra thị trường 6.800 lượng vàng SJC. 

Tuy nhiên, nhiều người đặt ra câu hỏi, tại sao đấu thầu nhằm tăng cung, can thiệp thị trường, nhưng giá vàng miếng SJC trong nước vẫn tăng giá mạnh?

Chia sẻ về vấn đề này, ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cố vấn của Hội đồng vàng thế giới tại Việt Nam cho biết, qua 5 cuộc đấu thầu vàng miếng SJC, chỉ có 2 phiên ghi nhận đơn vị trúng thầu với tổng số 6.800 lượng. Từ kết quả đó thấy rằng nguồn cung vàng hạn chế, trong khi nhu cầu vẫn cao, lên tới vài chục nghìn lượng mỗi tháng.

Ngoài ra, do dự báo giá vàng thế giới từ nay đến cuối năm có thể vẫn tăng lên mức 2.500-2.600 USD/ounce, nên người dân tiếp tục mua tích trữ. Nguồn cung không nhiều, trong khi nhu cầu vẫn tăng, vàng miếng ngày càng quý hiếm hơn, qua đó dẫn đến giá càng cao.

Dù đã có những biện pháp can thiệp, nhưng giá vàng miếng SJC trong nước vẫn tăng giá. (Ảnh minh họa)
Dù đã có những biện pháp can thiệp, nhưng giá vàng miếng SJC trong nước vẫn tăng giá. (Ảnh minh họa)

Vị chuyên gia cho biết thêm, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh số lượng tối thiểu đơn vị được đặt thầu, từ 1.400 lượng, xuống 700 lượng. Tuy nhiên, còn giá tham chiếu để đặt cọc, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ quan điểm bán ra đúng giá, không bán dưới giá thị trường. Do đó, mức giá tham chiếu ở ngưỡng cao hơn giá mua và thấp hơn giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam nhận định, mục đích của Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng là để tạo nguồn cung, chứ chưa đạt mục tiêu kéo giá vàng trong nước gần sát với giá thế giới.“Chỉ cần mỗi lần Ngân hàng Nhà nước đấu thầu bán giá 80 triệu đồng/lượng, các đơn vị sẽ mua hết, bán 2-3 lần với mức giá đó, giá vàng SJC trên thị trường sẽ lập tức xuống ngang bằng giá vàng nhẫn ngay”, ông Khánh cho hay.

Còn theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, trước hết cần trả lời những câu hỏi như: Ai đang quyết định giá vàng trên thị trường? Liệu có cần phải hạ giá vàng trong nước xuống không?...

Ông Ánh cho rằng, mục tiêu đấu thầu vàng chỉ là một công cụ, còn nhiều công cụ khác nữa. Và kéo giá về sát giá thế giới, đang ở khoảng 70-71 triệu đồng/lượng hay chỉ chênh với giá thế giới khoảng 5 triệu đồng/lượng? Mục tiêu cần phải rõ ràng!

Bên cạnh đó, vị chuyên gia cũng cho rằng, giá vàng miếng SJC thời gian này tăng cao, người dân có xu hướng chuyển qua mua vàng nhẫn. Điều này dẫn đến việc thị trường vàng khan hiếm vàng nhẫn đến mức người dân nộp tiền trước rồi đợi vào ngày mới nhận được vàng.

Chuyên gia đề xuất nhiều giải pháp

PGS. TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, các phiên đấu thầu vàng đều chỉ bán được 20%, “ế” đến 80% nên lượng cung vào thị trường còn quá ít. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới tăng cao do cung - cầu mất cân đối. Trong khi giá tham chiếu để đặt cọc đấu thầu vàng lại đưa mức giá về gần với giá thị trường tại thời điểm đấu thầu.

Ông Long cho rằng, trong bối cảnh xu hướng giá vàng thế giới vẫn có nhiều dự báo sẽ tiếp tục tăng cao. Nếu không kịp tăng cung ra thị trường, nếu giá đấu thầu luôn dựa theo giá thị trường hiện tại thì giá vàng miếng trong nước có thể tăng lên đến mức 90 triệu đồng/lượng là chuyện hiển nhiên.

Các chuyên gia phân tích và đưa ra giải pháp gấp rút để bình ổn thị trường vàng hiện nay. (Ảnh minh họa)
Các chuyên gia phân tích và đưa ra giải pháp gấp rút để bình ổn thị trường vàng hiện nay. (Ảnh minh họa)

Theo vị chuyên gia này, những bất ổn của thị trường kim loại quý hiện nay là giá trong nước cách quá xa giá thế giới. Điều này dẫn đến một số hệ lụy như buôn lậu vàng tăng, làm “chảy máu” ngoại tệ, thất thu thuế, hay môi trường kinh tế không lành mạnh... Những bất ổn này gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Trong công điện của Thủ tướng từ cuối năm 2023 hay đến những văn bản của Chính phủ gần đây đều yêu cầu phải bình ổn thị trường vàng, trong đó, giảm bớt chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Thế nhưng, giá vàng SJC hiện vẫn tăng, chênh lệch lớn với thế giới, lên tới 16 triệu đồng/lượng.

“Điều này buộc NHNN cần xem xét lại, bởi sau 5 lần đấu thầu, chỉ có 2 lần có đơn vị trúng thầu… mang hàng đi bán nhưng “ế”, tức là không thành công, cần xem xét để thay đổi”, ông Long nói.

Vị chuyên gia đề xuất, có thể hạ số lượng tối thiểu đơn vị được đặt thầu xuống chỉ còn 500 lượng. Đặc biệt, có thể xem xét đưa ra giá tham chiếu dưới mức giá thị trường trong nước, còn cụ thể giá bao nhiêu cần tính theo từng phiên. Bên cạnh đó, ông Long nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là cần sửa cấp tốc, thay thế ngay Nghị định 24 (về quản lý thị trường vàng), điều này đã được bàn thảo từ nhiều năm nhưng vẫn chưa thực hiện được.

Giá vàng có thể tăng lên đến bao nhiêu?

Có thể thấy, giá vàng thời gian gần đây đang có những màn bứt phá thần tốc, bất chấp mọi động thái của nhà điều hành tìm cách tăng nguồn cung cho thị trường. Câu hỏi đặt ra là liệu giá kim loại quý này có thể tăng lên đến bao nhiêu và rủi ro có thể là gì?

Một số dự báo lạc quan cho rằng giá vàng thế giới có thể leo lên mốc 3.000 USD/ounce trong thời gian tới, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị cũng như nguy cơ xung đột quân sự vẫn khó lường, cộng thêm lực mua đến từ các ngân hàng trung ương nhằm đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối và lực mua từ các nhà đầu tư cá nhân, chủ yếu là tại Châu Á.

Liệu giá kim loại quý có thể tăng lên đến bao nhiêu và rủi ro có thể là gì? (Ảnh minh họa)
Liệu giá kim loại quý có thể tăng lên đến bao nhiêu và rủi ro có thể là gì? (Ảnh minh họa)

Trong trường hợp giá vàng có thể leo lên mức dự báo, giá vàng thế giới quy đổi có thể ở mức 92,6 triệu đồng/lượng (nếu tính theo tỷ giá USD/VND ở mức 25.600 đồng). Nếu chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục duy trì ở mức 18 triệu đồng/lượng như hiện nay, giá vàng SJC trong nước có thể chạm mốc 110 triệu đồng/lượng, tức là có thể tăng thêm 22% từ mức hiện tại.

Tuy nhiên, đây chỉ là những dự báo và cách tính đầy lạc quan, còn trên thực tế rủi ro của giá vàng hiện là khá lớn nếu đứng ở góc độ người mua vào. Cụ thể, rủi ro đầu tiên là dù thị trường vàng thế giới vẫn trong xu hướng tăng dài hạn, nhưng xu hướng trung hạn đang phát những tín hiệu có thể điều chỉnh sau mạch tăng khá mạnh từ tháng 10 năm ngoái đến nay, nhất là trong 2 tháng vừa qua. Do đó, những người mua vàng ở vùng giá cao lúc này có thể mất chi phí cơ hội trong trường hợp thị trường cần nhiều thời gian hơn dự tính để leo lên được mức giá như vậy.

Rủi ro thứ 2 đến từ mức chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước khó có thể duy trì cách biệt lớn như vậy trong dài hạn. Bởi điều này sẽ làm hạn chế người mua, khi đó dù giá neo cao nhưng chủ yếu đến từ động cơ giữ giá của người bán hơn là lực cầu tư người mua. Chưa kể đến nhà điều hành sẽ phải tìm mọi giải pháp để bình ổn thị trường vàng, khi mà giá vàng trong nước thường có tác động tâm lý đến các mặt hàng khác, góp phần tạo nên lạm phát kỳ vọng cũng như giảm giá sức mua đồng tiền.

Một số ý kiến khác cho rằng, việc cho phép nhập khẩu vàng trở lại có thể càng gây sức ép lên tỷ giá. Tuy nhiên, việc để chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới quá cao cũng kích thích đến các hoạt động gom ngoại tệ nhập lậu vàng, từ đó khiến thị trường ngoại hối gặp áp lực không nhỏ.

Điểm khác biệt giữa 2 lựa chọn trên là chính sách cho phép nhập chính ngạch nhà điều hành còn có thể kiểm soát được, chủ động điều tiết hạn mức nhập của doanh nghiệp ở từng thời kỳ cũng như có thể thu các loại thuế, phí có liên quan.

Điều quan trọng nhất vẫn là phải có các giải pháp xác định một cách tương đối cung cầu của thị trường hiện nay, để xác định những diễn biến tăng giá hay chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ngày càng mở rộng, thật sự có phải đến từ lực cầu quá vượt trội so với nguồn cung hay không?

Nguyễn Minh Hằng
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cách Gen Z cứu mình qua "cơn bão" sa thải: Đi làm bằng xe buýt, tận dụng đồ cũ, nói không với trà sữa

Gen Z không ngừng kiếm thêm thu nhập để đạt mục tiêu tậu “xế hộp” sau 3 năm ra trường

Ba Luật mới sẽ giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn

Bật mí 8 kỹ năng nghề nghiệp vừa kiếm được tiền lại an toàn trước AI

Gen Z định hướng bản thân “phải mua vàng bằng được” dù mới ra trường

AMD trình làng chip AI mới, trực tiếp cạnh tranh với gã khổng lồ Nvidia

Gen Z sẵn sàng nhảy việc nếu bất đồng quan điểm

Gia đình trẻ Hà Nội tiết kiệm hàng chục triệu đồng/tháng nhờ thuê nhà xa nơi làm việc: Đã rẻ lại còn tiện nghi, rộng rãi

Tin mới cập nhật

Cách Gen Z cứu mình qua "cơn bão" sa thải: Đi làm bằng xe buýt, tận dụng đồ cũ, nói không với trà sữa

14 giờ trước

Gen Z không ngừng kiếm thêm thu nhập để đạt mục tiêu tậu “xế hộp” sau 3 năm ra trường

18 giờ trước

Ba Luật mới sẽ giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn

19 giờ trước

Bật mí 8 kỹ năng nghề nghiệp vừa kiếm được tiền lại an toàn trước AI

22 giờ trước

Gen Z định hướng bản thân “phải mua vàng bằng được” dù mới ra trường

22 giờ trước