meeyland app
Meey Land
Sàn giao dịch bất động sản
Tải ứng dụng

Chậm có cơ chế rõ ràng, Việt Nam có thể vuột mất cơ hội trở thành trung tâm Fintech

Thứ hai, 13/05/2024-09:05
00:00/00:00
Nam miền bắc
Đến hết năm 2024 nhiều khả năng các công ty Fintech Việt Nam có cơ hội gọi vốn lên tới lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Các doanh nghiệp mảng công nghệ tài chính - Fintech ở Việt Nam đang nổi lên như một mô hình kinh doanh đầy tiềm năng và đang được kỳ vọng có thêm nhiều kỳ lân trong giai đoạn tới khi có sức hút mạnh mẽ các dòng vốn lớn đổ vào.

Fintech “tạo sóng” lĩnh vực tài chính, bảo hiểm

Theo báo cáo thường niên của nền tảng khởi nghiệp dữ liệu Tracxn, các nhà đầu tư đang quan tâm tới phân khúc cho vay, thanh toán thay thế và bảo hiểm. Trong năm 2023, các công ty trong lĩnh vực cho vay thay thế hút khoản đầu tư trị giá 700 triệu USD, con số này cao hơn so với năm 2022 là 11%.

Chậm có cơ chế rõ ràng, Việt Nam có thể vuột mất cơ hội trở thành trung tâm Fintech - ảnh 1

Cũng trong năm 2023, lĩnh vực thanh toán hút tổng nguồn vốn tài trợ là 270 triệu USD nhưng vẫn thấp hơn tới 87% so với mức 2,1 tỷ USD của năm trước đó. Trong khi đó, nguồn tài trợ cho bảo hiểm công nghệ thông tin đã tăng hơn gấp đôi lên 256 triệu USD. Mức tăng này đột biến và hơn 100% so với khoản tài trợ 125 triệu USD được vào năm 2022. Trong lĩnh vực cho vay thay thế hút tổng số vốn tài trợ là 17,1 triệu USD, cao hơn 50% so với năm trước đó.

Như vậy, nếu tính theo phân khúc thì cho vay thay thế, công nghệ ngân hàng và bảo hiểm công nghệ thông tin đang thu hút nhiều khoản đầu tư nhất. 

Triển vọng lĩnh vực Fintech của Việt Nam sẽ tươi sáng hơn nhiều và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ cao hơn trong thời gian tới. (Ảnh minh họa)
Triển vọng lĩnh vực Fintech của Việt Nam sẽ tươi sáng hơn nhiều và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ cao hơn trong thời gian tới. (Ảnh minh họa)

Các nhà đầu tư tích cực phải kể đến trong năm 2023 là East Ventures, YCombinator và 500 Global. Theo Tracxn, Antler, Saison Capital và Tenity là những nhà đầu tư giai đoạn hạt giống hàng đầu còn Gobi Partners, Peak XV Partners và Openspace Ventures là những nhà đầu tư giai đoạn đầu tích cực. EDBI, Prosperity7 Ventures và 01Fintech là những nhà đầu tư giai đoạn cuối tích cực nhất.

Thống kê của Tracxn cũng cho thấy, nguồn vốn cho Fintech Việt Nam giảm mạnh trong năm 2023, giá trị tài trợ chỉ còn 35,3 triệu USD với 8 vòng cấp vốn. Nguồn vốn bị chậm lại được cho là do thiếu các vòng cấp vốn ở giai đoạn cuối và năm 2023 là năm thứ hai liên tiếp không có vòng cấp vốn ở giai đoạn cuối.

Tuy nhiên, chuyên gia nhận định triển vọng lĩnh vực Fintech của Việt Nam sẽ tươi sáng hơn nhiều và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ cao hơn trong thời gian tới. Tại Việt Nam, tâm điểm của fintech đang có sự dịch chuyển dần sang các giải pháp công nghệ cho thị trường đầu tư tài chính. Phân khúc công ty fintech đầu tư và quản lý tài sản đang khá sôi động với các tên tuổi nổi bật như Finhay, Infina, StockBook, Fmarket... Với sự tham gia mạnh mẽ của các fintech vào thị trường dịch vụ tài chính đã có tác động tích cực buộc các ngân hàng phải nâng cấp năng lực và chuyển đổi để có thể cạnh tranh.

Ông Kevin Tùng Nguyễn - nhà sáng lập và CEO của JobHopin
Ông Kevin Tùng Nguyễn - nhà sáng lập và CEO của JobHopin

Ông Kevin Tùng Nguyễn - nhà sáng lập và CEO của JobHopin cho hay, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hiện vẫn đang xem Việt Nam là thị trường tiềm năng nhất trong khu vực ASEAN. Và đến hết năm 2024 nhiều khả năng các công ty Fintech Việt Nam có cơ hội gọi vốn lên tới lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Thị trường tiềm năng bậc nhất trong khu vực

Trong một báo cáo từ Tập đoàn Robocash nhận định rằng, Việt Nam có nhiều yếu tố để trở thành một trong những thị trường Fintech hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Thứ nhất, Việt Nam có dân số đông và độ tuổi trung bình ở mức 32,5 tuổi - người tiêu dùng ở giai đoạn năng động nhất, ứng dụng rộng rãi công nghệ và phát triển tài chính khá ổn định.

Một trong những yếu tố rất quan trọng tác động đến sự phát triển của Fintech tại Việt Nam là chính sách của Chính phủ.
Một trong những yếu tố rất quan trọng tác động đến sự phát triển của Fintech tại Việt Nam là chính sách của Chính phủ.

Thứ hai, một trong những yếu tố rất quan trọng tác động đến sự phát triển của Fintech tại Việt Nam là chính sách của Chính phủ. Các chính sách ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, chính phủ điện tử và chiến lược tài chính toàn diện với mục tiêu 80% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng vào năm 2025 đã góp phần tác động tích cực tạo cơ hội cho sự phát triển của Fintech.

Theo ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) thông tin, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt đã gấp 23 lần GDP. Với quy mô GDP năm 2023 khoảng 430 tỷ USD thì ước tính thanh toán không dùng tiền mặt đạt khoảng 9.890 tỷ USD. Vị này cũng cho biết, trên thực tế, người Việt ít giữ tiền trong ví hơn và giảm nhu cầu rút tiền.

Khảo sát của Visa hồi cuối tháng 3 vừa qua cho thấy, thời gian trung bình người Việt không tiêu tiền mặt là 11 ngày liên tiếp - tăng gần 4 lần so với 2022.

Thứ ba, so với các nước láng giềng thị trường Fintech Việt Nam chưa bão hòa và ngày càng tăng thu hút đầu tư.

Có thể nói đây là những yếu tố tạo ra thị phần màu mỡ để tăng tốc phát triển Fintech. Theo Robocash Group dự báo, năm 2024, thị trường Fintech Việt Nam sẽ chạm mốc 18 tỷ USD và ước tính 93% vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam được dành cho mảng ví điện tử và thanh toán điện tử.

Tuy vậy, để thị trường Fintech Việt phát triển thì rất cần nhanh chóng ban hành cơ chế sandbox cho fintech. TS. Phạm Nguyễn Anh Huy - sáng lập viên Trung tâm Fintech-Crypto RMIT, Đại học RMIT Việt Nam cho rằng, cần có cơ chế và hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động Fintech nhanh chóng nếu không rất có thể Việt Nam để vuột mất cơ hội trở thành trung tâm Fintech-blockchain trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ của các quốc gia khác.

TS. Phạm Nguyễn Anh Huy - sáng lập viên Trung tâm Fintech-Crypto RMIT, Đại học RMIT Việt Nam
TS. Phạm Nguyễn Anh Huy - sáng lập viên Trung tâm Fintech-Crypto RMIT, Đại học RMIT Việt Nam

Tính tới thời điểm hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng và theo giới chuyên gia, các công ty dịch vụ tài chính còn nhiều dư địa để gia tăng mức độ sử dụng dịch vụ, tính ưu việt trong giải quyết các vấn đề tài chính tiếp tục đặt nhiều kỳ vọng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, Fintech Việt Nam vẫn còn là lĩnh vực mới, non trẻ so với mức độ phát triển trên thế giới. Do đó, để các công ty Fintech phát triển mạnh và vươn xa đòi hỏi nhiều yếu tố từ vốn đầu tư, công nghệ, thị trường cho đến nhân lực và người dùng. Với sự gia nhập ngày càng đông đảo của các startup, các nhà đầu tư, cộng với sự hoàn thiện của hệ sinh thái khởi nghiệp, hệ thống pháp lý được đầy đủ hơn thì kỳ vọng Fintech ở Việt Nam sẽ sản sinh thêm nhiều kỳ lân trong giai đoạn tới./.

Lê Liên
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Băn khoăn tỷ giá: Đừng dùng kháng sinh liều cao chữa đường ruột

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Khó bên ngoài khó cả bên trong, ứng biến trước biến động không đơn giản

Bí quyết mua nhà gần 2 tỷ đồng của nhân viên văn phòng 40 tuổi, lương 20 triệu đồng: Mang cơm đi làm, không xem livestream!

Gen Z ngày càng ‘chảnh’: Lương thử việc 14 triệu vẫn chê, muốn về quê ‘chữa lành’

Cách Gen Z cứu mình qua "cơn bão" sa thải: Đi làm bằng xe buýt, tận dụng đồ cũ, nói không với trà sữa

Gen Z không ngừng kiếm thêm thu nhập để đạt mục tiêu tậu “xế hộp” sau 3 năm ra trường

Ba Luật mới sẽ giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn

Bật mí 8 kỹ năng nghề nghiệp vừa kiếm được tiền lại an toàn trước AI

Tin mới cập nhật

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Khó bên ngoài khó cả bên trong, ứng biến trước biến động không đơn giản

23 giờ trước

Băn khoăn tỷ giá: Đừng dùng kháng sinh liều cao chữa đường ruột

23 giờ trước

Bí quyết mua nhà gần 2 tỷ đồng của nhân viên văn phòng 40 tuổi, lương 20 triệu đồng: Mang cơm đi làm, không xem livestream!

2 ngày trước

Gen Z ngày càng ‘chảnh’: Lương thử việc 14 triệu vẫn chê, muốn về quê ‘chữa lành’

2 ngày trước

Cách Gen Z cứu mình qua "cơn bão" sa thải: Đi làm bằng xe buýt, tận dụng đồ cũ, nói không với trà sữa

2 ngày trước