Tháng 4/2024, PMI Việt Nam vượt ngưỡng 50 điểm

Thứ bảy, 04/05/2024-08:05
00:00/00:00
Nam miền bắc
Theo báo cáo Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng - Purchasing Managers' Index (PMI) mới nhất của S&P Global có chỉ ra rằng, số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh trong tháng 4 đã giúp cho ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại.

PMI Việt Nam vượt ngưỡng 50 điểm

Ghi nhận, PMI ngành sản xuất Việt Nam đã tăng trưởng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4, ở mức 50,3 điểm. Nếu như so với con số 49,9 điểm vào hồi tháng 3 thì kết quả PMI trong tháng 4 cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam đã có sự cải thiện nhẹ.

Báo cáo của S&P Global cũng đánh giá rằng, điểm tích cực của khảo sát này nằm ở sự hồi phục một cách mạnh mẽ của số lượng đơn đặt hàng mới với tốc độ tăng nhanh nhất tính từ tháng 8/2022. Những thành viên của nhóm khảo sát cho biết, nhu cầu thị trường đã có sự cải thiện và họ cũng đang thành công trong việc thu hút số lượng khách hàng mới. 

S&P Global nhận định rằng, trong thời điểm số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại thì việc giảm số lượng nhân viên khiến cho các công ty khó có thể hoàn thành được kịp thời các đơn đặt hàng. Và kết quả là lượng công việc tồn đọng cũng đã tăng nhẹ sau thời gian 3 tháng. (Nguồn ảnh: Kinh tế đô thị)
S&P Global nhận định rằng, trong thời điểm số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại thì việc giảm số lượng nhân viên khiến cho các công ty khó có thể hoàn thành được kịp thời các đơn đặt hàng. Và kết quả là lượng công việc tồn đọng cũng đã tăng nhẹ sau thời gian 3 tháng. (Nguồn ảnh: Kinh tế đô thị)

Ngoài ra, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong tháng 4/2024 cũng đã tăng nhẹ trở lại tuy nhiên mức tăng thấp hơn so với số lượng đơn đặt hàng mới. Bên cạnh đó, các chuyên gia của S&P Global cũng cho biết, một nhân tố khác cũng góp phần giúp cho số lượng đơn đặt hàng mới tăng trong tháng 4 đó là giá bán hàng hóa. Theo đó thì giá bán hàng hóa cũng đã giảm tháng thứ hai liên tiếp trong bối cảnh các doanh nghiệp phải cạnh tranh về giá cũng như đáp ứng được yêu cầu chiết khấu từ phía khách hàng. 

Trong tháng 4, chi phí đầu vào tiếp tục tăng nhẹ bởi giá dầu, đường cùng với chi phí vận chuyển tăng. Bởi vì mức độ tăng tương đối nhẹ cho nên các công ty có thể dễ dàng hơn trong việc hạ giá bán mà không gây ra quá nhiều áp lực lên biên lợi nhuận. 

Báo cáo cũng cho biết rằng, số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh cũng đã giúp cho sản lượng ngành sản xuất ở Việt Nam có sự tăng nhẹ. Mặc dù số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng tăng trong tháng 4, tình trạng nhu cầu yếu hiện tại đã khiến cho các công ty đã phải giảm việc làm lần đầu tiên trong thời gian 3 tháng.

Theo báo cáo Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng - Purchasing Managers' Index (PMI) mới nhất của S&P Global có chỉ ra rằng, số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh trong tháng 4 đã giúp cho ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại. (Nguồn ảnh: Nhịp sống thị trường)
Theo báo cáo Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng - Purchasing Managers' Index (PMI) mới nhất của S&P Global có chỉ ra rằng, số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh trong tháng 4 đã giúp cho ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại. (Nguồn ảnh: Nhịp sống thị trường)

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng khích lệ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Mặc dù vậy, S&P Global nhận định rằng, trong thời điểm số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại thì việc giảm số lượng nhân viên khiến cho các công ty khó có thể hoàn thành được kịp thời các đơn đặt hàng. Và kết quả là lượng công việc tồn đọng cũng đã tăng nhẹ sau thời gian 3 tháng. 

Ngoài ra thì hoạt động mua hàng cũng đã tăng lần đầu trong thời gian 6 tháng trở lại đây để có thể đáp ứng được đơn đặt hàng mới. Mặc dù vậy thì mức độ tăng vẫn còn tương đối nhẹ bởi các công ty còn đang ngần ngại trong việc lưu giữ hàng tồn kho. Trên thực tế thì tồn kho hàng mua cũng đã giảm mạnh trở lại. 

Mặc dù số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng tăng trong tháng 4, tình trạng nhu cầu yếu hiện tại đã khiến cho các công ty đã phải giảm việc làm lần đầu tiên trong thời gian 3 tháng. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Mặc dù số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng tăng trong tháng 4, tình trạng nhu cầu yếu hiện tại đã khiến cho các công ty đã phải giảm việc làm lần đầu tiên trong thời gian 3 tháng. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Không chỉ có thế, tồn kho hàng thành phẩm cũng đã ghi nhận giảm, một phần đã phản ánh được sự cần thiết phải đáp ứng về số lượng đơn đặt hàng mới cũng đang tăng mạnh vào thời điểm mà sản lượng đang còn hạn chế. 

Song song với đó, thời gian giao hàng của nhà cung cấp cũng đã không thay đổi trong tháng 4, kể từ đó kết thúc thời kỳ ba tháng kéo dài thời gian giao hàng. Một số công ty cho hay, hàng tồn kho của nhà cung cấp đã giúp cho họ có thể đẩy nhanh việc giao hàng. 

Thời gian gần đây, tình trạng bất ổn của thị trường đã khiến cho niềm tin kinh doanh giảm về mức thấp trong thời gian 3 tháng trở lại đây. Mặc dù vậy thì hy vọng về tình trạng nhu cầu ổn định cũng như tích cực trong thời gian sắp tới cũng đã củng cố cho niềm tin lạc quan rằng sản lượng cũng sẽ tăng trong thời gian một năm sắp tới. 

Đưa ra đánh giá về ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 4, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence - ông Andrew Harker cho biết, số lượng đơn đặt hàng mới của ngành sản xuất Việt Nam cũng đã tăng trở lại một cách đáng khích lệ trong tháng 4 sau một thời gian yếu kém. Theo đó, cũng có một số dấu hiệu cho thấy mức độ tăng trưởng trở lại có lẽ đã làm cho các công ty bất ngờ bởi vì họ đã quyết định cho công nhân nghỉ việc sau thời gian nhu cầu sản xuất giảm sút, từ đó đã khiến cho lượng công việc tồn đọng tăng nhanh. 

PMI ngành sản xuất Việt Nam đã tăng trưởng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4, ở mức 50,3 điểm, nếu như so với con số 49,9 điểm vào hồi tháng 3 thì kết quả PMI trong tháng 4 cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam đã có sự cải thiện nhẹ. (Nguồn ảnh: An ninh tiền tệ)
PMI ngành sản xuất Việt Nam đã tăng trưởng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4, ở mức 50,3 điểm, nếu như so với con số 49,9 điểm vào hồi tháng 3 thì kết quả PMI trong tháng 4 cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam đã có sự cải thiện nhẹ. (Nguồn ảnh: An ninh tiền tệ)

Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence nhận định rằng, chính vì thế chúng ta có thể thấy một số trong những công nhân này sẽ được quay trở lại làm việc trong tương lai gần. Nói một cách rộng hơn là tính chất lên xuống thất thường của số lượng đơn đặt hàng mới thời gian gần đây đã khiến cho các công ty cảm thấy lo lắng về tương lai. Hy vọng rằng sẽ thấy được một môi trường ổn định hơn trong những tháng sắp tới để có thể giúp cho các nhà sản xuất lập kế hoạch sản lượng cũng như chuẩn bị nguồn lực một cách hiệu quả./.

Phạm Thị Tâm
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bỏ qua cơn sốt vàng, giới đầu tư đang “ghim” tiền vào đâu?

Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh M&A đối tác ngoại

ĐHĐCĐ Tập đoàn Đại Dương (OGC): Trọng tâm chính là chú trọng phát triển các dự án bất động sản tại các thành phố lớn

Nhà đầu tư “ngóng” xu hướng bán ròng của khối ngoại “quay đầu”

Tội phạm công nghệ cao gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD mỗi năm

Lạm phát Mỹ hạ nhiệt giúp giá vàng tăng 27 USD/ounce, chứng khoán cũng lập đỉnh mới

Triển vọng tăng trưởng ngành ngân hàng vẫn “sáng cửa"

Môi trường làm việc đầy khắc nghiệt tại Shein

Tin mới cập nhật

Bỏ qua cơn sốt vàng, giới đầu tư đang “ghim” tiền vào đâu?

2 giờ trước

Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh M&A đối tác ngoại

2 giờ trước

Nhà đầu tư “ngóng” xu hướng bán ròng của khối ngoại “quay đầu”

2 giờ trước

ĐHĐCĐ Tập đoàn Đại Dương (OGC): Trọng tâm chính là chú trọng phát triển các dự án bất động sản tại các thành phố lớn

2 giờ trước

Lạm phát Mỹ hạ nhiệt giúp giá vàng tăng 27 USD/ounce, chứng khoán cũng lập đỉnh mới

7 giờ trước