Từ nay đến cuối năm, sức ép vay mua nhà đè nặng lên vai người mua

Thứ hai, 04/07/2022-10:07
Dù diễn ra âm thầm, nhưng nhiều ngân hàng hiện nay đang có xu hướng siết chặt dần cho vay bất động sản bằng nhiều cách khác nhau. Những động thái cứng rắn từ phía ngân hàng được dự báo sẽ còn tiếp tục kéo dài từ nay cho đến ít nhất là hết năm 2022, khiến cho khả năng tiếp cận nguồn vốn của đối tượng người mua nhà đã khó sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

Vay khó khăn, lãi tăng nhanh

Trong gần 2 tháng gần đây, anh Nguyễn Quốc Trung (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) hết sức đau đầu vì việc phải cân nhắc các gói vay tín dụng để có thể mua nhà. Lý do là bởi các ngân hàng đang thực hiện các chính sách thắt chặt tín dụng, hạn mức cho vay tiếp tục giảm, trong khi lãi suất tăng. Ngay cả đối với các đơn vị ngân hàng trực thuộc trong nhóm Big 4, điều kiện để vay cũng là vô cùng khó khăn.

“Hồi tháng 3/2022, tôi tìm hiểu thông tin tại một ngân hàng thuộc nhóm Big 4, có gói vay ưu đãi lãi suất là 8,1% trong thời gian 2 năm đầu, sau đó sẽ thả nổi khoảng 10%. Nhưng vì thị trường lúc đó quá bất ổn nên tôi hơi lo lắng, chần chừ, đến nay thì lãi suất của gói vay này đã tăng lên 9,7%, sau 3 năm thả nổi 11%”, anh Trung chia sẻ thông tin.

Những cuộc thăm dò gần đây cho thấy tình trạng những người mua nhà bất ngờ gặp tình trạng tạm dừng khi vay vốn tại các ngân hàng đang xảy ra với mật độ ngày càng nhiều kể từ thời điểm cuối quý I/2022, và dự báo tình trạng này còn có thể còn kéo dài ít nhất cho đến hết năm 2022. Đặc điểm chung là những người đi vay gặp nhiều khó hơn, lãi suất cho vay cao hơn và điều kiện cũng trở nên ngặt nghèo hơn.

Ở một số ngân hàng quốc tế, những gói vay ưu đãi có mức lãi suất tốt hơn, tuy nhiên hồ sơ của khách hàng phải “sạch”, tài sản thế chấp sẽ được thẩm định gắt gao và mức phí phạt khá cao (ở mức trên dưới 4%). Đồng thời, có nguyên tắc bất thành văn là ngân hàng nào tiến hành thẩm định cho vay dễ dàng thì mức lãi suất sẽ cao, còn nếu cho vay khó thì mức lãi suất sẽ thấp hơn.

Siết tín dụng có nguy cơ khiến bất động sản đóng băng 

Việc thắt chặt tín dụng vào bất động sản sẽ ảnh hưởng tới cả nguồn cung và nguồn cầu của thị trường địa ốc. Các chuyên gia lo ngại rằng khi cung cầu không gặp nhau, thị trường có thể sẽ bị đóng băng.

Siết tín dụng vào bất động sản: Người mua nhà gánh hậu quả?

Sau khi Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng vào bất động sản, thị trường bất động sản lập tức phản ứng khi giao dịch chậm. Các chuyên gia cảnh báo, việc siết tín dụng sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực cho thị trường và đẩy giá nhà lên cao khiến người dân khó có cơ hội mua nhà.

Nhìn nhận rõ nét hơn về vấn đề siết tín dụng bất động sản

Bất động sản vốn luôn được xem là đầu tàu của nền kinh tế, thị trường này sẽ tác động tới gần 40 ngành, lĩnh vực khác như xây dựng, công nghiệp, xi măng, sắt thép,... Do đó, khi thị trường bất động sản bị chặn đường tín dụng, không chỉ khiến nền kinh tế đình trệ mà còn ảnh hưởng tới cả quá trình đô thị hóa của nhiều địa phương.

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2022: Sẽ còn nhiều biến động

Theo nhiều nhận định, thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2022 sẽ vẫn còn nhiều biến động.

Nhiều dự án có nguy cơ “đắp chiếu” nếu ngân hàng siết tín dụng bất động sản

Theo giới chuyên gia, hai đối tượng đại diện cho nguồn cung và nguồn cầu của thị trường là chủ đầu tư và người mua sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc siết tín dụng bất động sản của ngân hàng nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước: Không siết tín dụng bất động sản

Phó thống đốc Đào Minh Tú khẳng định cơ quan quản lý tiền tệ không có chủ trương siết tín dụng bất động sản, mà là kiểm soát chặt rủi ro cho vay trong lĩnh vực này.

Nhận định của chuyên gia về “kịch bản” thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2022

Theo nhiều chuyên gia, 6 tháng cuối năm 2022 thị trường bất động sản sẽ thu hút giới đầu tư nhờ những tín hiệu lạc quan về kinh tế vĩ mô và đầu tư công.

Siết tín dụng: Khó khăn cho cả doanh nghiệp và người mua nhà

Siết tín dụng đột ngột gây ra nhiều khó khăn trong việc triển khai các dự án của doanh nghiệp. Hệ quả trước mắt có thể thấy rõ, chính là nguồn cung đang ngày càng khan hiếm dẫn đến giá nhà, đất ngày càng tăng, tác động trực tiếp đến người có nhu cầu thực.

Khách hàng vay ngân hàng mua nhà ngày càng khó khăn hơn vì những quy định siết chặt
Khách hàng vay ngân hàng mua nhà ngày càng khó khăn hơn vì những quy định siết chặt

Thời điểm đầu tháng 6/2022, tại cuộc họp quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định, việc siết tín dụng sẽ chỉ nhắm vào những dự án bất động sản thiếu tính pháp lý, không phục vụ nhu cầu ở thực, ít có tính khả thi, còn đối với những người vay mua nhà hoặc các dự án có tiềm năng, mang lại giá trị cao thì không bị ảnh hưởng.

Nhưng thực tế cũng đã cho thấy rằng, áp lực vay mua nhà của khách hàng đang ngày một gia tăng. Rất nhiều người đã đánh mất cơ hội sở hữu nhà riêng hoặc đột ngột rơi vào thế bí khi ngân hàng quyết định lùi ngày giải ngân.

Anh Lê Minh Huy (Đồng Nai) chia sẻ vào thời điểm cuối tháng 5/2022, sau nhiều năm sinh sống, làm việc tại TP.HCM, anh đứng trước cơ hội mua được nhà riêng bởi một người quen cần tiền mặt gấp nên có ý muốn bán rẻ lại một căn nhà liền kề trong hẻm, mức giá chưa đến 5 tỷ đồng. Nhưng với khoản tiền tiết kiệm, tích lũy chỉ hơn 3 tỷ đồng, gia đình anh cần phải vay thêm là khoảng 1,8 tỷ đồng.

“Với thu nhập bình quân mỗi tháng trung bình trên dưới 100 triệu đồng, lại là lần đầu tiên vay mua nhà, tôi cứ nghĩ mọi việc sẽ hết sức dễ dàng, nhưng không ngờ đến khi hỏi vay ngân hàng lại khó khăn đến thế. Đi hỏi 10 ngân hàng thì có đến 8 nơi từ chối cho vay vì lý do “hết room”, số còn lại thì hẹn sang tháng 7 sẽ xem xét sau. Chủ nhà cần tiền nên muốn bán nhà gấp, nếu bắt chờ như thế thì coi như hết cơ hội”, anh Huy tâm sự.


Cơ hội mua nhà của khách hàng ngày càng trở nên hẹp hơn
Cơ hội mua nhà của khách hàng ngày càng trở nên hẹp hơn

Những tác động tiêu cực đối với thị trường

Chưa hết “bàng hoàng” vì động thái siết tín dụng của các ngân hàng, mới đây việc Ngân hàng Nhà nước dự kiến quy định các nhà băng phải kiểm soát chặt chẽ đối với những khoản vay “giá trị lớn” càng khiến cho những người mua nhà thêm phần hoang mang.

Anh Hoàng Vĩnh Thịnh (Long Biên, Hà Nội) cho hay sau khoảng thời gian 10 năm nỗ lực, gia đình anh đang đến rất gần với việc mua được nhà riêng. Tuy nhiên, khi nhận được thông tin về dự thảo thông tư của Ngân hàng Nhà nước, anh đang cảm thấy vô cùng lo lắng vì giá trị mà căn nhà anh dự kiến mua có mức giá là gần 6 tỷ đồng.

Theo đó, dự thảo sửa đổi thông tư 39 của Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành lấy ý kiến của nhân dân, với nội dung là điều chỉnh quy định về "kiểm soát việc cho vay để đầu tư kinh doanh lĩnh vực chứng khoán; cho vay mua và kinh doanh bất động sản; cho vay các dự án đầu tư PPP; cho vay các nhu cầu về vốn để phục vụ đời sống có "giá trị lớn" theo xác định của các tổ chức tín dụng".

Nhiều chuyên gia đánh giá sự việc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác xây dựng những quy định nội bộ của các đơn vị tổ chức tín dụng là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi thị trường bất động sản, chứng khoán đều đang có rất nhiều những sự biến động mạnh.


Kiểm soát tín dụng vào bất động sản sẽ tác động rất lớn đến thị trường
Kiểm soát tín dụng vào bất động sản sẽ tác động rất lớn đến thị trường

Tuy nhiên, theo ý kiến của ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vì dự thảo sử dụng đến từ "kiểm soát" việc cho vay vốn mua, kinh doanh bất động sản và kiểm soát hoạt động cho vay các nhu cầu vốn để phục vụ đời sống có "giá trị lớn" đã dẫn đến việc có nhiều luồng dư luận cho rằng Ngân hàng Nhà nước đang có dự định "thắt chặt" tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, bao gồm cả việc thắt chặt các khoản cho vay để mua loại hình bất động sản cao cấp.

Chưa kể, hầu hết các khoản vay mua nhà của người dân hay của các chủ đầu tư đều là các khoản vay có "giá trị lớn" thế nên nhiều khả năng sẽ dẫn đến hệ quả là các tổ chức tín dụng ngần ngại hoặc không dám quyết định cho vay đối với các doanh nghiệp bất động sản, các nhà đầu tư thứ cấp và kể cả đối với cá nhân, các hộ gia đình…

Điều này sẽ có tác động vô cùng tiêu cực đối với sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường bất động sản. Sự ảnh hưởng đến thị trường cũng sẽ kéo theo sự ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp, khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì nguồn cung cũng sẽ không thể tăng, từ đó tác động trực tiếp đến người mua nhà.

Những lo ngại nói trên rõ ràng là có cơ sở, bởi một khoản vay có "giá trị lớn" là bao nhiêu sẽ rất khó để xác định, đồng thời việc giao cho từng ngân hàng tự quy định về định mức giá trị thì mỗi đơn vị sẽ có những quy định khác nhau, từ đó có thể gây nên sự thiếu đồng nhất, thậm chí là khiến cho thị trường trở nên hỗn loạn. Đây là vấn đề cần phải được giải quyết nhanh chóng, triệt để, với sự rõ ràng đối với cá nhân bao nhiêu sẽ được gọi là lớn, đối với các doanh nghiệp thì mức nào được coi là lớn.

(Nguồn: Vnbusiness)

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

Ai hưởng lợi khi NHNN tăng lãi suất kênh OMO?

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

4 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

4 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

9 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

9 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

13 giờ trước