Thị trường bất động sản miền Trung ra sao khi có hàng loạt “ông lớn” đổ bộ?

Thứ tư, 13/04/2022-17:04
Trước bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp địa ốc đổ bộ vào thị trường miền Trung, nhiều chuyên gia trong ngành dự đoán, bất động sản khu vực này đang chuẩn bị tạo “sóng” và không chỉ các “ông lớn” địa ốc mà cả các chủ đầu tư nhỏ lẻ cũng rục rịch đón đầu xu hướng. 

Các doanh nghiệp bất động sản săn tìm quỹ đất

Theo Nhịp sống kinh tế, từ đầu năm 2022, thị trường bất động sản khu vực miền Trung ghi nhận những tín hiệu tích cực. Rất nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm được đầu tư, nâng cấp, cải thiện. Cụ thể, tại Đà Nẵng, Nghị quyết được HĐND thông qua, chấp thuận chủ chương đầu tư một số dự án, công trình trọng điểm quan trọng như: Dự án cầu Quảng Đà bắc qua sông Yên; Dự án đường ven biển nối cảng Liên Chiểu; Đường dẫn nối TP. Đà Nẵng với tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng cũng phối hợp với Quảng Nam để triển khai dự án khơi thông lòng sông Cổ Cò. Đồng thời đưa hệ thống giao thông kết nối tới các khu đô thị, khu nghỉ dưỡng ven biển và phố cổ Hội An,... vào hoạt động.

Trên địa phương này đang ghi nhận hàng loạt các hoạt động của nhiều doanh nghiệp lớn như: Phát Đạt đang triển khai dự án bất động sản thương hiệu với quy mô 2.734,9m2 tiếp giáp với 3 mặt tiền đường chính là Trần Phú, Bạch Đằng và Lê Hồng Phong; Novaland phát triển dự án The Sunrise Bay; Dự án The Royal – Boutique & Condo Da Nang (The Royal) được triển khai bởi chủ đầu tư Danh Khôi; Công ty Cổ phần Địa ốc Đông Á với dự án Golden Square;...


Nhiều doanh nghiệp địa ốc bước chân vào thị trường bất động sản miền Trung
Nhiều doanh nghiệp địa ốc bước chân vào thị trường bất động sản miền Trung

Khu vực Khánh Hòa vào giữa tháng 3 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã gửi văn bản tới Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Khánh Hòa, chấp thuận chủ trương lập Quy hoạch chung đô thị mới tại huyện Cam Lâm. Mục tiêu của dự án là trở thành đô thị sân bay hiện địa, sinh thái, đẳng cấp quốc tế. 

Sau đó, Tập đoàn Vingroup đã báo cáo ý tưởng lên Thủ tướng Chính phủ, đề xuất trở thành chủ đầu tư của 3 dự án với tổng diện tích hơn 16.800ha tại huyện Cam Lâm, bao gồm: Dự án đô thị sinh thái; Dự án Khu đô thị sân bay cao cấp; Dự án tổ hợp dịch vụ, thương mại, vui chơi - giải trí.

Ngoài ra, Tập đoàn FPT cũng gửi đề xuất đầu tư 3 dự án tại Khánh Hòa với tổng quy mô 850ha, bao gồm: Dự án Khu đô thị Công nghệ - Giáo dục FPT dự kiến quy mô 150ha tại xã tại xã Phước Đồng và xã Vĩnh Thái, TP. Nha Trang; Trung tâm đào tạo chuyển đổi số và đô thị dịch vụ rộng 350ha khu vực Tuần lễ - Hòn Ngang thuộc Khu kinh tế Vân Phong; Dự án tại khu vực Hồ Na – Mũi Đôi rộng 350ha thuộc Khu kinh tế Vân Phong (bao gồm sân golf 18 lỗ, khu nghỉ dưỡng cho chuyên gia cao cấp, khu đô thị cao cấp, khu giải trí, khu sinh hoạt cộng đồng, trung tâm thể thao dưới nước cấp quốc tế, bến du thuyền kèm tiện siêu cao cấp).


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng ra văn bản đồng ý để Công ty Cổ phần Tập đoàn Crystal Bay thực hiện nghiên cứu, khảo sát, đề nghị quy hoạch và đề xuất đầu tư siêu dự án tại huyện Cam Lâm và huyện Khánh Sơn. Dự án này có tổng diện tích gần 3.173 ha, thuộc ba xã là Ba Cụm Bắc (huyện Khánh Sơn) và xã Cam Phước Tây, Cam An Bắc (huyện Cam Lâm)

Ngay đầu tháng 3, Tập đoàn Hòa Phát đề xuất với các sở ban ngành tỉnh Thừa Thiên Huế để hỗ trợ tìm kiếm vị trí phù hợp để doanh nghiệp có thể đầu tư vào dự án khu đô thị, hiện đại, có quy mô và là khu đô thị đáng sống tại khu vực. 

Các chuyên gia của DKRA nhận định, giai đoạn cuối 2021 - đầu 2022 đã xuất hiện một số tín hiệu dự báo sự khởi đầu của một thời kỳ mới trên thị trường bất động sản khu vực Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam sau một khoảng thời gian suy giảm tăng trưởng vì tình hình dịch bệnh. Dễ nhận thấy, thị trường hiện tại đang có các chủ đầu tư và nhiều nhà đầu tư cả nước đổ về đây để chuẩn bị đón “sóng” trở lại. 

Quy hoạch thúc đẩy giá bất động sản tăng nhanh

Theo nhận định từ ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, dòng tiền đầu tư đang theo xu hướng dịch chuyển về miền Trung. Trong giai đoạn 2020 - 2021, xu hướng của dòng tiền là chuyển từ miền Nam ra miền Bắc và các khu vực vùng ven Hà Nội. Cụ thể, mức quan tâm bất động sản trong quý 1 nổi bật tại khu vực miền Trung, tăng lên 14%; Khu vực miền Bắc và miền Nam lần lượt ghi nhận mức tăng 11% và 6% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Sự qua tâm được ghi nhận nhiều nhất tại Đắk Lắk tăng 58%, Khánh Hòa tăng 48%, Bình Thuận tăng 44%, Quảng Nam tăng 14%, Thanh Hoá 6%. Tại một số tỉnh miền Trung ghi nhận giá bán đất nền đang tăng mạnh so với năm trước. Trong đó, một số khu vực tăng cao như Thanh Hóa tăng 35%, Khánh Hòa tăng 26% và Bình Thuận tăng 13%. 

Theo đó, mức độ quan tâm đất nền cũng tăng nhưng không tương đồng với giá bán. Cụ thể, mức độ quan tâm đất nền Thanh Hóa chỉ tăng 6% nhưng giá bán tăng 35% so với năm 2021. Trong những yếu tố tác động đến mặt bằng giá bán thì yếu tố quyết định là các thông tin về quy hoạch các dự án lớn thuộc những Tập đoàn như Vingroup, Sun Group,...


Các dự án giao thông trọng điểm đang gấp rút hoàn thiện
Các dự án giao thông trọng điểm đang gấp rút hoàn thiện

Tại Khánh Hòa, mức độ quan tâm đã tăng vọt lên 48% còn giá bán tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái khi có thông tin về quy hoạch tại huyện Cam Lâm và một số thông tin về dự án lớn. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh quy hoạch Nha Trang đến năm 2040 cũng đang thúc đẩy sự quan tâm và giá cả sản phẩm đất nền khu vực. 

Còn mức độ quan tâm đất nền Bình Thuận cũng tăng 44%, giá rao bán tăng 13%. Một số khu vực rất thu hút đầu tư như Phan Thiết và Mũi Né khi sở hữu hàng loạt các dự án du lịch nghỉ dưỡng sắp triển khai. Các thông tin về quy hoạch hạ tầng giao thông trọng điểm như sân bay Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết cũng mang đến những tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản khu vực. 

Ông Quốc Anh cho biết, dòng tiền lớn đổ về miền Trung chủ yếu từ các nhà đầu tư phía Bắc, các nhà đầu tư phía Nam thì ít hơn. Theo đó, lời khuyên cho các nhà đầu tư mới là phải xác định rõ mục đích đầu tư và lý do mua bất động sản này cũng như quan tâm kỹ tới giá bán. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng phải theo dõi báo cáo thị trường định kỳ của những đơn vị uy tín, để nhận thông tin nhanh chóng, chính xác về thị trường bất động sản trong khu vực, cũng như biến động của giá cả các phân khúc.

Theo: toquoc.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

ĐHĐCĐ Vinamilk: Kế hoạch lợi nhuận sau thuế hơn 9.300 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 38,5%

Nhiều “chất xúc tác” tăng sức hấp dẫn cho cổ phiếu chứng khoán

Các thương hiệu quốc tế tăng tốc tìm kiếm mặt bằng, thị trường bán lẻ Việt Nam dần sôi động

Giải mã “cơn khát” trung tâm dữ liệu AI

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

Tin mới cập nhật

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

19 phút trước

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

1 giờ trước

Giải mã “cơn khát” trung tâm dữ liệu AI

2 giờ trước

Các thương hiệu quốc tế tăng tốc tìm kiếm mặt bằng, thị trường bán lẻ Việt Nam dần sôi động

2 giờ trước

Nhiều “chất xúc tác” tăng sức hấp dẫn cho cổ phiếu chứng khoán

2 giờ trước