Nhà tập thể cũ ở Hà Nội: Ngổn ngang chờ cải tạo

Thứ năm, 26/05/2022-07:05
Đi một vòng quanh các khu chung cư cũ ở Hà Nội, hình ảnh những ban công được cơi nới ra, bọc khung sắt “kín mít” không phải là điều gì quá lạ lẫm.

Hà Nội là một trong những địa phương có khu chung cư, tập thể nhiều nhất cả nước. Việc những khu chung cư, tập thể cũ bị cơi nới với những phần ban công, cửa sổ được mở rộng với khung sắt như cái cũi là hình ảnh quá đỗi quen thuộc ở Thủ đô. Nếu như Hà Nội luôn tự hào khi có những khu chung cư hiện đại quy hoạch cao cấp, mức sống đắt đỏ thì những khu nhà cũ với “dấu ấn” là chuồng cọp chắc chắn là điều tồn tại song song. Hai thái cực tưởng chừng trái ngược nhau lại cùng tồn tại ở Thủ đô là điều khiến nhiều chuyên gia bất động sản cũng như các nhà làm luật đau đầu.

Đúng như cái tên “chuồng cọp” mà nhiều người hay gọi về tình trạng cơi nới diện tích sử dụng ở các chung cư, nhà tập thể cũ, “hệ thống chuồng cọp” được xây dựng vô cùng kiên cố, những song sắt chắc chắn “vươn” ra bên khoảng không phía ngoài. Thế nhưng nhiều người lại vô tình hoặc dửng dưng mặt kệ về bất ổn của những “chuồng cọp” này có thể xảy ra trong tương lai hoặc ngay trước mắt như hoả hoạn hay là những bất trắc khác nhau thì chắc chắn, chủ nhân căn nhà khó mà giữ được mạng sống. Thực tế việc cơi nới diện tích sử dụng không phải là chuyện ngày một, ngày hai xuất hiện ở Hà Nội.




Những hình ảnh với "chuồng cọp" tứ phía không phải là chuyện bất ngờ ở Hà Nội
Những hình ảnh với "chuồng cọp" tứ phía không phải là chuyện bất ngờ ở Hà Nội

Với những người sống ở những khu tập thể hoặc những biệt thự cổ ngay từ bé, việc có những “chuồng cọp” xuất hiện ở ban công không phải là chuyện hiếm thấy. Thực tế, chủ yếu việc cơi nới đều xuất phát từ không gian sống chật hẹp. Báo chí rất nhiều lần phản ánh về tình trạng “chuồng cọp” xảy ra ở hầu khắp các tuyến phố. Nhưng tình trạng này ngày càng nghiêm trọng hơn khi chưa có những chế tài xử lý, tháo dỡ. Nếu như xảy ra sự cố, việc các lối thoát hiểm ở khu tập thể không được đảm bảo, người dân sẽ khó lòng mà thoát ra. Bên cạnh đó, các cơ quan cứu hộ cũng bỏ lỡ một quãng thời gian tiếp cận cũng như triển khai công tác cứu hộ khi có sự cố.

Và những trường hợp thương tâm khi hoả hoạn xảy ra đều có những “chuồng cọp”. Một trong những nguyên nhân thấy rõ hơn đó là việc những khu tập thể cũ không được trang bị đầy đủ những trang thiết bị cần thiết trong phòng cháy chữa cháy. Hệ thống còi báo cháy, xịt cứu hoả… cũng là điều “hiếm gặp” ở những khu vực này. Điều này đã là bài toán dành cho ban quản lý những khu vực này khi tính mạng của người dân sinh sống ở đây luôn “lơ lửng” và có thể bị đe doạ bất cứ lúc nào.




Hình ảnh "thò ra, thụt vào" xuất hiện ở khắp các chung cư, tập thể cũ ở Hà Nội
Hình ảnh "thò ra, thụt vào" xuất hiện ở khắp các chung cư, tập thể cũ ở Hà Nội

Nhiều người thường ví, những chung cư cũ với việc có “chuồng cọp” không khác gì những “nhà tù” đang giam cầm những “con thú”. Điều này sẽ có rất nhiều hiểm hoạ xảy ra khi có thể đổ sập cả khu bất cứ lúc nào bởi tình trạng nhiều căn hộ cơi nơi nhưng công trình đã xuống cấp nghiêm trọng.

Chị Trang (48 tuổi, khu tập thể Giảng Võ) chia sẻ rằng, căn nhà này là của bố mẹ, chính vì thế cả gia đình 3 thế hệ đều cố gắng sống ở đây. Mặc dù biết, nhà tập thể cũ sẽ tồn tại nhiều nguy cơ thế nhưng tất cả mọi người đều sống ở đây nên gia đình chị vẫn cố gắng ở lại.

Cũng như gia đình chị Trang, bà Hoàng (74 tuổi, khu tập thể Giảng Võ) cũng chia sẻ, bà cùng gia đình ở đây đã quen nên không muốn di dời đi chỗ khác. Ở cái tuổi “gần đất, xa trời” như ông bà, việc sống ở một nơi gắn bó là điều ông bà vẫn còn “tâm niệm” rất kĩ. Mặc dù biết trước sẽ tồn tại nhiều hiểm hoạ thế nhưng theo bà Hoàng, nhiều căn hộ trong toà nhà cũng như bà vẫn đang sinh sống bình thường nên hiện tại cố gắng ngày nào hay ngày đó.

Khu tập thể Giảng Võ nằm trên địa bàn quận Ba Đình. Khu tập thể này đã được xây dựng từ những năm 70 của thế kỉ trước. Và cho tới thời điểm hiện tại, tình trạng xuống cấp vẫn xảy ra thế nhưng chưa được sửa chữa. Tình trạng cơi nơi nhiều với những chồng chéo không chỉ mất mĩ quan mà còn đem lại nhiều nguy hiểm. Thực trạng không cơi nới thì nhà chật, sinh hoạt bất tiện. Và câu chuyện “nhà thò ra thụt vào” hay “chênh vênh giữa trời” ở Hà Nội cũng đã nhiều lần lên báo nước ngoài.




Nhiều khu căn hộ tập thể cũ đã xuống cấp nghiêm trọng
Nhiều khu căn hộ tập thể cũ đã xuống cấp nghiêm trọng

Gia đình anh Thắng cũng đã “vỡ mộng” khi quyết định mua lại một căn nhà tập thể cũ mà theo chủ cũ của căn nhà nói rằng, sống ở đây văn minh cũng như an toàn. Thực tế, vợ chồng anh đã vô cùng bất ngờ khi có nhiều bất cập xảy ra khi chuyển về đây sống. Điều kiện sống cũng như những thứ đều xuống cấp theo thời gian khiến gia đình anh nhiều phen chán nản. Hiện tại, gia đình anh Thắng đang cố gắng bán căn tập thể này sau hơn 2 năm gắn bó. Thế nhưng thực tế, không phải “cứ muốn là được” vì những bất cập của khu tập thể, nhất là những khu tập thể cũ là điều mà ai cũng có thể nhìn thấy trước mắt.

Ở những khu tập thể cũ, hiện tại việc quản lý cũng không được chặt chẽ. Hầu như nhà nào sẽ tự quản lý nhà đó mà không có ban quản lý thường trực. Chính vì thế, tình trạng xuống cấp ngày càng nghiêm trọng là điều tất yếu cũng như là bài toán khiến các cơ quan thẩm quyền khó khăn trong việc tái định cư cho các hộ dân. Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã có báo cáo về những khu chung cư, tập thể cũ. Nhiều khu như Thành Công, Giảng Võ… được đánh giá là những khu có mức độ D – mức độ nguy hiểm nhất. Không hộ dân sinh sống ở các khu tập thể xuống cấp trầm trọng đều mong muốn các cơ quan có thẩm quyền có những phương pháp cải tạo hoặc xây dựng lại để người dân có thể ổn định nơi ăn ở cũng như đảm bảo cuộc sống.




Tình trạng này đã được "lên báo" nhiều lần không chỉ báo chí trong nước mà còn cả nước ngoài
Tình trạng này đã được "lên báo" nhiều lần không chỉ báo chí trong nước mà còn cả nước ngoài

Cách đây hơn 20 năm, Hà Nội đã đặt vấn đề liên quan tới cải tạo nhà tập thể cũ. Thế nhưng tính tới thời điểm hiện tại, chỉ mới có một số ít các chung cư, nhà tập thể cũ được cải tạo và đưa vào sử dụng mà thôi. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 69/2021/NĐ-CP về việc cải tại, xây dựng chung cư và có hiệu lực từ 1/9. Ngoài ra phương án bồi thường, hỗ trợ cũng như tái định cư, bố trí chỗ ở tạm cho chủ sở hữu cũng được nêu rõ trong Nghị định 69. Phương án tái thiết những khu nhà cũ đang gặp khó khăn do thiếu những khung pháp lý rõ ràng trong nhiều năm qua.

Nhiều chuyên gia cũng đã có những đề xuất về những giải pháp cải tạo những khu tập thể, cung cư cũ xuống cấp. Thế nhưng cũng cần có những hành lanh pháp lý cũng như những chế tài cho việc này, và hơn hết, các cơ quan quản lý cũng cần có một thời gian “nhất định” để có thể đưa ra bài toán xử lý một cách ổn thoả nhất. Nhưng liệu, những căn chung cư cũ, nhà tập thể cũ sẽ có thể “chờ” được bài toán này hay không?

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

Ai hưởng lợi khi NHNN tăng lãi suất kênh OMO?

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

43 phút trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

1 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

4 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

4 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

5 giờ trước