Lý giải khó khăn của bất động sản du lịch nông nghiệp 

Thứ năm, 25/05/2023-08:05
Mô hình du lịch nông nghiệp Việt Nam vẫn còn bị bỏ ngỏ vì chưa có khung pháp lý rõ ràng, điều này khiến việc đầu tư khá mơ hồ, gây khó khăn cho những người muốn tham gia phân khúc này. 

Theo Thanh Niên Việt, đại diện Viện kinh tế và du lịch nông nghiệp, Trung tâm phát triển Bất động sản (RED Center) mới đây đã phối hợp với Sở Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế cùng tổ chức talkshow “Du lịch nông nghiệp - sức bật mới cho ngành du lịch tỉnh”.

Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế - Ông Nguyễn Văn Phúc cho hay, những năm gần đây, việc định hướng phát triển quốc gia, vùng đất theo hướng bền vững được đặt lên ưu tiên hàng đầu. Trong đó, du lịch nông nghiệp là một ngành mới, nhiều tiềm năng, có thể là cú hích cho nền kinh tế địa phương phát triển bền vững. 

Tại talkshow, một số ý kiến cho rằng cần xem du lịch nông nghiệp là ngành được kết hợp bởi 2 lĩnh vực du lịch và nông nghiệp. Nếu có thể kết hợp và áp dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn ở những vùng nông thôn sẽ giúp giá trị vùng này gia tăng.  

Theo Phó viện trưởng Viện kinh tế du lịch nông nghiệp - Ông Phạm Thanh Tùng, việc đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh những điểm đến sẽ góp phần phát triển lĩnh vực BĐS du lịch nông nghiệp, qua đó định vị Việt Nam trở thành một điểm đến hàng đầu về du lịch nông nghiệp. 


Du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa có khung pháp lý cụ thể
Du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa có khung pháp lý cụ thể

Ông Tùng cũng chỉ ra rằng, các giá trị tiềm năng lớn của Việt Nam trong việc phát triển du lịch nông nghiệp như khí hậu, sinh vật, thổ nhưỡng… Đây là nội lực mạnh mẽ góp phần thúc đẩy Việt Nam thành quốc gia dẫn đầu trong khu vực về du lịch nông nghiệp. 

Nhưng các trở ngại về khung pháp lý gây ra nhiều khó khăn cho lĩnh vực này. “Mô hình du lịch nông nghiệp vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng, khiến cho việc đầu tư gặp nhiều khó khăn, mơ hồ. Cần có sự chia sẻ của các doanh nghiệp để đồng hành với chính quyền để tháo gỡ” - Viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay.

Chủ tịch Công ty Làng Sinh Thái Việt Nam - Ông Trần Đình Tú nhận định, trong quá trình đầu tư, tỉnh hiện chưa có khung pháp lý dẫn tới quá trình đầu tư gặp nhiều vướng mắc, gây kho khăn cho nhà đầu tư. Ông Tú đề xuất, cần có các chính sách về mô hình thí điểm, lựa chọn vài mô hình nổi bật, đạt hiệu quả để hỗ trợ phát triển.

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến cho hay, chính sách phát triển du lịch nông nghiệp hiện nay đang được Chính phủ quan tâm và tạo động lực. Tuy nhiên, loại hình này chủ yếu phát triển theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ, thiếu chiến lược quy củ, thiếu chuyên nghiệp như các BĐS khác.

“Một trong những nguyên nhân chính là thiếu hành lang pháp lý điều chỉnh và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước có năng lực tham gia phát triển BĐS du lịch nông nghiệp theo cách bài bản, chuyên nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú nền tảng nhằm thu hút và giữ chân du khách tới khám phá, trải nghiệm” - ông Tuyến nhận định.

Theo các chuyên gia, để giúp tăng giá trị vùng đất nhờ phát triển du lịch nông nghiệp, cần có thêm chiến lược phát triển bền vững. Cần dựa vào năng lực cốt lõi để tạo được các sản phẩm du lịch mới mẻ, độc đáo, mang tính cạnh tranh cao. 

Hơn nữa, các sản phẩm du lịch nông nghiệp phải phù hợp với đặc thù của từng vùng, thể hiện được rõ nét văn hóa bản địa. Điều này giúp cho khu vực thêm hấp dẫn, thu hút khách du lịch tới vùng đất của mình. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Vinamilk: Kế hoạch lợi nhuận sau thuế hơn 9.300 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 38,5%

Nhiều “chất xúc tác” tăng sức hấp dẫn cho cổ phiếu chứng khoán

Các thương hiệu quốc tế tăng tốc tìm kiếm mặt bằng, thị trường bán lẻ Việt Nam dần sôi động

Giải mã “cơn khát” trung tâm dữ liệu AI

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

49 phút trước

Giải mã “cơn khát” trung tâm dữ liệu AI

1 giờ trước

Các thương hiệu quốc tế tăng tốc tìm kiếm mặt bằng, thị trường bán lẻ Việt Nam dần sôi động

1 giờ trước

Nhiều “chất xúc tác” tăng sức hấp dẫn cho cổ phiếu chứng khoán

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Vinamilk: Kế hoạch lợi nhuận sau thuế hơn 9.300 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 38,5%

1 giờ trước