Bất động sản Hà Nam trở thành điểm nóng nhờ cú huých hạ tầng và công nghiệp

Thứ hai, 08/08/2022-09:08
Hệ thống giao thông tại tỉnh Hà Nam thời gian qua liên tục được đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện bằng nguồn lực lớn từ vốn FDI vào các khu công nghiệp. Điều này giúp cho thị trường bất động sản địa phương có bước nhảy vọt, trở thành điểm đến tiềm năng của các nhà đầu tư.

Hạ tầng giao thông trải đường cho BĐS phát triển

Theo báo Tài nguyên Môi trường, thể hiện tốt vai trò lưu thông và kết nối, hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng giúp bất động sản tạo nên giá trị. Hệ thống giao thông phát triển ở khu vực nào thì chắc chắn bất động sản nơi đó sẽ hút giới đầu tư.

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng đang ngày một hình thành mạng lưới liên kết khu vực, kết nối giao thông thuận tiện giữa các tỉnh vùng Thủ đô, đồng thời mở rộng giao thương, tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế khu vực.


Hà Nam được là một tỉnh đã có hệ thống hạ tầng giao thông hoàn thiện, phát triển về mọi mặt
Hà Nam được là một tỉnh đã có hệ thống hạ tầng giao thông hoàn thiện, phát triển về mọi mặt

Sở hữu những lợi thế và tiềm năng khi nằm ngay cạnh Hà Nội, trở thành đầu mối giao thông kết nối cửa ngõ phía Nam Thủ đô với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Hà Nam được đánh giá là một tỉnh đã có hệ thống hạ tầng giao thông hoàn thiện, phát triển về mọi mặt.

Cụ thể, về đường sắt, Hà Nam nằm trong 21 tỉnh có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, điểm đầu từ Hà Nội và kết thúc tại TP. Hồ Chí Minh. Tuyến đường sắt này kết nối 3 miền của Tổ quốc và cũng là tuyến đường dài nhất nên thường xuyên nhận được những nguồn vốn mới đầu tư, nâng cấp hạ tầng.

Mới đây, Bộ giao thông vận tải đã thẩm định và phê duyệt báo cáo nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam với hơn 3.000 tỷ đồng vốn đầu tư. Bộ cũng chấp thuận nghiên cứu xây dựng đường gom dọc tuyến đường sắt Hà Nội – TP. HCM với chiều dài 8.751m, nằm trong địa phận TP. Phủ Lý, huyện Thanh Liêm, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Về đường thủy, tỉnh đang sở hữu 196km đường sông với 18 cảng, trong đó có 4 cảng tại sông Hồng và 14 cảng tại sông Đáy nằm trong Quy hoạch cảng nội địa phía Bắc. Hệ thống này tạo nên mạng lưới giao thông khép kín hỗ trợ việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn.

Về đường bộ, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 8 tuyến quốc lộ bao gồm Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1 tuyến tránh thành phố Phủ Lý, Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 37B, Quốc lộ 38, Quốc lộ 38 tuyến tránh thị trấn Hòa Mạc, Quốc lộ 38B. Những tuyến giao thông này thuận lợi liên kết với các tỉnh như Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên,...


Hệ thống giao thông Hà Nam đồng bộ, phát triển hiện đại
Hệ thống giao thông Hà Nam đồng bộ, phát triển hiện đại

Quy hoạch mạng lưới Đường bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050 cho thấy, Hà Nam sẽ có thêm 3 tuyến cao tốc nối với hệ thống quốc lộ và đường tỉnh, cụ thể là cao tốc Phủ Lý – Nam Định, cao tốc Bắc – Nam phía Đông (tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình), đường Vành Đai 5 Thủ đô Hà Nội. Ngay khi những dự án này hoàn thiện sẽ tạo nên bước đột phá về hạ tầng, góp phần thúc đẩy giao thương giữa Hà Nam với các địa phương lân cận. Đồng thwoif thị trường bất động sản khu vực cũng hưởng lợi không kém.

Động lực đến từ FDI và ngành công nghiệp

Với vị trí địa lý chiến lược cùng hệ thống giao thông đầy đủ đã tạo ra lợi thế lớn cho Hà Nam trong việc phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp của địa phương. Những năm qua, Hà Nam liên tục lọt top 10 tỉnh thành thu hút nguồn vốn FDI cao nhất toàn quốc.

Năm 2020, tỉnh đã thu hút 74 dự án đầu tư mới, trong đó có 32 dự án có nguồn vốn FDI và 42 dự án trong nước. Có 44 khu công nghiệp cấp mới, bao gồm 30 dự án FDI và 14 dự án trong nước, tổng số vốn đăng ký mới là 548 triệu USD và 2.002 tỷ đồng. 

Lũy kế đến nay, có 459 dự án đầu tư còn hiệu lực tại các khu công nghiệp tại Hà Nam. Trong đó, 284 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đạt 4.103,5 triệu USD; 175 dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký đạt 32.249,2 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ đã nhận được chủ trương về việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam tới năm 2025 là 15 khu công nghiệp có tổng diện tích 6.014ha (tăng 3.480ha). Theo đó, mở rộng ra 4 khu công nghiệp, diện tích tăng thêm đạt 1.020ha, 6 khu công nghiệp thành lập mới với tổng diện tích 2.210ha.


Hà Nam có tốc độ phát triển công nghiệp thuộc top đầu cả nước
Hà Nam có tốc độ phát triển công nghiệp thuộc top đầu cả nước

Có thể thấy, khi những khu công nghiệp phát triển càng mạnh thì nhu cầu về nơi ở lại càng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu sinh sống tại khu vực của lực lượng chuyên gia, công nhân tại khu công nghiệp, địa phương không chỉ phát triển nhà ở mà còn đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ, giải trí, bất động sản thương mại.

Bất động sản Hà Nam đang đối diện với cơ hội tăng trưởng mới khi địa phương liên tục đón nhận những nguồn vốn đầu tư vào hạ tầng, công nghiệp. Những dự án khu đô thị được quy hoạch bài bản, đồng bộ, sở hữu vị trí thuận tiện sẽ hứa hẹn tạo sức hấp dẫn lớn, thu hút đông đảo sự quan tâm của nhà đầu tư.

Từ một tỉnh thuần nông, Hà Nam đã nhanh chóng trở thành địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp thuộc top đầu cả nước. Hiện tại, công nghiệp - xây dựng tại Quảng Nam chiếm tỷ trọng 91% trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh.

Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp trong khoảng 80%, trong đó khu công nghiệp Đồng Văn I và II có tỷ lệ lấp đầy đặt 100%. Lũy kế tới nay, toàn tỉnh đã có 1.060 dự án đầu tư còn hiệu lực. Cụ thể có 339 dự án FDI và 721 dự án trong nước có vốn đăng ký hơn đạt hơn 4,57 tỷ USD và trên 146 nghìn tỷ đồng. 

Theo Dự thảo quy hoạch tỉnh Hà Nam trong thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hà Nam dự kiến tăng trưởng GRDP bình quân trong giai đoạn 2021 - 2025 đạt 10,7%; Trong giai đoạn 2026 - 2030 tỉnh sẽ phấn đấu duy trì khoảng 12%/năm. Mục tiêu trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, nâng tỷ lệ đô thị hóa từ 35% trong năm 2020 đến năm 2030 sẽ tăng khoảng 47 - 52%.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

Ai hưởng lợi khi NHNN tăng lãi suất kênh OMO?

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

6 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

6 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

10 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

11 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

14 giờ trước