Bỏ túi 05 kinh nghiệm đổ bê tông tươi không bị nứt cho công trình bền đẹp
BÀI LIÊN QUAN
Cách chống thấm sàn bê tông nhẹ mà gia chủ nào cũng nên biếtBê tông ly tâm và những ưu nhược điểmCông nghệ bê tông đầm lăn, ưu nhược điểm và ứng dụng1. Tìm hiểu sơ lược về bê tông tươi
Bê tông tươi là bê tông được trộn sẵn hay còn gọi là bê tông thương phẩm. Không khác nhiều với bê tông thông thường, bê tông tươi cũng được tạo ra từ hỗn hợp bao gồm xi măng, cát, nước và phụ gia.
Hỗn hợp này sẽ được trộn theo tỷ lệ nhất định, được đúc kết từ kinh nghiệm đổ bê tông tươi bởi các thợ lành nghề. Nhằm tạo ra sản phẩm bê tông có đặc tính cường độ theo yêu cầu của đơn vị thi công.
Điểm khác biệt đó là bê tông tươi không phải trộn thủ công tại công trình mà được trộn bằng máy công nghiệp. Sau đó được xe chở bê tông đến công trình và chỉ cần đổ vào theo yêu cầu và kế hoạch. Vì thế, bê tông tươi luôn được sản xuất với số lượng lớn, nhằm đảm bảo nguồn cung cho các công trình công nghiệp, nhà cao tầng và nhà dân dụng.
Việc sản xuất được tự động hóa bằng máy móc nên việc quản lý cốt liệu vốn được theo dõi chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào, hạn chế hao hụt tối đa. Quy trình sản xuất ra bê tông tươi luôn được kiểm soát chất lượng thật tốt, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công và mặt bằng tập trung vật liệu.
Một số ưu điểm nổi trội của bê tông tươi khi dùng trong công trình xây dựng:
-
Thị trường bê tông tươi có giá cả hợp lý, cạnh tranh hơn so với bê tông truyền thống.
-
Kinh nghiệm đổ bê tông tươi có từ lâu đời, giúp tiết kiệm thời gian thi công, vận chuyển
-
Do được sản xuất bằng máy móc công nghiệp nên giúp tiết kiệm chi phí thuê nhân công.
-
Giúp giảm phần lớn diện tích tập kết vật liệu và trộn bê tông
2. Những sai lầm hay gặp phải khi đổ bê tông tươi
Vì sự chủ quan nghĩ rằng được sản xuất bằng máy móc nên không ít người bỏ qua bước tìm hiểu trước kinh nghiệm đổ bê tông tươi. Điều này đã kéo theo rất nhiều lỗi kỹ thuật đáng tiếc trong quá trình thi công bê tông tươi.
Dưới đây là tổng hợp những sai lầm thường thấy khi đổ bê tông tươi:
-
Bê tông không đủ độ đặc và chắc khiến công trình không đủ độ bền, chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn rồi xuất hiện các vết nứt lớn nhỏ vô cùng nguy hiểm.
-
Bê tông bị phân tầng, vừa gây mất thẩm mỹ vừa không đảm bảo an toàn công trình. Các vết nứt bê tông xuất hiện làm cho công trình kém sang và kém bền.
-
Bê tông tươi bị tách nước quá mức cho phép. Điều này sẽ khiến cho sự liên kết giữa các phân tử bê tông và cốt thép trở nên rời rạc, không đạt đủ độ rắn chắc theo tiêu chuẩn.
-
Thiếu kinh nghiệm đổ bê tông tươi, thực hành sai kỹ thuật khiến khu vực tường vách trở nên loang lổ do các vết nứt. Chỉ một thời gian ngắn sử thôi, trên bề mặt tường sẽ xuất hiện nhiều vết gồ cực kỳ xấu xí.
3. Một vài nguyên nhân làm cho khối bê tông tươi dễ bị nứt
3.1. Nứt khối bê tông do thời tiết
Khi nhiệt độ môi trường bên ngoài lên cao, lượng xi măng trong khối bê tông chưa kịp thủy hóa đã bị mất nước. Điều này làm cho bề mặt cấu kiện bê tông xuất hiện những vết nứt nhỏ ngang dọc. Làm giảm đi đáng kể khả năng chống thấm và chịu lực của cấu kiện bê tông.
3.2. Thợ thiếu kinh nghiệm đổ bê tông tươi khi thi công
Thi công để độ sụt quá cao, lượng xi măng nổi lên bề mặt bê tông vượt ngưỡng cho phép, sẽ làm cho khối bê tông bị nứt bề mặt.
Bơm nước lên bề mặt bê tông cho dễ phối trộn: Điều này làm cho hỗn hợp bê tông không còn đồng nhất. Lượng vữa xi măng và cốt liệu bị phân tách, làm cho bề mặt bị nứt.
Thợ thi công làm bề mặt khối bê tông quá kỹ. Điều này làm cho lượng nước và xi măng bên trong bị phân tách. Xi măng nổi trên bề mặt hỗn hợp bê tông, rất dễ làm cho bê tông bị nứt.
3.3. Thiếu thành phần phối trộn
Bê tông thiếu đi thành phần phụ gia cũng là một trong những nguyên nhân gây nứt cấu kiện. Khi bê tông có đầy đủ lượng chất phụ gia cần thiết, lượng nước cần cho vào hỗn hợp bê tông sẽ nhiều lên, làm cho hỗn hợp bê tông dễ bị tách nước. Nếu khối bê tông không có phụ gia thì hỗn hợp bê tông không thể tự sinh ra một lớp màng mỏng, lớp màng này có tác dụng giúp bê tông tự bảo dưỡng và tránh mất nước.
4. Ảnh hưởng của bê tông tươi bị nứt bề mặt đến cấu kiện bê tông?
Khi thiếu kinh nghiệm đổ bê tông tươi dẫn đến bề mặt bê tông bị nứt sẽ làm giảm đi đáng kể khả năng chịu lực của cấu kiện bê tông. Và từ đây, khi cấu kiện bê tông đó đi vào hoạt động không bao lâu sẽ bị nứt thêm do chịu tác động cơ ngoại lực.
Khối bê tông bị nứt bề mặt cũng đồng thời giảm đi khả năng chống thấm của bê tông. Không chống thấm được thì không còn lớp bảo vệ cốt thép trong bê tông, lâu dần càng bị ăn mòn nhanh chóng bởi môi trường bên ngoài.
5. Những kinh nghiệm đổ bê tông tươi không bị nứt
Từ các chia sẻ ở trên có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến lỗi bê tông bị nứt phần lớn là do người thi công thiếu kinh nghiệm đổ bê tông tươi. Cũng như không nắm rõ quy trình kỹ thuật đổ bê tông cơ bản. Dưới đây là chia sẻ những bí quyết để khắc phục triệt để tình trạng vách tường bị nứt vỡ khi đổ bê tông tươi được đúc kết từ các thợ xây lâu năm lành nghề.
5.1. Thực hiện san phẳng lớp móng trước khi đổ bê tông tươi
Để đảm bảo chất lượng khối bê tông tươi đạt cao nhất thì đây là công đoạn đầu tiên, cũng là quan trọng nhất cho cả quá trình đổ bê tông tươi về sau. Giống như phần căn cơ của bê tông, chuẩn bị tốt phần lớp móng, bề mặt bê tông mới có được độ phẳng mịn vượt trội.
Lời khuyên từ những kinh nghiệm đổ bê tông tươi nhiều năm cho thấy, hãy san phẳng lớp móng và đầm chặt khu vực thi công. Lớp cát đệm cần phải đổ dày khoảng 4 inch mới có được bề mặt phẳng đạt tiêu chuẩn. Bằng cách này, sẽ tạo ra được sự ma sát như nhau khi bê tông bắt đầu co ngót.
5.2. Làm cốt thép bằng lưới sợi thép dạng cuộn
Trên thị trường có rất nhiều chủng loại thép khác nhau được sử dụng để làm cốt thép. Nhưng lựa chọn được các thợ xây ưa chuộng nhất vẫn là loại cốt thép được làm bằng sợi thép dạng cuộn. Sản phẩm này có khả năng chịu lực tương đối tốt và hỗ trợ tối đa quá trình co ngót sau khi đổ bê tông.
Một lưu ý quan trọng cho các thợ thi công là hãy giữ cho thanh cốt thép nằm ở nửa mặt trên so với lớp bê tông. Để làm được điều này, ta có thể dùng thêm một số viên đá hoặc hòn gạch để cố định vị trí cốt thép khi đổ tường vách.
5.3. Dùng một lớp màn nhựa để cách ly hơi nước
Dùng một lớp màn nhựa để cách ly hơi nước là để tránh tối đa hiện tượng bê tông khô không đều. Theo kinh nghiệm đổ bê tông tươi được chia sẻ từ các thợ thi công lành nghề, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vết nứt.
5.4. Tạo khe co giãn có độ rộng vừa đủ
Để đổ được khối bê tông không có vết nứt thì cần thiết phải tạo khe co giãn. Khe co giãn này cũng cần phải có độ rộng đạt tiêu chuẩn theo quy định. Kích thước kỹ thuật của các khe này phải đạt ít nhất bằng 1/4 độ dày của bê tông. Các khe co giãn phải giãn cách nhau một khoảng, từ 25 đến 30 lần so với độ dày của khối bê tông cần đổ.
5.5. Bước bảo vệ bê tông tươi sau khi đổ xong
Bê tông sau khi đổ xong phải được bảo quản cẩn thận trước khi đưa vào xây dựng bước tiếp theo. Đây là bước làm quyết định đến 80% vẻ đẹp thẩm mỹ của công trình. Cần phải áp dụng các biện pháp bảo vệ khối bê tông tươi trước sự ảnh hưởng của các tác động bên ngoài như: gió giật cấp mạnh hay ánh nắng mặt trời quá gay gắt.
Đảm bảo được điều này thì công trình sau hoàn thiện mới sở hữu được vẻ đẹp hoàn mỹ không tỳ vết.
6. Cách khắc phục vết nứt khi đổ bê tông tươi lúc trời nắng
Đối với khối bê tông yêu cầu khả năng chịu thấm: dùng các loại bitum và tấm chống thấm để bảo vệ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp hai loại phụ gia này.
Đối với khối bê tông bình thường khác: Với các loại bê tông không yêu cầu khả năng chống thấm thì kinh nghiệm đổ bê tông tươi xong sau đó có thể tưới một lớp nước xi măng lên bề mặt. Làm thế nào để đảm bảo vết nứt đó sẽ không làm ảnh hưởng đến cốt thép bên trong thì xem như chất lượng khối bê tông cũng không bị thay đổi nhiều.
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm đổ bê tông tươi không bị nứt. Mong rằng bài viết sẽ phần nào giúp đọc giả có những đúc kết đắt giá khi lựa chọn thi công bê tông tươi. Giúp tiết kiệm chi phí, thời gian thi công và đảm bảo công trình sử dụng bê tông tươi giữ nguyên vẹn thẩm mỹ, chất lượng theo thời gian dài.
TỔNG HỢP NHÓM BÊ TÔNG | |