Cách chống thấm sàn bê tông nhẹ mà gia chủ nào cũng nên biết
BÀI LIÊN QUAN
Tìm hiểu về sàn bê tông nhẹ cemboard chi tiết từ A-ZHướng dẫn cách làm sàn bê tông nhẹ và các lưu ýTất tần tật thông tin liên quan về tấm lót sàn bê tông nhẹTại sao nên chống thấm sàn bê tông nhẹ?
Với những công trình có quy mô lớn, nhất là các khu vực tòa nhà cao tầng, chung cư cao cấp thì việc chống thấm sàn là điều rất cần thiết. Bởi vì điều này sẽ giúp cho công trình luôn ở trạng thái vững chắc và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Bên cạnh đó các tấm sàn bê tông nhẹ tại những tòa nhà cao tầng thường được ứng dụng làm sàn ban công hoặc khu sân thượng. Vì được thiết kế và lắp đặt ngoài trời nên tấm bê tông sàn thường xuyên tiếp xúc với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Sàn hoặc tường bị thấm nước lâu ngày sẽ xuất hiện những vết chảy thấm loang trên tường, thậm chí tệ hơn là bị ẩm mốc. Gây mất mỹ quan nghiêm trọng, đồng thời đây chính là nơi sinh sống hoàn hảo cho các loại vi khuẩn gây bệnh. Ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi cư dân sống tại đây.
Cho nên, việc chống thấm sàn bê tông nhẹ là điều cực kỳ quan trọng. Góp phần làm giảm hạn chế các ưu điểm bên trên.
Nguyên nhân sàn bê tông nhẹ bị thấm nước
Sàn bê tông nhẹ bị tình trạng thấm nước có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
Do quá trình đổ bê tông bị sai kỹ thuật
Chất lượng của hỗn hợp bê tông nhẹ không đảm bảo dẫn đến việc xuất hiện các lỗ hổng bên trong. Chính vì điều này khi nước bắt đầu tiếp xúc với sàn bê tông sẽ bị thấm nước qua ngay lập tức.
Do thi công sai cao độ thiết kế
Việc kiểm tra cũng như giám sát cao độ hoàn thiệu của bề mặt sàn bê tông không đạt chuẩn. Điều này lại dẫn đến độ dốc trên bề mặt sàn không được đảm bảo theo thiết kế.
Chính vì vậy, khi nước đọng trên nền sàn bê tông nhẹ sẽ không thể nào chảy về theo đúng vị trí được quy định. Sai cao độ của sàn bê tông còn gián tiếp gây nên tình trạng nước đọng lại không thoát đi được. Thời gian lâu dài, sẽ tạo ra hiện tượng sàn bê tông bị thấm nước.
Do không chống thấm sàn bê tông nhẹ hoặc xử lý sai quy trình
Việc chống thấm sàn bê tông nhẹ tại những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước và độ ẩm là điều cực kỳ quan trọng. Chẳng hạn như nhà tắm, nhà vệ sinh, bể bơi ngoài trời hoặc ban công,…
Hầu hết các hạng mục này đều bắt buộc phải tiến hành chống thấm đúng quy cách và có cả lớp bảo vệ. Trong trường hợp chất lượng chống thấm không đảm bảo về mặt kỹ thuật thì sẽ gây ra hiện tượng sàn bê tông bị thấm nước.
Một số vật liệu chống thấm sàn bê tông nhẹ mà bạn nên biết
Đi kèm với những vật liệu xây dựng mới được ra đời thì một số vật liệu chống thấm cũng ngày càng phát triển. Đa dạng cả về chủng loại lẫn kích thước. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc các vật liệu sau:
Các loại màng chống thấm
Trên thị trường hiện nay, có tương đối nhiều loại màng chống thấm cực kỳ đa dạng. Bao gồm: Màng khò nóng, màng dán lạnh thuộc các hãng sản xuất khác nhau.
Các loại màng chống thấm có ưu điểm nổi bật như: Sở hữu khả năng chống thấm tốt, độ bền và hiệu quả vô cùng cao cho sàn bê tông nhẹ kể cả mái bê tông. Loại vật liệu chống thấm này được thi công cùng với công trình xây dựng. Hầu hết các loại màng chống thấm khò nóng thì cần phải gia nhiệt trước.
Các loại vật liệu phun hoặc quét để tạo nên màng chống thấm
Các loại vật liệu chống thấm sàn bê tông nhẹ này thường có dạng hóa lỏng, bạn có thể sử dụng để phun hoặc quét trực tiếp lên bề mặt cần chống thấm. Với tác dụng tạo ra lớp bảo vệ bên ngoài trước khi bắt đầu bước vào quá trình thi công xây dựng.
Vật liệu này cũng có ưu điểm khá vượt trội như chống thấm tốt, dễ dàng thi công. Bên cạnh đó, còn tốn ít thời gian xây dựng hơn so với màng chống thấm mặc dù khả năng thấm khá cao và bền.
Đặc biệt, trong điều kiện môi trường không khí có độ ẩm cao, việc sử dụng vật liệu phun quét tạo màng này sẽ góp phần giúp chống thấm hiệu quả hơn cho khu vực trần nhà, mái nhà.
Hóa chất chống thấm phun hoặc quét
Hóa chất chống thấm gốc xi măng này chính là loại vật liệu chống thấm phổ biến nhất hiện nay. Vì ưu điểm đặc biệt như khả năng chống thấm ngược và rất dễ dàng cho quá trình thi công.
Chính vì thế, phương pháp này lại vô tình mang lại hiệu quả chống thấm sàn bê tông nhẹ cao nhất so với những vật liệu còn lại trên thị trường.
Phụ gia chống thấm khi trộn cùng xi măng
Ngoài những vật liệu được nêu trên thì loại phụ gia chống thấm trộn cùng xi măng hoặc vữa xi măng cát cũng rất phổ biến. Nhờ vậy giúp tăng độ kết dính của cốt liệu, đồng thời nâng cao hiệu quả chống thấm được tốt hơn. Ngoài ra, các chất phụ gia này cũng được ứng dụng vào nhiều hạng mục công trình khác.
Sử dụng keo chống thấm sàn bê tông nhẹ
Đối với những khu vực như sàn bê tông nhẹ thì keo chống thấm là một trong những vật liệu hữu dụng nhất. Đặc biệt là đối với hoạt động chống thấm sàn mái bê tông đã cũ.
Loại keo chống thấm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay cho sàn bê tông nhẹ là TX – 911 có cấu tạo từ PU và Bitum
Cách thi công: Dùng keo bơm trực tiếp vào những nơi mà bề mặt sàn đã bị nứt, sau khi xử lý xong mới có thể tiến hành thi công chống thấm sàn bê tông nhẹ một cách toàn diện.
Ưu điểm của keo chống thấm:
Khả năng đàn hồi và co dãn của keo rất cao, vì vậy sẽ giúp trám các vết nứt của sàn bê tông trong một thời gian dài
Sàn thường xuyên tiếp xúc với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, mà keo lại sở hữu độ co giãn tốt. Do đó keo sẽ giúp giãn nở và bảo vệ sàn bê tông
Chịu được mọi điều kiện từ môi trường cùng với mức giá thành hợp lý.
Quy trình thi công dịch vụ chống thấm sàn bê tông nhẹ
Mỗi hạng mục công trình xây dựng sẽ có một phương pháp riêng và quy trình thi chống thấm sàn bê tông nhẹ cũng có những điểm khác nhau.
Cách chống thấm sàn bê tông nhẹ bằng nhựa đường
Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần chống thấm một cách sạch sẽ. Dùng một số thiết bị chuyên dụng như búa sắt, búa đục, búa băm,… để đục các lớp vữa hồ xi măng, bê tông yếu và dư thừa. Đảm bảo bề mặt bê tông phải khô, sạch và bằng phẳng, không có vật nhọn.
Bước 2: Đun sôi nhựa đường. Pha thêm một chút dầu DO để gia tăng hiệu quả nhé! Dùng con lăn để quét nhựa đường nóng lên bề mặt.
Chú ý: Người thợ nên làm vào buổi trưa để hiệu quả được cao hơn. Bên cạnh đó, phải tiến hành phủ bạt cho toàn bộ bề mặt của sàn để tránh những tình trạng không đáng có xảy ra nhé!
Cách chống thấm sàn bê tông nhẹ bằng bạt chống thấm
Bước 1: Lột bỏ toàn bộ gạch và sau đó làm sạch bằng các dụng cụ chuyên dụng như máy chà, bàn chải sắt. Sau đó thực hiện vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt.
Bước 2: Thực hiện quét nhựa đường đã được đun sôi cùng một lượng dầu DO loãng vào toàn bộ bề mặt của bê tông.
Bước 3: Sau 2 ngày phơi nắng phủ bạt và tưới nước trên bạt 2 lần/ ngày với hai chu kỳ như vậy.
Bước 4: Phủ bạt chống thấm HDPE tại độ dốc khoét lỗ ống thoát nước và tiến hành phủ vữa lót gạch lên trên.
Một số lưu ý khi chống thấm sàn bê tông loại nhẹ
Việc chống thấm cho sàn bê tông nhẹ được xem là điều cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả một cách tối ưu, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng như sau:
Đầu tiên, bạn nên nắm rõ được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì. Từ nguyên nhân sẽ có biện pháp khắc phục, xử lý phù hợp. Như vậy sẽ không tốn quá nhiều thời gian lẫn công sức cũng như tiền bạc.
Tiếp theo chính là tùy thuộc vào mức độ thấm của sàn bê tông nhẹ, thấm nhiều, thấm ít hay thấm nghiêm trọng. Mỗi mức độ như vậy sẽ có phương pháp xử lý khác nhau.
Thứ 3, đó là xử lý bề mặt trước khi tiến hành chống thấm. Công đoạn này bao gồm việc vệ sinh bề mặt sao cho sạch sẽ không bị bẩn. Bạn có thể thoải mái loại bỏ lớp sơn đã bị thấm nước trước khi thực hiện. Như vậy, quy trình mới đảm bảo mang lại hiệu quả như mong muốn.
Thứ 4, nên xem xét lựa chọn phương án xử lý phù hợp. Bạn có thể chọn keo, nhựa đường hoặc phương pháp khò nóng. Tùy thuộc vào tình trạng để có cách xử lý hài hòa, dễ dàng và đem lại hiệu quả
Cuối cùng, bạn nên lựa chọn một đơn vị thi công uy tín. Trong trường hợp sàn bê tông của bạn bị thấm ít, bản thân biết cách khắc phục thì có thể tự thực hiện. Nhưng nếu quy mô thấm rộng, bạn nên tìm đến các đơn vị thi công chống thấm sàn bê tông nhẹ chuyên nghiệp để thực hiện nhé!
Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn lựa chọn được kỹ thuật chống thấm sàn bê tông nhẹ phù hợp với bản thân. Đừng quên thường xuyên theo dõi chúng tôi để nhận được nhiều thông tin hữu ích nhé!