Hướng dẫn cách làm sàn bê tông nhẹ và các lưu ý
BÀI LIÊN QUAN
Tìm hiểu tất tần tật về vách bê tông nhẹỨng dụng của tấm bê tông nhẹ mang lại hiệu quả như thế nào?Có nên sử dụng tấm panel bê tông nhẹ hay không?Thế nào là sàn bê tông nhẹ?
Trước khi tìm hiểu cách làm sàn bê tông nhẹ, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm về bê tông nhẹ. Vậy bê tông nhẹ là gì?
Bê tông nhẹ là một loại bê tông sử dụng công nghệ bê tông dự ứng lực bán lắp ghép và sử dụng các vật liệu nhẹ.
Thành phần: Bê tông nhẹ được thi công chủ yếu từ các nguyên vật liệu có sẵn và chi phí khá rẻ, như xi măng, cát, phế thải lấy từ tro, rơm, rạ.
Thành phần chính của bê tông nhẹ chính là bọt khí, xi măng trộn cùng với nước. Đặc điểm của bê tông siêu nhẹ là trong thành phần không có chứa vật liệu thô có khối lượng nặng như sỏi và đá. Loại sàn này phù hợp với các công trình dân dụng và công nghiệp.
Bê tông nhẹ là một loại vật liệu nhẹ, đúc dễ dàng, không cần dùng đầm, dễ đổ vào khuôn, có khả năng chịu nước, chịu lạnh, cách âm, cách nhiệt. Loại bê tông này dễ chảy ở dạng vữa và khi khô thì có tỷ trọng vào khoảng 400 đến 1600 kg/m3. Vì vậy, sàn bê tông nhẹ được sử dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng hiện nay tại Việt Nam.
Các ưu điểm của sàn bê tông nhẹ
Tăng tính thẩm mỹ cho công trình
Khi thực hiện thi công sàn bằng sàn bằng bê tông nhẹ thì chỉ trong một khoảng thời gian ngắn là nhà thầu có thể hoàn thành một mái trần bằng phẳng. Đặc biệt rất thuận lợi cho việc triển khai lát sàn mà không cần tốn thời gian xử lý các chỗ không được phẳng như khi đổ bằng phương pháp truyền thống.
Ngoài ra với quy trình thi công hiện đại và các công đoạn chặt chẽ thì sau khi công trình được bàn giao, chủ nhà sẽ không phải lo lắng xảy ra các sự cố phát sinh hoặc việc bảo dưỡng, sửa chữa. Nhưng nếu như đổ trần bằng bê tông truyền thống thì bạn phải nghĩ đến điều này. Vì trong quá trình trộn bê tông nếu tỷ lệ không chuẩn,tay nghề chưa cao hoặc các yếu tố khác tác động sẽ dễ làm trần bị nứt, thấm nước.
Giảm trọng lượng công trình thi công
So về kích thước thì sàn bê tông nhẹ có độ dày tương đương với sàn bê tông truyền thống. Tuy nhiên so về khối lượng thì loại sàn này nhẹ hơn nhiều so với khi đổ sàn truyền thống, tính trung bình 1m2 sẽ nhẹ hơn tầm 10kg. Vậy nên xét trên diện tích tổng thể ngôi nhà thì trọng lượng sẽ giảm đi rất nhiều, hơn nữa tính năng cũng vượt trội hơn hẳn loại sàn truyền thống.
Cách làm sàn bê tông nhẹ dễ dàng và thuận tiện hơn
Đổ sàn bê tông truyền thống cùng với nhiều công đoạn phức tạp và quy trình thi công kéo dài đến vài chục ngày, nhà thầu phải đợi hoàn thành từng bước rồi đợi trần khô. Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi thì việc thi công càng mất nhiều thời gian.
Trong khi đó, nếu kết hợp với hệ khung thép lắp ghép thay thế cho việc đổ cột bê tông thông thường (hệ khung thép tiền chế), thì cách làm sàn bê tông nhẹ sẽ đảo ngược hoàn toàn quá trình xây dựng: Làm móng - Dựng hệ khung thép toàn ngôi nhà - Lắp ghép sàn bê tông nhẹ - Xây tường.
Cách thi công này rất thuận tiện khi phải xây dựng trong điều kiện thời tiết không tốt.
Thời gian thi công nhanh chóng
Khác với việc đổ sàn bê tông truyền thống cần chờ khô hàng chục ngày, cách làm sàn bê tông nhẹ nhanh chóng hơn nhiều do quy trình thi công chủ yếu là lắp ghép, thi công có thể đưa vào sử dụng luôn. Vì vậy, các công trình có diện tích lớn, công trình nhiều tầng hoặc thi công dân dụng đều rất chuộng loại sàn này.
Có nhiều tính năng ưu việt hơn loại sàn truyền thống
Cách làm sàn bê tông nhẹ tuy nhanh chóng thuận tiện nhưng lại có nhiều tính năng hơn hẳn loại sàn bê tông truyền thống. Nó có khả năng cách âm, chống ồn cực kỳ tốt so với loại sàn thông thường. Ngoài ra, sàn bê tông nhẹ không hấp thụ nhiệt nhiều như sàn bê tông truyền thống, giúp công trình có khả năng chống nóng tốt hơn.
Hướng dẫn cách làm sàn bê tông nhẹ
Chuẩn bị vật liệu và vật tư
Để quá trình thi công bê tông nhẹ được thực hiện đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao, nhà thầu cần chuẩn bị đầy đủ vật liệu và dụng cụ, cụ thể như sau:
- Gạch bê tông nhẹ
- Vữa xây
- Bay xây chuyên dùng
- Búa cao su
- Thước thuỷ Nivo
- Dây chỉ
- Cưa tay
- Xô trộn vữa và khoan trộn vữa
Các bước thực hiện
Ngoài việc chuẩn bị nguyên vật liệu, thì quy trình thi công đủ bước và đúng kỹ thuật cũng sẽ giúp việc thi công sàn bê tông nhẹ đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất. Các bước chính cần thực hiện sẽ theo từng công đoạn sau:
Bước 1
Khảo sát thực tại công trình và lên kế hoạch đo đạc, lên phương án thiết kế, lựa chọn khẩu độ dầm phù hợp với công trình và tiến hành thi công.
Bước 2
Triển khai dựng hệ dầm dự ứng lực với khẩu độ dầm phù hợp với độ rộng của công trình. Hệ dầm có thể dựng lên tường nên nhà thầu chọn cách xây truyền thống hoặc dựng lên khung thép chịu lực nếu công trình sử dụng hệ khung thép tiền chế. Khoảng cách giữa cách thanh dầm phải chính xác để khi lắp ghép sàn đảm bảo sự chặt chẽ và đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật.
Bước 3
Lắp ghép các tấm bê tông nhẹ vào hệ dầm chịu lực, các tấm bê tông này còn gọi là các viên gạch block có trọng lượng rất nhẹ nên có thể di chuyển bằng tay tại công trường cực kỳ tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian và sức lực của đội ngũ thi công.
Bước 4
Đan một tấm lưới thép để cố định phía trên mặt sàn. Lớp lưới thép này đóng vai trò cố định mặt sàn, đảm bảo sàn có khả năng chịu sự rung lắc.
Bước 5
Đổ bù thêm một lớp bê tông tươi dày 4-5 cm lên phía trên nhằm tạo mặt sàn hoàn thiện. Sau khi lớp bê tông này khô, có thể đưa vào sử dụng ngay mà không cần chờ đợi.
Một số lưu ý khi thực hiện cách làm sàn bê tông nhẹ
Do bề mặt của sàn bê tông nhẹ phải luôn có độ ẩm nên sau khi hoàn thành việc đổ bê tông khoảng 1 ngày, chúng ta cần phải tưới nước thường xuyên. Nhất là tại những khu vực có bề mặt thoáng gió, hay bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào.
Trước khi trát trần phải dùng bay miết hồ dầu vào hết các khe gạch gối vào dầm rồi mới cho vữa vào để trát. Thời gian trát trần nhanh gấp đôi so với trát trần truyền thống. Vì gạch block sàn có độ nhám rất lớn và mặt trần rất phẳng nên thi công trát trần rất hiệu quả, rất phẳng và nhanh,
Sau thời gian thi công 48 tiếng là nhà thầu có thể tập kết vật tư thi công tầng trên bình thường.
Giữa dầm và gạch thường có các khe hở nhỏ khoảng từ 5 đến 7 ly. Trước khi thực hiện công đoạn trát cần dùng bay nhỏ để trát vào các khe hở trước bằng vữa xi măng rồi mới tiến hành trát cả trần.
Hệ cột chống giữa dầm sàn có tác dụng giúp cho hệ sàn bê tông ứng lực trước ổn định khi đổ lớp bê tông liên kết mặt 4cm. Không cần nhiều cây chống, khoảng cách cột chống là 1,2m. Độ rộng của nhà từ 3,2m trở lên mới phải dùng hàng cột chống giữa sàn. Còn từ 3,1m trở xuống không phải dùng cột chống.
Thời gian tháo dỡ cây chống giữa sàn là sau 48 tiếng sau công đoạn đổ bê tông
Đổ bù một lớp bê tông mỏng bên trên để tạo mặt sàn bằng phẳng, láng bóng như mặt sàn bê tông thông thường.
Lời kết
Như vậy, những thông tin từ bài viết trên đã cho chúng ta thấy rất nhiều ưu điểm của việc thi công sàn bê tông nhẹ thay cho loại sàn truyền thống. Tất nhiên cũng cần lưu ý trong cách làm sàn bê tông nhẹ để việc thi công đạt hiệu quả tốt nhất. Hi vọng các bạn đã có thông tin cần thiết trong việc lựa chọn loại sàn phù hợp với công trình của mình.