Có nên sử dụng tấm panel bê tông nhẹ hay không?
BÀI LIÊN QUAN
Tìm hiểu về kích thước tấm bê tông nhẹ EPSNhững điều có thể bạn chưa biết về tấm bê tông nhẹ lico wallTìm hiểu tất tần tật về vách bê tông nhẹTấm panel bê tông nhẹ là gì?
Tấm panel bê tông nhẹ thường được gọi là tấm bê tông nhẹ, là loại vật liệu xây dựng quan trọng được dùng để xây tường, ghép tường hay lót sàn và đổ tấm. Ngay trong tên gọi, có thể thấy tỷ trọng của chúng vô cùng nhẹ cùng với khả năng cách nhiệt, cách âm, chống thấm nước, chống nhiệt rất tốt.
Tấm bê tông nhẹ có tỷ trọng mật độ từ 400kg / m3 - 850kg /m3 phụ thuộc vào kích thước của chúng trong quá trình sục bọt khí ở bê tông trong quá trình sản xuất. Tấm bê tông nhẹ cũng được gia cố ở bên trong lớp thép đan hai chiều được phủ một lớp chất lỏng chống gỉ để tăng độ bền. Điều này, nhằm đảm bảo được kết cấu của tấm panel nhẹ ngay cả khi chiều dài lên tới 6000 mm.
Cấu tạo bê tông nhẹ chủ yếu bao gồm những cốt liệu nhẹ chiếm tới 70 - 80% của khối bê tông. Thành phần cốt liệu nhẹ là chất tạo bọt và hạt xốp EPS nê khối bê tông có tỷ trọng khá nhẹ. Nói một cách đơn giản, bê tông nhẹ có cấu tạo các lỗ bọt khí với sự liên kết bền vững hay các hạt Polystyrene chiếm phần lớn, từ đó sẽ làm giảm đi mật độ của cốt liệu thô như: xi măng, cát, tro bay. Chúng là bê tông nhẹ không nung, đồng thời được đông kết tự nhiên hay chưng áp.
Tấm panel bê tông nhẹ gồm có mấy loại?
Tấm panel bê tông nhẹ gồm có 2 loại chính đó là: tấm tường bê tông nhẹ, và loại tấm sàn bê tông nhẹ. Cụ thể:
Tấm tường bê tông nhẹ
Tấm tường bê tông nhẹ hay còn được gọi là tấm bê tông nhẹ làm tường, ghép tường, ốp tường, vách ngăn. Chúng bao gồm tấm vách bê tông nhẹ, tấm tường bê tông siêu nhẹ eps, tấm panel alc, tấm tường bê tông bọt khí chưng áp, tấm panel nhẹ làm tường, ốp tường,...
Tấm sàn bê tông nhẹ
Tấm sàn bê tông nhẹ còn được biết đến với tên gọi là tấm bê tông nhẹ lót sàn. Sàn bê tông nhẹ gồm những tấm sàn bê tông nhẹ EPS, tấm bê tông nhẹ lót sàn, tấm bê tông nhẹ lót sàn, tấm sàn bê tông khí chưng áp,...
Đặc điểm cơ bản của tấm panel bê tông nhẹ
Tấm bê tông nhẹ được đúc xắp tại nhà máy với trọng lượng nhẹ hơn nhờ kết cấu bê tông rỗng nằm phía trong. Tấm panel nhẹ được ứng dụng làm vách ngăn phòng hay sàn nhà. Sản phẩm này được ưa dùng bởi những ưu điểm vượt trội so với các loại gạch xét nung hoặc trần bê tông cốt sắt truyền thống. Sau đây là bảng đặc điểm của tấm bê tông nhẹ:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ưu điểm của tấm panel bê tông nhẹ
Vậy, tấm panel bê tông nhẹ có những ưu điểm nổi trội như nào mà được nhiều khách hàng lựa chọn như vậy, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Trong lượng nhẹ, độ bền cao
Độ bọt khí của tấm bê tông nhẹ có thể khiến mật độ khối lượng của vật liệu giảm. Tỷ trọng khô của những tấm bê tông nhẹ khác nhau từ 400 - 850kg/ m3, chỉ bằng ⅕ bê tông thông thường và bằng ⅓ gạch rỗng.
Chúng có thể làm nhẹ trọng lượng của tòa nhà một cách hiệu quả, đồng thời làm giảm cường độ lao động trong quá trình xây dựng và tiết kiệm phần lớn chi phí trong nền và cấu trúc của căn nhà. Tấm panel nhẹ có thể được dùng với thanh gia cường vô cùng dẻo dai theo thiết kế nhằm đáp ứng nhiều yêu cầu chịu lực khác nhau.
Chống cháy tốt
Tấm panel bê tông nhẹ được bằng vật liệu vô cơ với khả năng không cháy tuyệt đối. Tấm bê tông nhẹ đảm bảo rằng sẽ là một sản phẩm an toàn, tiết kiệm và có khả năng cách nhiệt nhằm bảo tồn năng lượng tốt hơn.
Bên cạnh đó, tấm bê tông nhẹ vẫn đảm bảo được độ bền ngay cả khi ở nhiệt độ cao tới 700 độ C. Với một bức tường dày 15cm có thể chống cháy với thời gian khoảng 4 giờ. Có thể nói rằng, đây là vật liệu xây dựng chống cháy loại A lý tưởng.
Giảm tiếng ồn tốt
Tấm panel nhẹ còn có ưu điểm nổi bật là kết cấu chịu lực tốt với khả năng chịu được những dư chấn động đất lên tới 7,5 độ richter. Tấm có được sức gió giật lên đến trên 300km/h. Khi sử dụng vật liệu này trong xây dựng, hoàn toàn có thể làm giảm tối đa tỷ lệ thương vong về người cũng như là các thiệt hại tài sản trong trường hợp không may xảy ra động đất.
Cách nhiệt tốt
Tấm panel này gồm nhiều lỗ nhỏ li ti độc lập và theo thứ tự. Độ xốp của chúng đạt gần 80%. Những lỗ nhỏ này chứa đầy bọt khí được thông với nhau, đồng thời không khí bên trong vẫn ở trạng thái tĩnh. Do độ dẫn nhiệt của không khí rất thấp, chỉ khoảng 0.026W / (mK), nên độ dẫn nhiệt của tấm bê tông nhẹ cũng thấp nhằm đáp ứng mục đích của vật liệu cách nhiệt.
Thi công nhanh chóng
Những tấm panel nhẹ bê tông thường có kích thước lớn, đồng nhất, do đó ngoài tính năng dễ thi công, chúng còn giúp giảm giá thành chi phí vật liệu. Theo kết quả nghiên cứu và thực tế xây dựng cho thấy rằng nếu dùng tấm panel bê tông này thì 3 nhân công trong khoảng 1 giờ đồng hồ có thể xây được 10 - 15 m2 tường.
Tiết kiệm chi phí
Có thể thấy, tiến độ thi công công trình nhanh chóng còn giúp tiết kiệm được chi phí nhân công. Thời gian dự án rút ngắn tới ⅔ tấm bê tông bê tông với trọng lượng nhẹ và dễ gia công, từ đó có thể giảm bớt cường độ lao động. Tường trong hay tường ngoài đều có thể thi công cùng lúc nên tốc độ thi công diễn ra nhanh hơn, góp phần làm giảm chi phí nhân công.
Thân thiện với môi trường
Tấm panel nhẹ bê tông có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt ở nước ta. Chúng giúp công trình xây dựng luôn thoáng đãng về mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Bên cạnh đó, nguyên liệu để chế tạo nên loại vật liệu này bao gồm cát, xi măng, chất tạo bọt cùng một số phụ gia khác đều. Đây đều là những vật liệu thân thiện môi trường góp phần làm giảm không khí ô nhiễm.
Các mẫu tấm panel bê tông nhẹ phổ biến hiện nay
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc một số mẫu panel bê tông nhẹ với kích thước tiêu chuẩn thông dụng 1200x600x100 mm gồm 3 loại chính, cụ thể:
Tấm panel bê tông bọt CLC và tấm panel bọt khí ALC không chưng áp
Tấm panel bê tông bọt CLC và tấm panel bê tông ALC không chưng áp là sản phẩm dạng tấm của bê tông bọt và bê tông bọt khí được đông kết ở điều kiện tự nhiên. Chúng có đặc tính chống thấm, cách nhiệt, cách âm và khả năng tương thích với các loại vữa xây tốt.
Nguyên liệu chính của sản phẩm bao gồm xi măng, tro nhiệt điện, cát mịn, sợi tổng hợp, chất tạo bọt bê tông nhẹ và các phụ gia chuyên dụng. Chúng được sản xuất trên công nghệ đóng rắn ở điều kiện tự nhiên, do đó có ưu điểm dễ sản xuất, chi phí đầu tư ít nhưng vẫn đạt hiệu quả cao.
Tấm panel bê tông khí chưng áp
Tấm panel bê tông khí chưng áp là một loại vật nhiều nhẹ bao gồm cát silica, vôi, bọt khí, thạch cao, và xi măng. Chúng được sản xuất với máy móc cùng công nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng thời sử dụng phương pháp nhiệt và áp suất được gọi là chưng áp.
Tấm panel bê tông nhẹ EPS
Thành phần chính của tấm bê tông nhẹ EPS đó là cát, tro bay, nước, xi măng, phụ gia và hạt xốp EPS với vai trò quan trọng nhằm tạo cho khối lượng nhẹ bằng 1/3 gạch nung đất thông thường. Chúng là vật liệu xây dựng nhẹ và đạt hiệu quả về chi phí với đặc tính cách nhiệt tuyệt vời nên được sử dụng làm vách ngăn và tường cách nhiệt.
Có nên sử dụng tấm panel bê tông nhẹ hay không?
Hiện nay, nhiều người vẫn còn băn khoăn về việc có nên sử dụng tấm panel bê tông nhẹ thay cho những cách xây tường gạch truyền thống hay không? Nhằm thấu hiểu tâm lý khách hàng cũng như việc thay đổi quan niệm, tư tưởng truyền thông sẽ gặp khó khăn, nhưng chắc rằng những lợi ích sau đây của tấm panel này sẽ khiến bạn suy nghĩ lại.
Có thể thấy rằng, tấm bê tông nhẹ có trọng lượng vô cùng nhẹ cùng độ bền cao do đó sẽ giảm một loạt những khoản đầu tư nhằm duy trì trọng lượng kết cấu. Giảm tải trọng cũng như trọng lượng sàn không chỉ khiến chi phí cơ bản giảm mà chúng còn làm giảm số lượng thanh thép hay kích thước của dầm bê tông, cột và tấm sàn.
Do bê tông nhẹ bao gồm cách thành phần như xi măng, cát mịn hay chất tạo bọt cùng với khả năng chống nước, mốc, thối, nấm mốc hay côn trùng. Đặc biệt, xây tường nhẹ không cần phải chát lại bởi 2 bề mặt của chúng đã được xử lý bằng phẳng, nhẵn bóng. Bạn chỉ cần bả, sơn hoàn thiện trong khi tường gạch sẽ mất khá nhiều thời gian chát lại.
Ứng dụng điển hình của tấm panel bê tông nhẹ
Tấm bê tông nhẹ đã được ứng dụng rộng rãi ở các dự án khác nhau, gồm tòa nhà thương mại, nhà máy hay các nhà ở khu dân cư. Bên cạnh đó, tấm panel nhẹ còn có khả năng sử dụng dùng để xây tường, lót sàn, lợp mái trần hay vách ngăn trong nhà. Cụ thể, chúng được ứng dụng cho:
- Những công trình có yêu cầu cao về sự chống cháy, cách âm và chống ẩm.
- Những bức tường bên trong và bên ngoài của tòa nhà với kết cấu thép
- Dùng trong việc chuyển đổi các tòa nhà cũ theo yêu cầu chịu lực của tường ở các tòa nhà
- Tường chống cháy nhà công nghiệp
- Tường chịu lực bên trong và bên ngoài
- Tường ngăn nội hay ngoại thất không chịu lực cũ và lực mới.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những ưu điểm vượt trội cũng như những thông tin hữu ích khác về tấm panel bê tông nhẹ. Hy vọng rằng, bạn sẽ sớm chọn được loại vật liệu ưng ý cho hạng mục của công trình của mình.