meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Công nghệ bê tông đầm lăn, ưu nhược điểm và ứng dụng

Thứ sáu, 13/05/2022-15:05
Khi nghe tới khái niệm bê tông đầm lăn thì chắc hẳn nhiều bạn trong chúng ta vẫn chưa biết đó là loại bê tông như thế nào và được ứng dụng để làm gì? Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin bổ ích về loại bê tông này nhé!

Khái niệm về công nghệ bê tông đầm lăn 

Bê tông lu lèn hay bê tông đầm lăn là loại bê tông không có độ sụt, được đầm chặt nhờ phương pháp lu rung và có thể được thi công giống như thi công đường giao thông và phương pháp đập đất đá truyền thống.

Công nghệ bê tông này được ứng dụng chủ yếu trong xây dựng các kho bãi, các bến đỗ xe, đường đi lại trong các khu công nghiệp. Ngoài ra, bê tông loại này còn được ứng dụng làm đường giao thông và các đập chắn nước cho công trình thủy lợi, thủy điện. 

Phương pháp thi công bê tông loại này là tiến hành san rải từng lớp sau đó dùng lu rung để đầm chặt. Đây chính là phương pháp mà so với bê tông thông thường sẽ có các đặc tính như: tiêu hao vật liệu, hiệu suất thi công và tính năng vật liệu của loại bê tông này sẽ ưu việt hơn rất nhiều. 


Bê tông đầm lăn được ứng dụng nhiều trong xây dựng kho bãi, bến đỗ, đường đi, đặc biệt là các công trình thuỷ điện
Bê tông đầm lăn được ứng dụng nhiều trong xây dựng kho bãi, bến đỗ, đường đi, đặc biệt là các công trình thuỷ điện

Ưu điểm và nhược điểm của bê tông đầm lăn

Cũng giống như các loại bê tông khác thì công nghệ bê tông loại này cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Ưu điểm

Thời gian thi công công trình nhanh chóng

Thời gian thi công công trình nhanh chóng do sử dụng phương pháp băng tải để vận chuyển bê tông. Sau đó sử dụng máy ủi để san gạt và máy lu rung để đầm nền, giúp cho thời gian chờ khối đổ hạ nhiệt rút ngắn. Do đó, nếu thi công các công trình đập càng cao thì hiệu quả kinh tế mang lại của đập bê tông sẽ càng lớn.

Giá thành thi công thấp hơn

Các công trình đập đã sử dụng bê tông đầm lăn cho thấy, chi phí thi công đập bê tông sẽ rẻ hơn rất nhiều so với chi phí thi công bằng bê tông truyền thống. Vì việc thi công bằng bê tông đầm lăn sẽ giúp giảm các chi phí như coppha, giảm được chi phí vận chuyển, chi phí nhân công đổ đầm bê tông.

Giảm chi phí kết cấu phụ trợ

Khi ứng dụng công nghệ bê tông này trong làm đập thuỷ điện, chiều dài kênh xả nước sẽ ngắn hơn so với kênh xả nước của đập đắp. Chính bởi điều này mà chi phí làm bản đáy, chi phí xử lý nền sẽ được giảm đáng kể.

Chi phí thi công được cắt giảm đáng kể

Ưu điểm này được thể hiện cụ thể là khi thi công các công trình đập thuỷ điện bằng thì chi phí dẫn dòng trong thời gian xây dựng được cắt giảm rất nhiều. Đồng thời có thể hạn chế được những thiệt hại và rủi ro khi nước lũ tràn qua đê quai trong quá trình thi công.


Các công trình áp dụng bê tông dạng này luôn có chi phí thấp hơn các công trình bê tông khác, nhưng chất lượng lại tốt hơn
Các công trình áp dụng bê tông dạng này luôn có chi phí thấp hơn các công trình bê tông khác, nhưng chất lượng lại tốt hơn

Nhược điểm

  • Chất lượng của bê tông phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết tại khu vực đổ bê tông. Nếu thi công trong điều kiện thời tiết xấu, thì việc sản xuất bê tông đầm lăn sẽ gặp nhiều khó khăn
  • Bê tông cần phải được ninh kết với cường độ thiết kế dài
  • Việc giám sát công đoạn vận chuyển, san ủi, đầm nền phải được thực hiện một cách khắt khe và phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp phụ gia

Bê tông loại này có nhược điểm là yêu cầu giám sát chặt chẽ quy trình thực hiện ở tất cả các khâu để đảm bảo chất lượng công trình
Bê tông loại này có nhược điểm là yêu cầu giám sát chặt chẽ quy trình thực hiện ở tất cả các khâu để đảm bảo chất lượng công trình

Những nguyên vật liệu chế tạo bê tông đầm lăn

Vật liệu được sử dụng để chế tạo bê tông đầm lăn cũng giống như vật liệu chế tạo bê tông thông thường, bao gồm các vật liệu như: xi măng, phụ gia khoáng, phụ gia hóa học, các cốt liệu thô, mịn và nước. Tuy nhiên, do bê tông này không có độ sụt nên lượng xi măng sử dụng cũng ít hơn. 

Vì vậy, thành phần các vật liệu cũng sẽ khác nhiều so với bê tông thường, tỷ lệ cấp phối hạt liệu, hàm lượng hạt mịn là yếu tố quan trọng trong việc định lượng và quyết định được tính chất của hỗn hợp bê tông. Hạt mịn là các vật liệu có kích thước nhỏ hơn 75mm. 

Tùy thuộc vào khối lượng chất kết dính và kích thước của cốt liệu được sử dụng, yêu cầu hàm lượng mịn có thể chiếm 10% khối lượng cốt liệu trong bê tông đầm lăn. Các loại hạt mịn thường được dùng là: pozzolan,xỉ lò cao, silica fume, tro bay,... và được gọi chung là chất phụ gia khoáng.

Việc chọn lựa và sử dụng hợp lý nguồn phụ gia khoáng sẽ là yếu tố rất cần thiết, bởi nó liên quan trực tiếp đến địa điểm xây dựng công trình. 


Các vật liệu dùng để chế tạo bê tông đầm lăn cũng giống như các loại bê tông thông thường khác hiện nay
Các vật liệu dùng để chế tạo bê tông đầm lăn cũng giống như các loại bê tông thông thường khác hiện nay

Quy trình thi công các công trình bê tông đầm lăn

Việc thi công bê tông đầm lăn yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu các kết cấu bê tông đầm lăn (BTĐL) rất khắt khe. Quy trình thi công bê tông đầm lăn được áp dụng cho các hồ thủy lợi, thủy điện phải tuân theo TCVN 10403:2015 và các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

Để các bạn hiểu rõ hơn về quy trình này, dưới đây chúng tôi xin nêu ra tuần tự các bước yêu cầu thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị công tác ván khuôn 
  • Chuẩn bị đầy đủ thiết bị thi công bê tông 
  • Chuẩn bị nguyên vật liệu dùng để sản xuất bê tông 
  • Tiến hành thí nghiệm BTĐL tại công trình 
  • Tiến hành trộn hỗn hợp bê tông đầm lăn
  • Vận chuyển hỗn hợp BTĐL tới địa điểm thi công
  • San rải hỗn hợp BTĐL theo kỹ thuật
  • Thi công đầm hỗn hợp BTĐL
  • Thi công các khe co giãn
  • Khe thi công công trình
  • Bảo trì, bảo dưỡng bê tông đầm lăn tránh nứt

Quá trình trộn, đổ bê tông đầm lăn tuyệt đối không được phép đứt đoạn, nếu các lớp bê tông đổ trước và đổ sau lệch nhau nhiều giờ, sẽ dẫn đến hiện tượng “khe lạnh”. Điều này sẽ làm phát sinh xử lý kỹ thuật rất phức tạp, tốn nhiều thời gian và tiền bạc, bởi diện tích công trình lên tới hàng nghìn m2,…

Với yêu cầu quy trình nghiêm ngặt như thế này, bắt buộc đơn vị thi công bê tông đầm lăn cần đảm bảo mọi khâu phải được phối hợp hết sức nhịp nhàng, ăn khớp và chính xác.


Quy trình thi công bê tông đầm lăn yêu cầu phải được phối hợp hết sức nhịp nhàng, ăn khớp và chính xác ở tất cả các khâu.
Quy trình thi công bê tông đầm lăn yêu cầu phải được phối hợp hết sức nhịp nhàng, ăn khớp và chính xác ở tất cả các khâu.

Ứng dụng bê tông đầm lăn

Tại Việt Nam, với thành công ban đầu tại những dự án thủy điện thi công trong giai đoạn năm 2003 đến 2006, hiện nay hầu tất cả các công trình đập thủy điện đều chọn lựa kết cấu bê tông đầm lăn.

Hiện tại rất nhiều công trình thủy điện đã ứng dụng công nghệ bê tông này, tiêu biểu nhất có thể nói đến là công trình thủy điện Sơn La với chiều cao đập lên tới đỉnh là 228,1m, chiều dài 961,6m; chiều rộng đáy đập là 105m; chiều rộng đỉnh đập là 10m. 

Công trình mới nhất đang được thi công và sắp hoàn thành là Hồ chứa nước Đồng mít  tại phía Bắc tỉnh Bình Định, được ứng dụng cho phần đập dâng và bê tông tràn xả lũ.

Đập chính để ngăn sông được ứng dụng công nghệ bê tông đầm lăn với chiều dài 378m, chiều cao lớn nhất 62,6m, đập phụ là đập đất đồng chất dài 126m, chiều cao đập lớn nhất 13,8 m.


Công nghệ bê tông đầm lăn được ứng dụng nhiều nhất ở các công trình thuỷ điện hiện nay, bởi tính hiệu quả và độ bền mà nó mang lại cho công trình
Công nghệ bê tông đầm lăn được ứng dụng nhiều nhất ở các công trình thuỷ điện hiện nay, bởi tính hiệu quả và độ bền mà nó mang lại cho công trình

Lời kết

Trên đây là những thông tin hữu ích về bê tông đầm lăn, ưu nhược điểm và ứng dụng của công nghệ này trong đời sống. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về loại công nghệ bê tông này, để các bạn chọn lựa trong các công trình xây dựng chắc chắn mà mình đang muốn thi công

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Căn hộ gần 100 tuổi ở phố cổ Hà Nội "lột xác" với phong cách farmhouse châu Âu

Bên trong đậm chất lãng mạn và nghệ thuật của căn nhà có vẻ bề ngoài thô mộc

Ngôi nhà 350 m2 ở Bạc Liêu thiết kế sáng tạo với giếng trời và không gian mở

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước