meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sức chịu tải của trụ bê tông? Trụ bê tông chịu được bao nhiêu tấn?

Thứ tư, 01/06/2022-15:06
Trụ bê tông là cấu kiện chịu lực toàn bộ trọng tải lên công trình. Chính vì vậy, chất lượng bê tông cũng như sức chịu tải của trụ bê tông là vấn đề được nhiều quý khách hàng quan tâm.

Sức chịu tải của trụ bê tông là gì?

Sức chịu tải của trụ bê tông là khả năng chịu tải phụ thuộc vào lớp đất nền và chất liệu của trụ bê tông trong quá trình thi công. Bên cạnh đó, trụ bê tông có thể vỡ, nứt do hai nguyên nhân: Trường hợp vật liệu bên trong kết cấu trụ bê tông kém chất lượng dẫn đến vãn đầu trụ hoặc lực ép lớp đất nền quá lớn khiến đầu trụ hư hại.

Tải trọng tối đa đối với mỗi loại trụ bê tông

Mỗi loại trụ bê tông có thể chịu tải trọng tối đa trên lý thuyết và theo thí nghiệm. 

  • Các loại trụ bê tông vuông 200x200mm có sức chịu tải từ 40 tới 50 tấn đối với công trình thi công bằng máy Neo
  • Các loại trụ bê tông vuông 250x250mm có sức chịu tải từ 60 tới 90 tấn đối với công trình thi công bằng máy Tải
  • Các loại trụ bê tông vuông 300x300mm có sức chịu tải từ 70 đến 150 tấn đối với công trình thi công bằng máy Robot hoặc máy Tải
  • Các loại trụ bê tông vuông 350x350mm có sức chịu tải từ 120 tới 150 tấn đối với công trình thi công bằng máy Robot hoặc máy Tải.

Trụ bê tông là cấu kiện chịu lực toàn bộ trọng tải lên công trình.
Trụ bê tông là cấu kiện chịu lực toàn bộ trọng tải lên công trình.

Các công trình nhà phố, nhà dân thường sử dụng các loại trụ vuông 250x250mm, loại sắt chủ 4 cây phi 16. Loại trụ kích cỡ 250x250mm hay còn gọi là trụ mác 250. Trong đó mác bê tông là thông số thể hiện cường độ chịu nén đối với mỗi mẫu bê tông, phụ thuộc vào tỉ lệ và chất lượng các loại vật liệu bên trong bê tông.

Được biết, các loại trụ bê tông vuông 250x250mm, với loại vật liệu sắt chủ 4 cây phi 16 Việt Nhật có sức chịu tải theo lý thuyết là 73,7 tấn. 

Sức chịu tải đối với các trụ bê tông đã ép

Sức chịu tải của các trụ bê tông đã ép khác với loại trụ bê tông chưa ép, phụ thuộc vào lực ép thực tế và tải trọng của giàn. 

Đối với các loại trụ bê tông vuông sử dụng cho công trình nhà phố, nhà dân 250x250mm, sắt chủ 4 cây phi 16, gắn mác 250 loại sử dụng giàn ép Neo có sức chịu tải trong khoảng 40 tấn và sử dụng giàn ép Tải sẽ có sức chịu tải khoảng 70 tấn. 

Cần bao nhiêu tim trụ cho một công trình nhà ở

Đối với mỗi công trình nhà ở, nhà phố, tải trọng phần móng trụ cần lớn hơn tải trọng căn nhà. Trong đó:

  • Tải trọng nhà bao gồm tổng tĩnh tải và hoạt tải, có thể sử dụng phương pháp tính nhanh theo diện tích sàn bê tông.

Tổng tải trọng nhà = tổng diện tích sàn gạch ống x 1,8 tấn/m3 + (1,8 đến 2,5 tấn/m3) x tổng diện tích sàn bê tông.

  • Tải trọng của phần móng trụ = (tổng số lượng tim trụ) x (sức chịu tải trên mỗi đầu trụ)

Tuy nhiên, công thức trên đây chỉ là lý thuyết sơ lược. Đối với mỗi công trình xây dựng, quý khách hàng cần đến sự tư vấn, tính toàn của kĩ sư thiết kế cũng như những người có tay nghề, kinh nghiệm để đảm bảo tính hoàn chỉnh, chính xác và an toàn cho không gian sống.


Đối với mỗi công trình nhà ở, nhà phố, tải trọng phần móng trụ cần lớn hơn tải trọng căn nhà.
Đối với mỗi công trình nhà ở, nhà phố, tải trọng phần móng trụ cần lớn hơn tải trọng căn nhà.

Những lưu ý khi đổ bê tông trong các công trình xây dựng

Phương pháp đổ trụ bê tông tiêu chuẩn là đặt đầm ở phương thẳng đứng. Chiều sâu đối với mỗi lớp bê tông khi đầm dùi là 30 tới 50cm trong thời gian quy định từ 20 tới 40 giây, tránh làm sai lệch lớp trụ thép.

  • Chỉ nên đổ bê tông trụ nhà khi kết cấu bê tông đã đông cứng, móng đủ khả năng chịu tải
  • Trước khi thực hiện đổ trụ bê tông, cần đảm bảo phần bê tông ở giữa trụ thép được hoàn toàn làm sạch. Tiến hành đổ nước xi măng vào giữa hai phần bê tông mới cũ để tăng độ liên kết trong kết cấu trụ bê tông.
  • Đối với các trụ bê tông nằm sát tường, nên chèn thêm tấm xốp vào giữa để thuận tiện cho việc tháo dỡ sau này. Sau khi đổ xong trụ bê tông có thể bỏ luôn tấm xốp không cần tháo dỡ.
  • Đối với các trụ bê tông có tỉ lệ trụ thép thấp, cần đảm bảo trụ thép không bị uốn cong hoặc xoắn ốc.
  • Đối với các trụ bê tông có tỉ lệ trụ thép dày, cần đảm bảo các góc cạnh và thành bên ngoài được đầm kỹ, tránh tình trạng rỗ lớp bê tông ở lớp ngoài, giảm chất lượng lớp vỏ bảo vệ của trụ bê tông. 

Phương pháp đổ trụ bê tông tiêu chuẩn là đặt đầm ở phương thẳng đứng
Phương pháp đổ trụ bê tông tiêu chuẩn là đặt đầm ở phương thẳng đứng
  • Trong khi thi công đổ trụ bê tông, tránh đổ bê tông ở độ cao quá 3m khiến các lớp bê tông phân tầng. Với độ cao quá 2m, cần dùng máng nghiêng để đảm bảo việc thi công chính xác, an toàn. Ở độ cao từ 5 đén 10m, cần dùng ống vòi voi. Trường hợp trụ bê tông cao quá 4m, cần mở thêm cửa nhỏ trên thân trụ bê tông ở độ cao 2m làm cửa trút vữa bê tông.
  • Mỗi lớp đổ bê tông không vượt quá chiều dày 30cm.
  • Đầm bê tông sử dụng đầm chày. Có thể dùng vồ gõ ngoài cốp pha đối với lớp bề mặt bê tông hoặc thi công gắn đầm cạnh vào để đầm.
  • Sau khi lớp bê tông đã cao tới gần miệng cửa nhỏ, sử dụng tấm ván cửa đã được gia công để đóng kín cửa.
  • Sau khi lớp bê tông được đổ lưng chừng trụ, tiến hành thả đầm vào làm việc, cho tới khi nước xi măng rỉ qua các kẽ hộp của trụ bê tông.
  • Sau khi hoàn thành đầm xong, cần chỉnh lại vị trí trụ thép phù hợp (phụ thuộc vào tim trụ bê tông), nguyên do trong quá trình đầm có thể khiến trụ thép bị xô lệch, xa khỏi tim trụ, gây mất thời gian, công sức chỉnh sửa sau này, ảnh hưởng đến lớp bê tông.
  • Trong thời gian đổ bê tông móng, tránh để gặp tình trạng ngập nước, khiến xi măng trương nở, rạn nứt, ảnh hưởng độ liên kết vữa xi măng.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp quý khách hàng trả lời được câu hỏi về sức chịu tải của trụ bê tông cũng như có thêm kiến thức, hiểu biết áp dụng trong quá trình hoàn thiện công trình, dự án xây dựng.

TỔNG HỢP NHÓM BÊ TÔNG
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

TP. HCM: Căn hộ view sông sở hữu lối thiết kế hiện đại nâng tầm phong cách sống

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Tin mới cập nhật

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

1 ngày trước

Môi giới thỏa sức sáng tạo trên nền tảng meeyland.com khi tích hợp 2 tính năng mới đột phá

1 ngày trước

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

1 ngày trước

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

1 ngày trước

Công nghệ quét toạ độ góc ranh mới: Điểm nhấn ấn tượng của Meey Map Ver 3.0

2 ngày trước