meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Siết tín dụng BĐS: Áp lực bủa vây ngành xi măng 

Thứ tư, 29/06/2022-22:06
Động thái siết tín dụng vào bất động sản đã tác động mạnh lên thị trường này, đồng thời ảnh hưởng tới rất nhiều ngành nghề khác. Đặc biệt là ngành măng khi phải đối diện với áp lực kép đang bủa vây.
TỔNG HỢP NHÓM XI MĂNG

Theo Thanh niên Việt, năm 2022, dự kiến sản lượng tiêu thụ ngành xi măng nội địa sẽ tăng trở lại, tuy nhiên vì ảnh hưởng từ "bão giá" xăng, dầu, than nên giá xi măng trong nước cũng theo đó tăng liên tục. Điều này đã gây áp lực tới lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất xi măng.

Bất động sản là lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế thị trường, đóng vai trò thúc đẩy và có liên hệ mật thiết với nhiều ngành nghề lớn như du lịch, tài chính, nhất là ngành xây dựng. Vì vậy, việc siết tín dụng BĐS sẽ gây ra sự đình trệ đối với các dự án, công trình đang và chuẩn bị triển khai. Điều này cũng gián tiếp khiến nhu cầu sử dụng xi măng sụt giảm, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành xi măng.

Thị trường xuất khẩu gây áp lực lên doanh nghiệp xi măng nội địa

Trong năm 2022, nguồn cung xi măng dự kiến duy trì ở mức khá cao, xuất khẩu tiếp tục là kênh tiêu thụ quan trọng của ngành. Nhưng điều này cũng tạo ra áp lực lớn đối với các doanh nghiệp xi măng nội địa. Báo cáo của chứng khoán Mirae Asset nhận định, các doanh nghiệp trong ngành xi măng vẫn phải chịu áp lực từ thị trường xuất khẩu và suy giảm nhu cầu BĐS. 

Cụ thể, trong bối cảnh Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách Zero-Covid, cùng với việc thị trường BĐS nước này đang ở giai đoạn suy thoái đã khiến sản lượng tiêu thụ xi măng tại Trung Quốc giảm mạnh trong thời gian qua.


Doanh nghiệp xi măng phải chịu áp lực từ thị trường xuất khẩu và suy giảm nhu cầu BĐS
Doanh nghiệp xi măng phải chịu áp lực từ thị trường xuất khẩu và suy giảm nhu cầu BĐS

Mirae Asset ước tính, có hơn 55% sản lượng tiêu thụ xi măng của Việt Nam phụ thuộc vào ngành BĐS. Việc thị trường BĐS đang trong giai đoạn khó khăn sẽ gây ảnh hưởng mạnh tới sản lượng và lợi nhuận của các doanh nghiệp xi măng trong năm nay.

Trong tháng 5/2022, sản lượng tiêu thụ xi măng ở cả hai thị trường trong nước và xuất khẩu đều ước đạt 9,27 triệu tấn, so với cùng kỳ năm 2021 tăng khoảng 3%. Trong đó, lượng tiêu thụ trong nước ước đạt 5,97 triệu tấn; Lượng xuất khẩu đạt khoảng 3,3 triệu tấn. Lũy kế từ đầu năm 2022 đến nay ước đạt gần 44,12 triệu tấn, tương đương cùng kỳ năm ngoái.

Xét riêng thị trường xuất khẩu, Chứng khoán Mirae Asset cho biết xuất khẩu xi măng có thể phải chịu áp lực lớn khi nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này tại Trung Quốc ngày càng suy giảm vì dịch bệnh. Trước đó, năm 2021, thị trường Trung Quốc đã chiếm trên 40% sản lượng xuất khẩu xi măng của Việt Nam.

Như vậy, khi thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng thì các công ty xi măng xuất khẩu của Việt Nam như Vissai Ninh Bình, Xuân Trường, Thành Thắng, Hoàng Mai,... sẽ phải tập trung vào thị trường trong nước và gây áp lực cho công ty xi măng đang phụ thuộc thị trường nội địa như Xi măng Hà Tiên, Fico hay Holcim.

Nhiều rủi ro trong ngành

Ngành xi măng hiện tại phải đối mặt với tình trạng rất khó khăn, nhất là việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào để đảm bảo cho quá trình sản xuất. Chi phí nguyên liệu thực tế thường chiếm khoảng 30 - 35% giá thành sản xuất xi măng. Theo đó việc nguồn cung than và đá vôi thiếu hụt khiến các nhà sản xuất phải mua nguyên vật liệu ở mức giá khá cao từ các nhà nhập khẩu, qua đó đã làm giảm biên lợi nhuận của doanh nghiệp.


Ngành xi măng còn phải đối diện với các rủi ro về chính sách xuất nhập khẩu
Ngành xi măng còn phải đối diện với các rủi ro về chính sách xuất nhập khẩu

Ngoài rủi ro về các biến động giá nguyên liệu, ngành xi măng còn phải đối diện với các rủi ro về chính sách xuất nhập khẩu. Để hạn chế xuất khẩu khoáng sản, theo Nghị định 101/2021/NĐ-CP, thuế xuất khẩu clinker sẽ tăng dự kiến từ 5% lên 10% kể từ ngày 1/1/2023. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp xi măng đang phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu. 

Năm 2022 này, các doanh nghiệp ngành xi măng còn phải giải quyết các rủi ro về lạm phát khiến nhu cầu xây dựng giảm đi. Dựa trên khảo sát mới đây của Mirae Asset, chi phí xây dựng nhà thô theo hình thức trao tay đã tăng mạnh. Cụ thể tại khu vực Đồng Nai và Bình Dương, tăng từ 3 - 3,5 triệu đồng trong quý III/2022 lên 6,5 - 7,5 triệu đồng trong tháng 6/2022. Việc giá xi măng và các loại vật liệu khác tăng cao khiến chi phí xây dựng bị đội lên làm các chủ đầu tư, nhà thầu e dè hơn với việc triển khai các dự án mới.

Để duy trì sản xuất buộc phải giảm lợi nhuận

Trước bối cảnh giá nhiên liệu, bao gồm cả giá than tăng cao đã tạo áp lực lớn lên biên lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất xi măng. Hiện tại than đang là nguyên liệu quan trọng, chiếm khoảng 30% cơ cấu giá thành sản xuất xi măng. Theo dự báo của Mirae Asset, biên lợi nhuận gộp của ngành xi măng sẽ giảm khoảng 3 - 4% để xuống mức 11 - 12% trong năm 2022. 

Chẳng hạn như Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 ghi nhận vào quý I/2022 có kết quả kinh doanh không tốt so với doanh thu tăng trưởng, lợi nhuận giảm mạnh trước những vấn đề về giá nhiên liệu đầu vào tăng cao. Cụ thể, đơn vị này đạt doanh thu thuần là 1.957 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên mức lợi nhuận ròng giảm sâu chỉ còn 24.75 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái đã giảm tới 73.9%. 


Áp lực lợi nhuận là rất lớn
Áp lực lợi nhuận là rất lớn

Đại diện Xi măng Hà Tiên 1 cho hay, mặc dù doanh nghiệp này đã cố gắng tìm giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu nhưng vẫn không thể bù lại chi phí đầu vào quá cao. Vì vậy, doanh nghiệp này phải cân đối lại giá bán xi măng để thu lại lợi nhuận bù đắp một phần chi phí đang ngày càng tăng cao.

Giá xi măng tăng cao như hiện nay sẽ làm ảnh hưởng đáng kể tới tiến độ thực hiện các dự án BĐS. Từ đó, nhu cầu về xi măng có thể sẽ giảm thấp hơn dự kiến gây ra tình trạng dư cung và cạnh tranh gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, vì đang ảnh hưởng gián tiếp từ chính sách "siết" tín dụng bất động sản của các ngân hàng nên doanh nghiệp xi măng chấp nhận giảm 3 - 4% biên lợi nhuận gộp nhằm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh đảm bảo nguồn cung ổn định.

Với tình trạng lạm phát đang gia tăng toàn cầu, áp lực giá đầu vào khiến các doanh nghiệp sản xuất xi măng phải đối đầu với những áp lực lớn để có thể duy trì hoạt động. Đồng thời biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp xi măng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

2 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

2 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

2 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

3 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

3 ngày trước