10+ cách chống thấm trần nhà bê tông hiệu quả 100%
Một biện pháp vô cùng cần thiết trong quy trình thi công công trình nhà ở là chống thấm trần nhà . Không chỉ có thể đảm bảo tuổi thọ công trình lâu dài hơn, giảm thiểu tối đa chi phí cải tạo và sửa chữa mà còn an toàn cho người sử dụng. Vậy có những phương pháp chống thấm trần nào? Ưu - nhược điểm ra sao?
TỔNG HỢP NHÓM BỊ ẨM MỐC | |
Nguyên nhân trần nhà bị thấm
Hiện tượng trần nhà bị thấm nước mang đến rất nhiều rắc rối cho gia chủ. Đặc biệt nhất tại các mùa mưa, vách tường liên tục nhỏ nước gây tình trạng ẩm thấp và khó chịu. Để tìm được biện pháp chống thấm trần nhà tận gốc cần xác định đúng nguyên nhân gây ra.
- Công trình xây dựng cũ, lâu năm
Đối với những ngôi nhà có thời hạn xây dựng đã lâu rất dễ gặp phải tình trạng thấm dột. Gia đình có thể thấy các biểu hiện cụ thể như: trần nhà bị rò rỉ, nấm mốc mọc xung quanh đường ống nước hoặc trong nhà vệ sinh. Công trình xây dựng đã cũ không thực hiện đúng các biện pháp thi công chống thấm dột trần nhà đúng cách và khoa học là lý do ngôi nhà xuống cấp trầm trọng.
- Thấm từ trần mái, sân thượng xuống
Một trong những nguyên nhân cơ bản tiếp theo dẫn đến tình trạng trần nhà thấm dột do tác từ mái nhà và sân thượng. Vào những ngày mưa bão, lượng nước tích tụ trên mái quá lớn sẽ rò rỉ xuống tường. Con đường thấm dột thông qua các vết rạn nứt chân chim, nứt cổ trần, mao mạch rỗng… Cần thực hiện biện pháp chống thấm trần nhà kịp thời để phòng ngừa tình trạng hư hỏng do vật liệu xây dựng mái nhà, sân thượng chất lượng kém.
- Thấm nước từ nhà vệ sinh, đường ống nước
Những nơi thường xuyên tiếp xúc với nước có nguy cơ xuất hiện ẩm mốc rất lớn. Hệ thống cấp thoát nước bị hỏng làm gia tăng độ ẩm trong không gian. Triệu chứng rò rỉ trần nhà xảy ra ở phòng tắm, phòng vệ sinh, ban công tạo điều kiện cho vùng ố nấm mốc xuất hiện. Thoạt đầu chỉ là những mảng nhỏ nhưng sẽ lan rộng khắp nơi theo thời gian.
- Lỗi thi công, vật liệu xây dựng chất lượng kém
Nếu quá trình thi công không đảm bảo chất lượng chắc chắn sẽ khiến ngôi nhà xuống cấp trong thời gian ngắn. Tình trạng thấm dột phát sinh do kỹ thuật xây dựng không phù hợp. Hoặc bước trộn cốt liệu sai tỷ lệ. Gia đình nên áp dụng những cách chống thấm trần nhà sớm để duy trì độ bền vững cấu trúc ngôi nhà.
Cách xử lý chống thấm dột trần nhà bê tông
Tình trạng trần nhà bị thấm dột tạo ra nhiều phiền toái cho gia đình trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Kèm theo đó là các hậu quả nghiêm trọng liên quan đến kết cấu công trình. Hiện tượng thấm trần lâu ngày có thể lan rộng làm hủy hoại toàn bộ ngôi nhà. Cùng tìm hiểu những cách chống thấm trần nhà bê tông như sau:
Keo chống thấm trần nhà
Sử dụng keo là một trong những cách chống thấm trần nhà đơn giản được nhiều gia đình lựa chọn. Ưu điểm của phương pháp này có thời gian xử lý nhanh chóng giúp gia đình ngăn ngừa ẩm mốc hiệu quả. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại keo để khách hàng tùy ý lựa chọn. Hình thức giải quyết thấm dột bằng keo tiện lợi, giá thành thấp, đảm bảo độ bám dính tuyệt hảo. Cùng tìm hiểu các bước chuẩn bị nguyên liệu và quá trình bơm keo chống thấm trực tiếp như sau:
Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
- Keo PU trương nở có tác dụng xử lý chống thấm trần nhà bê tông
- Chất phụ gia cơ bản là Sika latex, vữa bê tông
- Máy bơm keo và các phụ kiện kèm theo
- Hóa chất chống thấm gốc xi măng đảm bảo tiêu chuẩn về độ đàn hồi và khả năng thẩm thấu.
Quá trình thực hiện
- Khoanh vùng khu vực bị thấm dột, ẩm ướt cần xử lý
- Dùng khoan đục khoét các rãnh nứt và làm sạch trần nhà
- Tiến hành gắn kim bơm keo vào các vị trí bị nứt vỡ gây thấm dột ẩm mốc
- Trộn keo PU và đổ vào trong máy bơm để bơm vào kim trên trần nhà
- Tiếp tục trám kỹ các vị trí vừa đục khoét rồi quét lớp phụ gia chống thấm và hóa chất chống thấm.
Sử dụng màng chống thấm tự dính (khò nóng)
Chống thấm trần nhà bằng màn nguội hoặc kho nóng mang đến nhiều ưu điểm tuyệt vời. Đặc điểm của lớp màng này có dạng tấm và được làm từ nhựa HDPE. Nhờ tính chất chịu nhiệt tuyệt vời mà vật liệu này thường được áp dụng tại các khu vực cấp thoát nước. Khả năng chống axit kiềm cao nên hoàn toàn ngăn ngừa tình trạng rò rỉ hiệu quả.
Đối với biện pháp chống thấm bằng khò nóng mang đến các ưu điểm chịu nhiệt tốt hoặc khả năng chống tia tử ngoại cao. Do đó thường được ứng dụng để chống thấm sân thượng, chống thấm hồ chứa nước, chống thấm bể chứa nước sinh hoạt…
Sau thi công đảm bảo độ hiệu quả tuyệt đối giúp công trình không xuất hiện tình trạng thấm dột nữa. Bên cạnh đó thì biện pháp này không chứa chất hoặc khí độc hại. Nhờ đó có thể bảo vệ sức khỏe gia đình an toàn và gia tăng độ thẩm mỹ cho công trình.
Cách chống thấm trần nhà bị nứt được thực hiện đơn giản như sau:
Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
- Màng chống thấm tự dính HDPE
- Màng chống thấm khò nóng gốc Bitum
Quá trình thi công
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt trần nhà bê tông cần chống thấm
- Bóc lớp vỏ trên các loại màng chống thấm tự dính hoặc màng chống thấm khò nóng.
- Dán trực tiếp lớp màng này vào bức tường.
- Nếu sử dụng vật liệu khò nóng thì cần tiến hành thêm bước tạo ra nhiệt độ làm nóng màng chống thấm.
Sử dụng nhựa đường
Nhựa đường luôn là vật liệu được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực xây dựng công trình. Chống thấm trần nhà bê tông bằng phương pháp này có tác dụng củng cố kết cấu ngôi nhà tại nhiều vị trí. Điển hình như nơi kết nối chân tường và sàn nhà, cổ ống thoát nước, các khe rãnh hoặc vết nứt. Nhựa đường là chất bám rắn có độ dính rất cao được tạo thành từ dầu thô và một số trầm tích tự nhiên. Khắc phục trần nhà thấm dột bằng kỹ thuật này bao gồm các bước như sau:
Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
- Màng dán nhựa đường Bitum và chất phụ gia lót chống thấm Asphalt primer
- Vữa xi măng đảm bảo độ đàn hồi tốt, gạch ốp có công dụng chống nóng
- Máy móc thiết bị như: đèn khò khí ga, bay, con lăn sơn…
Quá trình thi công
- Khoanh vùng khu vực cần chống thấm và vệ sinh sạch sẽ bề mặt đó.
- Quét vật liệu chống thấm trần nhà Asphalt Primer lên vị trí sau khi hoàn tất giai đoạn dọn dẹp đầu tiên.
- Lấy đèn khò khí ga để nung chảy màng nhựa Bitum, sau đó nhúng con lăn và nhựa đường để quét lên mặt tường. Lưu ý, người thi công cần dùng bay miết kỹ các khu vực yếu như mép tường hoặc rìa tường.
- Khảo sát chất lượng chống thấm nước cửa màn nhựa vừa được thực hiện xong. Khi đã cảm thấy ổn thỏa mới chuyển sang các bước tiếp theo.
- Tiếp tục chống thấm trần nhà bằng cách quét vữa xi măng lên màng bảo vệ bề mặt. Thi công lớp vữa với độ dày từ 2cm đến 3cm và tạo độ nghiêng phù hợp.
- Hoàn thiện thủ thuật xây dựng và tiến hành ốp gạch lên khu vực cần ngăn chặn tình trạng thấm dột.
Miếng dán chống thấm trần nhà
Đối với những khu vực mới bị thấm dột hoặc tình trạng thấm dột ở mức nhẹ nên sử dụng biện pháp này. Ưu điểm dễ thi công giúp chúng ta tiết kiệm nhiều thời gian và công sức hơn. Cách chống thấm trần nhà bằng miếng dán vừa đảm bảo an toàn sức khỏe vừa thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, gia đình cũng nên lưu kỹ thuật chống thấm trần nhà này chỉ phù hợp cho khu vực trần nhà bị ẩm mốc với mức độ nhẹ. Hoàn toàn không có tác dụng nâng cao độ bền hoặc kéo dài tuổi thọ cho công trình.
Chuẩn bị trước thi công
- Vệ sinh bề mặt trần bê tông khô ráo, sạch sẽ và đảm bảo độ chắc ổn định
- Dùng dụng cụ cơ khí hoặc máy mài tay để dọn dẹp bụi bẩn, cặn xi măng, rỉ sét. Đồng thời loại bỏ toàn bộ vật liệu tồn tại trên bề tặng tường và chất tháo ván khuôn.
- Đảm bảo độ kết dính cho bề mặt bê tông bị loang lổ hoặc rỗ chằng chịt bằng phụ gia lót Bitumen. Hong khô lớp lớp này trong vòng 1 tiếng đồng hồ rồi mới thực hiện các bước tiếp theo.
- Nếu gia đình cần xử lý chống thấm trên bề mặt kim loại thì cần chuẩn bị thêm dung môi tẩy sạch.
- Đảm bảo nhiệt độ môi trường dao động trong khoảng +50 độC đến +400 độC.
Quá trình thực hiện
- Tháo màng bảo vệ và cắt băng trám kín có kích cỡ phù hợp với yêu cầu công trình
- Sử dụng con lăn sơn để lăn trên bề mặt trần bê tông vài lần
- Tiến hành tạo mối nối tại các vết nứt và chồng lên nhau với khoảng cách tối thiểu là 5cm
- Gia tăng độ bám dính bề mặt bằng keo chống thấm trần nhà, sau đó dùng máy sấy không nóng khu vực đảm bảo tạo ra hiệu quả tốt nhất.
Sơn chống thấm
Sơn tường là một trong những vật liệu chống thấm trần nhà hiệu quả và tạo ra giá trị thẩm mỹ cao. Ngoài công dụng bao phủ làm đẹp màu trần thì lớp sơn còn được trang bị các tính năng ngăn ngừa nước thấm thông qua lớp màng mỏng.
Nhưng nếu lựa chọn phương pháp này thì gia đình nên chú ý đến tuổi thọ của lớp sơn. So với những chất chống thấm khác thì sơn chống thấm dễ bị tác động bởi tia UV mặt trời. Từ đó xuất hiện tình trạng bong tróc hoặc bị rách. Để thực hiện chống thấm trần nhà bê tông bằng sơn, các bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:
Chuẩn bị vật liệu và bề mặt
- Làm sạch bề mặt tường cần chống thấm và loại bỏ các loại nấm mốc, rong rêu. Cà sạch lớp sơn cũ, bụi phấn, dầu mỡ, vữa xi măng cũ.
- Tráng lớp vữa xi măng bê tông có mac phù hợp đảm bảo không bị bong tróc.
- Mua các loại sơn chống thấm theo mong muốn của gia đình
- Chuẩn bị giấy nhám mịn hoặc chổi quét
Quá trình thi công
- Tiến hành sơn hai lớp sơn lót đầu tiên lên bề mặt tường đã sạch khô và ổn định. Lưu ý nên chọn loại sơn lót có màu trắng và phù tường đồng đều với độ dày vừa phải.
- Khi lót sơn cần thực hiện lớp lót đầu tiên và hong khô xong mới lót tiếp lớp thứ hai.
- Dùng lăn sơn để xử lý sơn chống thấm lên trần nhà, đặc biệt là các vị trí bị ảnh hưởng thấm dột nặng.
- Nên sử dụng cách chống thấm trần nhà bằng sơn trong điều kiện thời tiết khô ráo. Gia tăng hiệu quả bằng nhiều lớp sơn đặc biệt với các bức tường gồ ghề.
Thi công bằng Sikaproof Membrane
Cách chống thấm trần nhà bằng Sikaproof Membrane là biện pháp được nhiều gia đình lựa chọn. Đặc điểm của vật liệu này được cấu tạo từ màng lỏng Bitum Polymer gốc nước. Cũng giống như các vật liệu chống thấm khác, Sikaproof Membrane được áp dụng rộng rãi trên nhiều khu vực như ban công, tầng hầm, vách tường, sàn nhà, trần nhà. Ưu điểm dễ thi công giúp quá trình chống thấm trần nhà đạt hiệu quả cao nhất.
Chuẩn bị dung cụ và vật dụng
- Lớp Sikaproof Membrane màng lỏng để thi công nguội
- Chổi quét hoặc bình phun vật liệu chống thấm vách tường hoặc trần nhà
Quá trình thi công
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt trần nhà để loại bỏ vôi vữa hoặc bụi bẩn lâu ngày tích tụ.
- Đổ chất chống thấm Sikaproof Membrane ra thau lớn để dùng chổi quét lên trần tường.
- Nếu sử dụng bình phun thì có thể đổ trực tiếp dung dịch vào bình để giải quyết.
- Quá trình quét hoặc phun đều tay để tạo ra lớp phủ bề mặt linh hoạt có độ kết dính cao.
Ảnh hưởng khi không chống thấm trần nhà kịp thời
Nếu không áp dụng cách xử lý chống thấm trần nhà kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho công trình xây dựng. Điều này tác động trực tiếp đến môi trường sinh hoạt hằng ngày của gia đình. Trần nhà cũng nơi tiếp thường xuyên chịu ảnh hưởng từ thời tiết, nhiệt độ, môi trường. Khi tình trạng thấm dột kéo dài ảnh hưởng đến kết cấu và mỹ quan ngôi nhà.
Dột nước: Nước mưa thấm dột qua các vết chân chim hoặc vết nứt trên vách trần nhà. Sau thời gian dài tiếp diễn còn lan rộng ra nhiều khu vực xung quanh. Hậu quả khiến không gian nhà ở luôn nằm trong tình trạng ẩm ướt và bốc mùi khó chịu.
Xuất hiện ổ mốc: Thấm dột trần nhà chính là nguyên nhân tạo ra các ổ ẩm mốc trên tường. Thẩm chí còn tạo ra điều kiện để nấm mốc sinh sôi trên nhiều món đồ nội thất trong nhà. Quá trình lây lan nấm mốc diễn ra rất nhanh, nếu không chống thấm trần nhà kịp thời sẽ gây ra rất nhiều phiền phức về sau.
Phá hủy kết cấu bê tông: Kết cấu bê tông quyết định đến tuổi thọ sử dụng công trình xây dựng. Nếu tình trạng thấm dột kéo dài sẽ làm bê tông tiếp xúc nhiều nước gây vữa và hao mòn độ kết dính ban đầu.
Nguy hiểm tính mạng con người: Thấm dột trần nhà là nguyên nhân chính gây hư hại công trình xây dựng nhà ở. Việc nước thấm tiếp diễn nhiều ngày sẽ khiến vật liệu không còn đảm bảo tính năng như trước nữa. Điều này tạo ra nhiều vết nứt vỡ, bong tróc bê tông, xi măng rơi xuống từ trần nhà. Nếu tình trạng xảy ra khi gia đình đang sinh hoạt thì có thể làm vỡ đầu gây nguy hiểm tính mạng.
Lưu ý khi thực hiện chống thấm trần nhà bê tông
Vật liệu: Một trong những lý do đầu tiên dẫn đến tình trạng thấm dột trần nhà chính là sử dụng vật liệu không đảm bảo. Do vậy mà ngay từ bước xây dựng đầu tiên thì gia đình nên đầu tư các loại vật liệu chất lượng cao. Điều này sẽ hạn chế tối đa tình trạng hao mòn và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa trần nhà về sau.
Bề mặt sạch: Trước khi thực hiện các cách chống thấm trần nhà thì bạn nên đảm bảo vệ sinh bề mặt sạch sẽ. Loại bỏ tất cả tạp chất, bụi bẩn, vữa tường bị bong tróc để khi tráng lớp chống thấm hiệu quả hơn.
Chọn phương án xử lý: Hiện nay có rất nhiều biện pháp chống thấm, ngăn ngừa ẩm mốc trần nhà khác nhau. Mỗi phương pháp phù hợp cho điều kiện môi trường cũng như tình trạng kết cấu ngôi nhà. Do đó mà gia đình cần tìm hiểu nguyên nhân, kiểm tra tình trạng thấm dột để lựa chọn cách giải quyết tốt nhất.
Đơn vị thi công: Hãy tìm hiểu và chọn ra đơn vị thi công uy tín đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất. Thẩm định chất lượng thi công thông qua số lượng thợ xây, thời gian, tiến độ nâng cao hiệu quả triệt để của công trình.
Trên đây là những thông tin về vấn đề chống thấm trần nhà. Từ đó, bạn có thể thấy rằng đây là một bước không kém phần quan trọng trong khi thi công nhà ở hay bất kỳ công trình nào. Cuối cùng, hy vọng rằng bạn có thể lựa chọn được một phương pháp thi công có đặc điểm và chi phí phù hợp nhất.
Trên đây là bài viết chia sẻ cách chống thấm trần nhà, hi vọng đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Ngoài ra còn có có rất nhiều bài viết hay khác tại chuyên mục GIẢI PHÁP XÂY DỰNG – Chuyên trang về giải pháp xây dựng mới nhất tại Việt Nam và trên thế giới. Cập nhập thông tin đầy đủ nhất về các công nghệ mới được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng, tư vấn thiết kế, trang trí nội ngoại thất và thi công công trình.
TỔNG HỢP NHÓM BÊ TÔNG | |