meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất chấp thị trường “nằm im”, hàng tỷ USD vẫn tấp nập đổ về bất động sản công nghiệp

Thứ ba, 19/07/2022-17:07
Bất chấp sự trầm lắng của thị trường chung, bất động sản khu công nghiệp được dự báo là sẽ vẫn tiếp tục sẽ có sự phát triển mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2022 và trong năm sắp tới. Tuy cơ hội đã mở ra, tuy nhiên vấn đề lớn nhất của phân khúc này này hiện tại là cải thiện chất lượng dự án để thu hút các “ông lớn”.

Thị trường bất động sản khu công nghiệp dần chứng kiến những sự khởi sắc kể từ thời điểm đầu năm 2022 đến nay, khi đất nước chính thức mở cửa trở lại sau khi đại dịch được kiểm soát, các hoạt động kinh tế diễn ra bình thường. Để thu hút các “đại bàng” lớn trên thế giới đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu hồi phục sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa, hàng loạt các khu công nghiệp tỷ đô đã được triển khai xây dựng.

Bất động sản công nghiệp tiếp tục “tăng nhiệt”

Thời điểm đầu tháng 7/2022, Công ty TNHH Indochina Kajima Development, liên doanh giữa doanh nghiệp Indochina Capital và Tập đoàn Kajima (Mỹ) đã tổ chức lễ ra mắt hệ thống Core5 Việt Nam (www.c5ip.vn), đồng thời công bố sẽ đầu tư số tiền 1 tỷ USD vào lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam.

Cũng trong khoảng thời gian này, Công ty Capital Land Development (CLD) cũng đã chính thức đầu tư ngân sách 1 tỷ USD để thực hiện việc phát triển các dự án khu công nghiệp, khu hậu cần và khu đô thị hiện đại đầu tiên của CLD tại Việt Nam. Công ty này cũng sẽ triển khai đầu tư xây dựng nhà xưởng và nhà kho trên lô đất có quy mô diện tích 13,4 ha tại Khu công nghiệp Phú An Thạnh, tỉnh Long An.

Bất động sản công nghiệp: Phục hồi mạnh mẽ sau khi mở lại đường bay quốc tế

Sau khi kiểm soát tốt dịch bệnh Covid - 19, đường bay quốc tế mở lại, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam hồi phục nhanh chóng. Trong thời gian gần đây, xu hướng đầu tư vào BĐS công nghiệp xanh đã nổi lên và được các nhà phát triển dự án hướng tới.

Vì sao bất động sản công nghiệp Thái Nguyên đạt tăng trưởng ấn tượng ?

Thái Nguyên là một trong những địa phương có nền công nghiệp phát triển nhất khu vực phía Bắc. Trong đó, thời gian qua phân khúc bất động sản công nghiệp luôn có chỉ số tăng trưởng ấn tượng, hiện nay địa phương này có 7 khu công nghiệp tập trung và một khu công nghệ thông tin có diện tích rộng 2.600ha.

Bất động sản công nghiệp xanh khẳng định vị thế dẫn đầu xu hướng trong tương lai

Đầu năm 2022, tập đoàn sản xuất đồ chơi trẻ em LEGO nổi tiếng ( Đan Mạch) đã chính thức hiện diện tại Việt Nam cùng với dự án triển khai xây dựng nhà máy sản xuất với tổng số vốn đầu tư ước tính đạt 1,06 tỷ USD tại tỉnh Bình Dương. Thương vụ này sẽ là dấu son chói lọi trong việc thu hút vốn đầu tư “sạch” vào thị trường Việt Nam và hơn hết là khẳng định xu hướng phát triển bền vững, hay bất động sản công nghiệp xanh, đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Đột phá quy mô các dự án bất động sản công nghiệp, phát triển theo xu hướng mới

Báo cáo cập nhật ngành bất động sản khu công nghiệp của Công ty Chứng khoán MiraeAsset trong tháng 6/2022 đã đánh giá năm 2022 sẽ là một năm mà các doanh nghiệp trong ngành này đạt được mức doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng rất cao. Thị trường bất động sản công nghiệp cũng ghi nhận thêm nhiều dự án mới có mức vốn đầu tư lên tới hàng tỷ USD. Đặc biệt là, một số dự án đầu tư khu công nghiệp mới sắp được triển khai xây dựng trên toàn quốc sẽ giúp bổ sung thêm nguồn cung cho thị trường.

Bất động sản công nghiệp gắn với thị trường logistic

Năm 2022 ghi dấu ấn là thời kỳ nhiều biến động đối với người dân và các doanh nghiệp tại Việt Nam. Song, giữa dòng xoáy của sự bất ổn, ngành công nghiệp sản xuất kết hợp với lĩnh vực thương mại điện tử đang tăng trưởng nhanh chóng bởi thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.

“Bàn tiệc” bất động sản công nghiệp đi tìm “gu” thực khách

Nhận diện chính xác khẩu vị của khách, để từ đó đưa ra những giải pháp xúc tiến đầu tư phù hợp để tăng tỷ lệ lấp đầy được coi là vấn đề sống còn của các khu công nghiệp hiện nay. Làm được điều này, Việt Nam có thể tăng lợi thế về bất động sản công nghiệp so với các quốc gia khác trong khu vực này.

Xu hướng phát triển bất động sản công nghiệp xanh

Phát triển kinh tế xanh, bất động sản xanh đang là xu hướng trong thời gian gần đây. Ở Việt Nam đã và đang có nhiều đơn vị tiên phong trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp (BĐS CN) phát triển thành công loại hình khu công nghiệp “xanh hóa”, ví dụ như KCN dệt may Rạng Đông...

Bất động sản công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ
Bất động sản công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành ra quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện đầu tư của 3 khu công nghiệp tại thành phố Hải Phòng, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Hà Nam và điều chỉnh về chủ trương triển khai xây dựng 1 khu công nghiệp tại Bến Tre. Tổng vốn đầu tư của cả 4 khu công nghiệp nói trên ước tính vào khoảng 9.813 tỷ đồng.

Các chuyên gia phân tích của SSI Research nhận định rằng trong thời gian nửa cuối năm 2022, nhu cầu thuê đất ở các khu công nghiệp vẫn sẽ còn tăng mạnh ảnh hưởng từ việc dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Nhu cầu thuê đất tại các khu công nghiệp nhiều khả năng sẽ dần phục hồi trong những tháng còn lại của năm 2022 và các năm tiếp theo, khi mà các hợp đồng ghi nhớ đã được ký trong năm 2021 sẽ chính thức được hoàn tất. Bên cạnh đó, những dự án hạ tầng mới được triển khai như dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tuyến đường Dầu Giây - Phan Thiết, tuyến đường cao tốc Bắc - Nam, công trình cảng Thị Vải - Cái Mép, cảng Gemalink… sẽ tạo nên sự kết nối mạnh mẽ, trở thành đòn bẩy vững chắc cho các khu công nghiệp.


Nhiều ông lớn rất quan tâm đến bất động sản công nghiệp
Nhiều ông lớn rất quan tâm đến bất động sản công nghiệp

Tương tự, theo như đánh giá của đơn vị Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), một số các dự án khu công nghiệp mới được phê duyệt chấp thuận đầu tư và được thực hiện triển khai xây dựng trong quý I/2022 trên địa bàn cả nước sẽ góp phần bổ sung thêm nguồn cung mới cho thị trường trong thời gian tương lai.

Giá đất thuê khu công nghiệp cũng được dự báo là sẽ còn tăng cao trong thời gian khi mà nhu cầu mở rộng quy mô nhà xưởng của các doanh nghiệp tăng mạnh. Hiện nay, các thương hiệu lớn trong lĩnh vực điện tử như Samsung, LG Display, Goertek, Canon, Xiaomi… đang chuẩn bị cho các kế hoạch mở rộng, tăng vốn, hoặc là tiến hành thuê mới nhà xưởng quy mô lớn để có thể bắt đầu sản xuất tại Việt Nam.

Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, đánh giá rằng các nguồn vốn mới đổ vào các khu công nghiệp của Việt Nam trong năm 2022 đang có xu hướng phát triển thành hai nhánh. Thứ nhất là các nhóm ngành sản xuất và hướng thứ hai là dịch vụ hậu cần phụ trợ, tức các khu công nghiệp hỗ trợ cho việc sản xuất, vận hành logistics.

Bài toán làm thế nào để thu hút được “đại bàng”?

Theo nhận định của bà Trang, với sự bùng nổ mạnh mẽ của thương mại điện tử trong vài năm trở lại đây, nhiều nhà đầu tư gốc Á đến từ các nước Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc... và cả nhóm những nhà đầu tư đến từ Mỹ, các nước châu Âu cũng đã lần lượt xuất hiện và hoạt động trên thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam.

Đáng chú ý, nhóm các nhà đầu tư đến với thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2022 trở đi đang có xu hướng săn lùng và tìm kiếm các sản phẩm bất động sản hậu cần sở hữu chất lượng ngày càng cao hơn. Đây cũng sẽ là một thách thức rất lớn của các nhà đầu tư khi chính thức rót tiền vào việc triển khai xây dựng các khu công nghiệp cho thuê trong thời gian tới.

Nhận định về vấn đề này, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, các khu công nghiệp tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự tạo được sức hút, sức hấp dẫn đối với những “đại gia” lớn trên thế giới.

“Đến nay, khoản vốn đầu tư vào các dự án khu công nghiệp, dự án khu chế xuất của Việt Nam vẫn chủ yếu đến từ các quốc gia Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), trong khi vẫn chưa thể thu hút được các đơn vị nhà đầu tư lớn đến từ châu Âu và Bắc Mỹ. Mặt khác, những khu công nghiệp quy mô lớn của Việt Nam hiện nay vẫn còn quá ít”, ông Võ chia sẻ thông tin.


Việt Nam cần cải thiện bất động sản công nghiệp để đón các "ông lớn"
Việt Nam cần cải thiện bất động sản công nghiệp để đón các "ông lớn"

Cùng chung quan điểm, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao của Savills Việt Nam, nhận định rằng để có thể thu hút “đại gia” là những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng, Việt Nam không chỉ cần phải có các khu công nghiệp có quy mô lớn mà còn cần phải làm tốt các yếu tố như hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và hạ tầng logistics như kho bãi, chuỗi cung ứng, các công trình cảng biển, hoàn thiện về thủ tục hành chính…

Đặc biệt, các địa phương, các đơn vị doanh nghiệp ở Việt Nam cần chuẩn bị tốt nhất về đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, vững vàng về chuyên môn, có tay nghề tốt dành cho các ngành nghề lĩnh vực công nghệ cao. Bởi lẽ, ưu tiên hàng đầu hiện nay của các khu công nghiệp là tập trung vào những lĩnh vực tạo ra các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm thiểu tối đa các lĩnh vực thâm dụng lao động.

Ông Bùi Lê Anh Hiếu, Giám đốc Phát triển doanh nghiệp thuộc CTCP Long Hậu (chuyên thực hiện đầu tư ở các tỉnh phía Nam), cho rằng vấn đề được nhiều đơn vị doanh nghiệp đầu tư mới rất quan tâm là chi phí xây dựng, rồi sau đó mới tới vấn đề giá hạ tầng thuê đất trong các khu công nghiệp.

Vì vậy, một trong số những vấn đề được các doanh nghiệp đầu tư cần và mong muốn nhất trong thời điểm hiện tại là có thể được hỗ trợ để bù trượt giá chi phí xây dựng, giảm thiểu một phần giá hạ tầng thuê đất, và ngay cả những vướng mắc, bất cập trong việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển ở khu vực TP.HCM cũng cần phải được giải quyết triệt để.

(Nguồn: Vnbusiness)

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước