meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xu hướng phát triển bất động sản công nghiệp xanh

Thứ tư, 22/06/2022-10:06
Phát triển kinh tế xanh, bất động sản xanh đang là xu hướng trong thời gian gần đây. Ở Việt Nam đã và đang có nhiều đơn vị tiên phong trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp (BĐS CN) phát triển thành công loại hình khu công nghiệp “xanh hóa”, ví dụ như KCN dệt may Rạng Đông...

Vinh danh trên các hãng thông tấn hàng đầu thế giới

Thời gian gần đây, trên các trang tin tức về chuyên mục tài chính - kinh doanh, đặc biệt là trên hãng tin hàng đầu Bloomberg đã trích dẫn bài báo với tiêu đề “Aurora IP: Vietnam maintains the position of leading textile and garment exporter.” (Dịch tiếng Việt: Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông (Aurora IP): Việt Nam duy trì vị trí là nước dẫn đầu trong xuất khẩu mặt hàng dệt may)


Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông được vinh danh trên hãng tin hàng đầu Bloomberg
Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông được vinh danh trên hãng tin hàng đầu Bloomberg

Không chỉ Bloomberg, Market Insider, một trang tin tức về thị trường chứng khoán thuộc Business Insider về dữ liệu thực, biểu đồ tối ưu và đưa tin thời sự, cũng trích dẫn bài báo về cái tên Rạng Đông với hy vọng “xanh hóa” ngành dệt may Việt Nam. Đồng thời, giữ vững vị thế hàng đầu của nước ta về xuất khẩu may mặc trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh sự nỗ lực không ngừng nghỉ từ phía các doanh nghiệp dệt may nội địa trong sự nghiệp giữ vững vị thế dẫn đầu của Việt Nam, các chủ đầu tư BĐS công nghiệp cho lĩnh vực dệt may cũng thể hiện sự đóng góp không hề nhỏ của mình, đơn cử là Tập đoàn địa ốc Cát Tường.

Tiềm năng khởi sắc trên thị trường quốc tế

Không phải ngẫu nhiên mà thương hiệu Rạng Đông lại được in đậm trên các tờ báo uy tín hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Ngành công nghiệp dệt may hiện đang được nhận định là một trong những lĩnh vực thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất. Cùng với đó, Việt Nam hiện đứng thứ hai trên thế giới về thị phần xuất khẩu mặt hàng dệt may, đứng sau Trung Quốc.

Theo đó, dự báo trong năm 2022, triển vọng ngành công nghiệp may mặc thế giới sẽ ngày càng khởi sắc và Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững vị thế là nước hàng đầu trong xuất khẩu mặt hàng dệt may tại thị trường Châu  u và Mỹ. 

Theo số liệu thống kê, Mỹ vẫn duy trì là thị trường lớn nhất của Việt Nam trong nhập khẩu hàng dệt may với trị giá 4,3 tỷ USD, theo sau là thị trường Châu  u với 896 triệu USD, đứng thứ ba là thị trường Hàn Quốc với 754 triệu USD.

Cùng với đó, khu công nghiệp dệt may Rạng Đông cũng thể hiện tiềm năng phát triển, mang trọng trách cao cả là một trong số ít những khu công nghiệp tại Việt Nam đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về mặt pháp lý cũng như cơ sở hạ tầng tiện ích; đạt tiêu chuẩn cung cấp các cơ sở dệt, nhuộm vải chuyên nghiệp.

Không chỉ được đầu tư tỉ mỉ trong thiết kế hệ thống cấp nước và xử lý nước thải bài bản cho một khu công nghiệp đặc thù tại Việt Nam, khu công nghiệp dệt may Rạng Đông còn sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, vượt qua những tiêu chuẩn khắt khe của quy trình dệt, nhuộm vải chuyên nghiệp. Đồng thời, đây cũng là nơi đầy triển vọng để đồng bộ đầu tư xây dựng hệ thống nhà máy hạ tầng ứng dụng công nghệ cao trong tương lai gần. 


Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về cơ sở hạ tầng tiện ích
Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về cơ sở hạ tầng tiện ích

Ngoài ra, với “chiến lược phát triển bền vững kết hợp với phát triển con người” của tập đoàn, khu công nghiệp dệt may Rạng Đông còn được kỳ vọng tạo ra sự thịnh vượng chung, nâng cao chất lượng sống của cộng đồng địa phương cũng như môi trường làm việc thuận lợi cho các chuyên gia và công nhân trong khu công nghiệp.

“Chúng tôi rất vinh dự khi được nhận định là một trong những công ty BĐS tiên phong trong xu hướng dệt nhuộm “xanh hoá”, đặt nền móng cho sự phát triển khu công nghiệp chuyên biệt xanh, sạch, bền vững và chuyên môn hoá cao, mang lại môi trường đầu tư thuận lợi, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đang coi Việt Nam là điểm đến đầu tư lý tưởng. Tôi rất vui vì khu công nghiệp dệt may Rạng Đông đang nhận được sự quan tâm lớn từ giới truyền thông. Đây là động lực thúc đẩy chúng tôi phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình đối với sự phát triển của ngành dệt may ”. Ông Trần Quốc Việt - Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc tập đoàn Cát Tường cho biết.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy trong quý đầu tiên của năm 2022, giá trị xuất khẩu hàng dệt may của cả nước đạt 8,68 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức tăng cao nhất trong 10 năm qua.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tín hiệu tích cực của thị trường và bước đầu kiểm soát được đại dịch COVID-19 sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam hoàn thành mục tiêu xuất khẩu trên 43 tỷ USD vào năm 2022.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ có cơ hội bắt kịp xu hướng dịch chuyển nguồn cung hàng dệt may của thế giới, hứa hẹn là một trong những điểm đến tiềm năng và thuận lợi nhất cho các nhà sản xuất, nhà phân phối xuất nhập khẩu, bán buôn và bán lẻ mặt hàng dệt may trên toàn thế giới.

Bất động sản công nghiệp - Điểm sáng thu hút giới đầu tư nước ngoài

Mới đây, Bộ phận Dịch vụ Công nghiệp của Savills vừa công bố Tiêu điểm ngành Công nghiệp Việt Nam quý I/2022, trong đó nước ta vẫn tiếp tục là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2022. Tính đến ngày 20/3, tổng vốn FDI đăng ký đạt 8,9 tỷ USD, với hơn 322 dự án mới gia nhập thị trường. Trong đó, công nghiệp và chế tạo vẫn là ngành chủ lực của nền kinh tế Việt Nam.

Hiện nay, trên cả nước có tổng cộng 326 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập với tổng diện tích hơn 95,6 nghìn ha.  Trong đó, có 251 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 66,2 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đi vào hoạt động đạt 73,9%, với 88% các khu công nghiệp đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung.


Bất động sản công nghiệp - Điểm sáng thu hút giới đầu tư nước ngoài
Bất động sản công nghiệp - Điểm sáng thu hút giới đầu tư nước ngoài

Thị trường BĐS với điểm sáng là BĐS CN bao gồm: đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và logistics ở Việt Nam được nhận định đang đứng trước những cơ hội thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong xu hướng dịch chuyển đầu tư quốc tế. 

Với việc chuyển đổi cơ cấu công nghiệp hướng đến những ngành công nghiệp chế tác, chế tạo giá trị tăng cao, trong đó có lĩnh vực dệt may, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trên nền tảng công nghệ 4.0 cùng chiến lược thu hút FDI và thúc đẩy liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hứa hẹn loại hình BĐS CN chế tác, chế tạo sẽ phát triển mạnh mẽ và bùng nổ trong tương lai.

Thông qua lần khẳng định tên tuổi này, kỳ vọng trong thời gian sắp tới không chỉ khu công nghiệp dệt may Rạng Đông mà cả thị trường BĐS CN Việt Nam sẽ ngày càng khởi sắc thu hút nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Đặc biệt, triển vọng đầu tư lĩnh vực dệt may nhằm tôn vinh vẻ đẹp mang đậm giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam ta.  

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước