meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sàn thương mại điện tử xuất hóa đơn giúp minh bạch quản lý thuế, chống gian lận

Thứ ba, 26/11/2024-15:11
Để nâng cao hiệu quả quản lý thuế và ngăn ngừa gian lận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng hóa đơn điện tử cho các giao dịch trực tuyến. Điều này không chỉ giúp tăng cường minh bạch trong các giao dịch mà còn hỗ trợ người tiêu dùng và doanh nghiệp chứng minh nguồn gốc hàng hóa, góp phần hạn chế thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.

Ủy quyền xuất hóa đơn điện tử

Tại Việt Nam, thương mại điện tử ngày càng được mở rộng và hiện đã trở thành một phương thức kinh doanh phổ biến, được cả doanh nghiệp và người dân áp dụng rộng rãi. Với sự đa dạng về mô hình hoạt động và đối tượng tham gia, thương mại điện tử đã giúp doanh nghiệp và cá nhân dễ dàng giới thiệu và cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Ngày 25/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg. Trong đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp và cá nhân dễ dàng giới thiệu, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực này cũng đặt ra thách thức cho cơ quan quản lý, đặc biệt là trong việc kiểm soát hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng và quản lý thuế.

xuat-hoa-don-1732595489.png

Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 123/2020 về việc áp dụng hóa đơn điện tử đối với các giao dịch thương mại điện tử. Ông cũng lưu ý việc quy định cho phép người bán có thể ủy quyền cho các sàn thương mại điện tử xuất hóa đơn điện tử cho người mua. Các bộ, ngành có liên quan cần phối hợp cùng Bộ Tài chính để triển khai các giải pháp này.

Ngoài các quy định về hóa đơn, Thủ tướng còn giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, để kịp thời đề xuất các chính sách pháp luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung nhằm quản lý hiệu quả hoạt động thương mại điện tử.

Đồng thời, Bộ sẽ tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 và trên cơ sở đó, nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch cho giai đoạn 2026-2030. Bộ Công Thương cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Bộ Công Thương sẽ chủ động xây dựng các chính sách quản lý các giao dịch thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cùng với đó, sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn doanh nghiệp, người dân nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng.

Bộ cũng sẽ tăng cường công tác cảnh báo, hỗ trợ người tiêu dùng khi tham gia thương mại điện tử, đồng thời kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả và các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Hạn chế thất thu thuế

Theo Bộ Công Thương, doanh thu từ thương mại điện tử sẽ đạt 30,5 tỷ USD vào năm 2025, với Việt Nam là quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

Liên quan đến sàn thương mại điện tử xuất hóa đơn điện tử, trước đó Tổng cục Thuế đã đề xuất trong dự thảo sửa Nghị định 123 việc cho phép người bán ủy quyền cho sàn thương mại điện tử phát hành hóa đơn thay. Theo cơ quan chức năng, quy định này sẽ giúp tất cả các giao dịch trực tuyến, dù lớn hay nhỏ, đều có hóa đơn hợp lệ, từ đó hỗ trợ quản lý thuế, doanh thu và tính hợp pháp của giao dịch, đồng thời giúp người bán chứng minh nguồn gốc hàng hóa.

xuat-hoa-don-1-1732595489.png

Tại hội nghị đầu tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã yêu cầu áp dụng hóa đơn điện tử cho giao dịch thương mại điện tử. Cụ thể, các địa phương phải bố trí nguồn lực để triển khai hóa đơn điện tử cho người tiêu dùng, đồng thời yêu cầu xử lý nghiêm các vi phạm đối với cơ sở kinh doanh không xuất hóa đơn điện tử.

Theo quy định hiện hành, người bán phải xuất hóa đơn điện tử cho người mua. Tuy nhiên, thực tế chỉ một số gian hàng chính hãng của các thương hiệu trong và ngoài nước mới thực hiện việc này, trong khi nhiều người bán nhỏ vẫn chưa làm. Điều này tiềm ẩn nguy cơ thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.

Đại biểu Trần Văn Lâm - ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết, người bán trên các sàn thương mại điện tử phải tự kê khai và nộp thuế, đồng thời chịu trách nhiệm về nghĩa vụ thuế của mình. Các sàn thương mại điện tử chỉ có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan thuế.

Tuy nhiên, trong dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Chính phủ đã đề xuất các sàn thương mại điện tử và nền tảng số sẽ thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay cho người bán (hộ, cá nhân kinh doanh) trên sàn, đồng thời kê khai số thuế đã khấu trừ. Đây là một bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính và phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. Đề xuất này hoàn toàn hợp lý.

Lý do là trong nguyên tắc quản lý thuế, người chịu thuế không nhất thiết phải là người nộp thuế. Ví dụ, thuế VAT do người tiêu dùng chịu, nhưng người nộp thuế thực tế lại là doanh nghiệp bán hàng, tức là doanh nghiệp sẽ nộp thay cho người tiêu dùng.

Thêm vào đó, với hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người bán trên các sàn, việc thu thuế từng cá nhân sẽ tốn rất nhiều thời gian, chi phí và công sức của cơ quan thuế. Tuy nhiên, với đề xuất mới, toàn bộ việc nộp thuế sẽ được gộp lại và thực hiện qua sàn thương mại điện tử, giúp đơn giản hóa quy trình, giảm thiểu thủ tục và hạn chế thất thu thuế.

Trong Công điện số 119/CĐ-TTg, Thủ tướng Phạm Minh Chính còn yêu cầu Bộ Công an chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đẩy mạnh triển khai dịch vụ xác thực điện tử cho các sàn thương mại điện tử, đảm bảo mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đều phải xác thực danh tính khi cung cấp và giao dịch hàng hóa trên các sàn. Việc này nhằm ngăn ngừa thất thu thuế và các hành vi gian lận.

Cùng với đó, Bộ Công an cần tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác bảo đảm an ninh mạng trong hoạt động thương mại điện tử, triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh và xử lý nghiêm khắc các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Theo: dothi.reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hệ lụy từ việc luật sư làm chứng cho giao dịch chuyển nhượng nhà đất

Người đi bộ sẽ có có lối đi thoáng đãng khi Hà Nội triển khai cho thuê vỉa hè

Sửa đổi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng: Không cần quá chú trọng vào việc...chống đầu cơ

Đánh thuế mua bán nhà đất theo năm sở hữu: Có thể khiến nhà đầu tư "đẩy" giá cao lên để bù đắp chi phí

Liên tục trả giá cao rồi bỏ cuộc trong các phiên đấu giá: Tầm nhìn chiến lược hay hành vi phá hoại?

Chính phủ dự kiến chi 16.500 tỷ đồng mỗi năm cho phát triển nhà ở xã hội

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

Tin mới cập nhật

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

1 giờ trước

Giám đốc AI của Meta: Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển trí tuệ nhân tạo và thu hút đầu tư

1 giờ trước

Hệ lụy từ việc luật sư làm chứng cho giao dịch chuyển nhượng nhà đất

1 giờ trước

Đất "lên sàn" vẫn tiếp tục nóng, chuyên gia nhận định thao túng, thổi giá ngày càng tinh vi hơn

1 giờ trước

Nhiều dự án được gỡ vướng, giá nhà kỳ vọng sẽ sớm "hạ nhiệt"

2 ngày trước