Vì sao bất động sản công nghiệp Thái Nguyên đạt tăng trưởng ấn tượng ?
BÀI LIÊN QUAN
Bắc Giang phê duyệt quy hoạch chi tiết loạt khu dân cư, khu công nghiệp có tổng quy mô 360 haCác đại gia châu Âu chưa “mặn mà” đầu tư vào Khu công nghiệp tại Việt NamViệt Nam trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của ngành công nghiệp khu vực Đông Nam ÁĐầu tư hạ tầng công nghiệp theo hướng đồng bộ
Tỉnh Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông đồng bộ, trong những năm qua Thái Nguyên đã có bước phát triển đột phá về mọi mặt. Nằm cách sân bay Quốc tế Nội Bài chỉ khoảng 50km với 45 phút lái xe, chỉ cách cảng Hải Phòng khoảng 160 km, Tỉnh Thái Nguyên là điểm nút giao thông quan trọng, có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt kết nối với các tỉnh thành trong khu vực. Thái Nguyên được đánh giá là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ phía Bắc, đầu mối giao thông quan trọng và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hóa của các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Theo các số liệu thống kê cho thấy, tỉnh Thái Nguyên luôn nằm trong top những tỉnh thành thu hút đầu tư hiệu quả hàng đầu cả nước trong thời gian qua. Để tạo đà bứt phá trong phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, tích cực chỉ đạo các sở, ngành tạo điều kiện giải quyết các thủ tục hành chính nhanh nhất theo quy định, đồng hành với nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện, định kỳ thường xuyên đối thoại, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề ra các giải pháp đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa các dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hiện nay, trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có tổng số 236 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực. Trong đó có 119 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 8,4 tỷ USD; 117 dự án DDI với tổng vốn đăng ký là 15.497 tỷ đồng. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 595,3ha, tỷ lệ đất công nghiệp đã lấp đầy đạt gần 70%.
Được biết, địa phương này hiện có 7 khu công nghiệp tập trung và 1 khu công nghệ thông tin tập trung với tổng diện gần 2.600ha, trong đó đã có 5 khu công nghiệp đã được đầu tư hạ tầng và có các nhà đầu tư cùng 35 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 1.335ha. Theo đó, các khu công nghiệp thu hút được 239 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt 8,662 tỷ USD và trên 16.000 tỷ đồng. Trong đó, có 139 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn 8,7 tỷ USD; thu hút đầu tư trong nước với số vốn lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng vào các lĩnh vực.
Thời điểm này, tỉnh Thái Nguyên có 5/7 khu công nghiệp được đầu tư hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, đi vào hoạt động (khu công nghiệp Quyết Thắng đang thu hút nhà đầu tư hạ tầng, khu công nghiệp Phú Bình mới được bổ sung vào quy hoạch) thu hút 240 dự án với tỷ lệ lấp đầy đạt 61% đây là một con số cực kỳ ấn tượng. Trong đó, Khu A - khu công nghiệp Điềm Thụy đạt 100%, khu công nghiệp Sông Công II đạt tỷ lệ lấp đầy 96,81%, khu công nghiệp Yên Bình trên 92%. Với những kết quả nêu trên doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đạt trên 30 tỷ USD và hơn 8.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 100.000 lao động với mức thu nhập bình quân 6,8 triệu đồng/người/tháng.
Như đã biết, Trong quý I năm 2022, Phổ Yên, Thái Nguyên ghi nhận mức thu hút đầu tư bổ sung 920 triệu USD của Tập đoàn Samsung tại dự án Samsung Electro-Mechanics Việt Nam, điều này đã đưa Thái Nguyên trở thành đại phương xếp thứ 2 cả nước về thu hút đầu tư FDI tính từ đầu năm đến nay, chiếm gần 18,5% tổng vốn đầu tư cả nước, chỉ sau Bắc Ninh. Đây là điểm nhấn đáng chú ý trong quá trình phát triển phân khúc bất động sản công nghiệp ở Thái Nguyên.
Dấu ấn của phân khúc bất động sản công nghiệp ở Thái Nguyên là công tác thu hút đầu tư, trong đó, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh là nơi được xem là “cánh tay phải”, là bệ đỡ đầy tin cậy, đồng hành và hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ông Trần Quốc Trung – Phó trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên cho biết, trong vai trò là cơ quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên luôn xác định là cơ quan đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất trên cơ sở các quy định của pháp luật, của trung ương, địa phương và quy chế quản lý các khu công nghiệp để doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh tại Thái Nguyên .
Theo ông Trung, Ban quản lý đã thực hiện tốt công tác quy hoạch và phát triển hạ tầng các khu côn nghiệp, công tác thu hút đầu tư, bảo vệ môi trường, đất đai, Ban đã luôn chú trọng tới việc hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, hỗ trợ tuyển dụng lao động, phối hợp tổ chức tuyên truyền pháp luật về các lĩnh vực: Đầu tư, môi trường, lao động, BHXH, ..v..v cho doanh nghiệp; Tham mưu cho lãnh đạo tỉnh tổ chức các Hội nghị gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp để lắng nghe, giải quyết khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.
“Những hoạt động tích cực đó luôn được các nhà đầu tư ghi nhận và đánh giá cao”, ông nói.
Đầu tư nhiều khu công nghiệp mới hiện đại
Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang tích cực mở rộng quy mô các khu công nghiệp cũ và phát triển đầu tư nhiều khu công nghiệp mới hiện đại, khang trang và bề thế hơn, hướng tới mục tiêu xây dựng trở thành trung tâm cồng nghiệp khu vực phía Bắc.
Tính đến năm 2021, tính riêng thành phố Sông Công đã thu hút 17 dự án mới vào khu công nghiệp Sông Công II với tổng vốn đăng ký đạt 45 triệu USD và 810 tỷ đồng. Khu công nghiệp Sông Công I đã có 102 dự án, vốn đăng ký đầu tư 58 triệu USD và trên 7.700 tỷ VNĐ.
Hiện cả nước có 336 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 97.800 ha, trong đó, 261 khu công nghiệp đang hoạt động (tỷ lệ lấp đầy đạt 76%) và số còn lại trong quá trình giải phóng mặt bằng hoặc trong giai đoạn xây dựng.
Với nguồn cầu tiếp tục vượt quá nguồn cung, có thể thấy rõ sự cần thiết và tốc độ gia tăng số lượng nguồn cung tại các tỉnh, thành phố công nghiệp trọng điểm như: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng. Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bắc Giang...
Giai đoạn 2015-2020, Thái Nguyên đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,1%/năm (gấp 1,5 lần GDP trung bình cả nước). GDP bình quân đầu người tăng từ 51 triệu đồng/người năm 2015 lên 90 triệu đồng/người năm 2020 (tăng gấp 1,76 lần).
Theo bảng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2019 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vừa công bố, Thái Nguyên đứng vị trí 12/63 tỉnh, thành phố, tăng 6 bậc so với năm 2018.
Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên, số dự án FDI cấp mới trong giai đoạn 2016-2020 của tỉnh đạt 17 dự án, với tổng vốn thu hút mới và tăng thêm trên 71 triệu USD. Đến nay, toàn tỉnh đã có 130 dự án FDI còn hiệu lực. Qua đó đã đóng góp vào số thu ngân sách của tỉnh trong giai đoạn 2016-2020 là 17,3 triệu USD, tăng 1,7 lần (so với năm 2015) và tạo việc làm cho trên 15 nghìn lao động. Trong 2 tháng đầu năm 2020, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút 7 dự án FDI mới, với tổng số vốn đăng ký trên 23 triệu Đô la Mỹ.
Ngày càng có nhiều chuyên gia, người lao động đến làm việc tại Thái Nguyên, đặc biệt là việc Tập đoàn Samsung đầu tư vào 2 nhà máy SEVT và SEMV, nơi đây thu hút lượng lớn chuyên gia, nhà quản lý trong, ngoài nước và hàng vạn công nhân từ các địa phương khác đến làm việc, đã tạo ra sức cầu lớn về nhà ở. Tất cả các yếu tố trên tạo động lực lớn để thị trường bất động sản nơi đây phát triển nhanh hơn.