meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các đại gia châu Âu chưa “mặn mà” đầu tư vào Khu công nghiệp tại Việt Nam

Thứ sáu, 10/06/2022-14:06
Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp, khu chế xuất ghi nhận ở mức 50% tăng lên 50 - 70%. Nhiều nhà đầu nước nước ngoài liên tục đổ vốn vào các khu công nghiệp tại Việt Nam để triển khai hoạt động, đặt nhà máy…

Theo TPO, GS.TSKh Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt Nam chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) mà chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn tại các quốc gia châu Âu, Bắc Mỹ.

Ngày 9/6, Hội thảo “Lộ trình và những lưu ý cho nhà đầu tư khi đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) phối hợp với Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh. Tại đây, GS Đặng Hùng Võ phát biểu, các khu công nghiệp tại Việt Nam được Nhà nước quan tâm rất nhiều ngay sau khi đất nước thống nhất. Sau giai đoạn đổi mới, phát triển các khu công nghiệp - khu kinh tế được xác định là chính sách trọng điểm của Việt Nam, đặc biệt là với chủ trương kêu gọi đầu tư công nghiệp nhằm phát triển nền kinh tế mới.


Hội thảo “Lộ trình và những lưu ý cho nhà đầu tư khi đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất”
Hội thảo “Lộ trình và những lưu ý cho nhà đầu tư khi đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất”

Tính đến cuối tháng 3/2020, toàn Việt Nam có 335 khu công nghiệp, đạt tổng diện tích hơn 66.000ha. Trong đó, có 260 khu công nghiệp và 75 khu công nghiệp đang được xây dựng. Cả nước đã có 17 khu kinh tế ven biển được thành lập và đang phát triển. Ngoài ra, khoảng 3,7 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp - khu kinh tế trên toàn quốc, nữ giới chiếm gần 60% lực lượng lao động. Trong đó, chính sách xây dựng và phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp là một trong những chính sách trọng điểm của Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn và vẫn đang ách tắc.

Ông Đặng Hùng Võ nhận định, từ khi Việt Nam tham gia vào hai Hiệp định thương mại tự do kiểu mới là CPTPP và EVFTA, thêm vào đó các chuyển biến trong quan hệ Mỹ - Trung đã làm thay đổi dòng chảy của vốn đầu tư FDI vào Trung Quốc khi dịch chuyển sang những nước khác, trong đó có Việt Nam. Một số nhà đầu tư lớn của Hàn và Nhật Bản cũng đã đến thị trường Việt Nam. Còn những nhà đầu tư lớn từ châu Âu, Mỹ, Canada cũng đang khảo sát để vào Việt Nam. 

Tuy nhiên, theo ý kiến của GS Đặng Hùng Võ, khu công nghiệp trong nước vẫn chưa tạo sự hấp dẫn với những “đại gia” trên thế giới. “Đến nay, đầu tư vào các KCN-KKT Việt Nam chủ yếu là từ các nước Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn từ châu Âu và Bắc Mỹ. Mặt khác, các KCN lớn của Việt Nam còn quá ít, nhất là các khu hỗn hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ” – Vị giáo sư nói nói. Ông Võ lấy dẫn chứng, nếu so sánh với khu công nghiệp SHXIP ở Thượng Hải thì các khu công nghiệp của Việt Nam vẫn chưa có đầu mối khu vực, chưa xây dựng Trung tâm nghiên cứu phát triển, chưa xuất hiện nhà đầu tư trong danh sách 500 doanh nghiệp của thế giới trong khi  KCN SHXIP có tới 52 nhà đầu tư trong top 500…


Dòng tiền FDI đang dịch chuyển từ Trung Quốc sang những điểm đến mới như Việt Nam
Dòng tiền FDI đang dịch chuyển từ Trung Quốc sang những điểm đến mới như Việt Nam

Nguyên nhân khiến Việt Nam hiện đang thu hút lượng vốn FDI khủng do sở hữu lợi thế đất đai, nguồn nhân công giá rẻ. Tuy nhiên thị trường lại chưa thu hút các nhà đầu tư lớn của thế giới. Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng: Do thiếu đi động lực từ thị trường; Còn quá ít những khu công nghiệp lớn; Hạ tầng chưa đồng bộ để phát triển công nghiệp trọng điểm; Dịch vụ, tiện ích hiện đại chưa đầy đủ; Chủ trương tích hợp các khu công nghiệp với những khu dịch vụ, khu đô thị được xác định quá chậm, dẫn tới tình trạng thiếu sức sống cho các khu công nghiệp; Chưa chú trọng vào việc phát triển các khu công nghệ cao, chưa đưa vào trọng điểm nên các khu công nghiệp không kết nối được với những hoạt động công nghệ và đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao. 

Ông Kenji Usuda - Tổng giám đốc Công ty Kyouwa cho hay, khi đầu tư vào thị trường Việt Nam, doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn như khác biệt văn hóa; Tiếp cận chậm các thông tin và gặp phải những thông tin không chính thống; Các thủ tục chưa đơn giản, tốc độ giải quyết của các cơ quan chức năng khá chậm. “Mong muốn của DN là có thêm cơ hội để được nêu ý kiến, kiến nghị. Hiện các địa phương đã cải thiện hơn so với trước nhưng nếu làm tốt hơn thì sẽ có nhiều NĐT đến Việt Nam” – ông Kenji Usuda nói.


Phải quy hoạch các khu công nghiệp - khu kinh tế thành một hệ sinh thái bài bản
Phải quy hoạch các khu công nghiệp - khu kinh tế thành một hệ sinh thái bài bản

Theo nhận định của ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VIAC, việc phát triển khu công nghiệp - khu kinh tế gặp khá nhiều hạn chế, các chính sách chưa tối ưu và hỗ trợ được cho các nhà đầu tư để được hưởng chế độ ưu đãi…Khu công nghiệp - Khu kinh tế quy hoạch tràn lan, không đồng bộ, chưa bám sát nhu cầu thực tiễn, mục tiêu, khả năng thu hút đầu tư.

Do đó, để giữ chân và thu hút các nhà đầu tư mới trong dài hạn, ông Vũ Tiến Lộc đề xuất, ban quản lý khu công nghiệp cần xem xét, rà soát các vướng mắc để nhanh chóng tháo gỡ cho doanh nghiệp. Cần có các ứng xử tốt hơn để đón tiếp các nhà đầu tư. Tranh thủ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong giai đoạn đang tái cấu trúc lại. Cần xây dựng nhiều thể chế, giải pháp nâng cấp dịch vụ trong khu công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tận dụng cơ hội mới trong khi chuỗi cung ứng toàn cầu đang định vị lại.

Chủ tịch VIAC nhìn nhận: “Nhiều địa phương suy nghĩ đơn giản, coi KCN-KKT chỉ đơn thuần là cung cấp mặt bằng, nhà xưởng chứ chưa xây dựng, có tầm nhìn quy hoạch thành hệ sinh thái bền vững, kết hợp hài hòa kinh tế với môi trường, là khu vực hỗ trợ kinh doanh đạt chuẩn quốc tế… Thúc đẩy phát triển KCN-KKT thành hệ sinh thái còn là thách thức lớn cho việc đầu tư phát triển, nâng cấp KCN-KKT tại Việt Nam”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước