“Bàn tiệc” bất động sản công nghiệp đi tìm “gu” thực khách
BÀI LIÊN QUAN
Giá bất động sản bước vào giai đoạn "hạ nhiệt" để chuẩn bị chu kỳ tăng giá mới?Đưa bất động sản Thái Bình lên tầm cao mới nhờ đầu tư công Tăng giá 30-40% trong thời gian ngắn, Tân Uyên được mệnh danh là “điểm nóng” mới của bất động sản Bình DươngKhu công nghiệp bắt “gu” khách thuê
Ông Nguyễn Đình Nam,Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Xúc tiến và Hợp tác đầu tư Việt Nam (IPA Vietnam) cho hay, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đến từ Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam và đã đưa ra những cam kết về số vốn đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế, số doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng sang Việt Nam vẫn còn khá hạn chế cho thấy yêu cầu của họ dường như vẫn chưa được đáp ứng đúng đắn và đầy đủ, từ đó dẫn tới việc dịch chuyển đầu tư hiện còn khá chậm.
Theo ông Nam, trong thời gian vừa qua, thị trường bất động sản công nghiệp chứng kiến đã chứng kiến làn sóng dịch chuyển đầu tư tới từ các nhà đầu tư trong các nước khối tiếng Trung (Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc Đại lục), nhưng chủ yếu là các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ, chứ ít xuất hiện các nhà đầu tư lớn và thuộc vào các lĩnh vực thâm dụng lao động như may mặc, chế tác da giày, làm gỗ nội thất, nhựa…, cho nên họ thường chọn lựa các khu công nghiệp ở xa trung tâm để tận dụng nguồn lao động và chi phí rẻ.
Thị trường miền Trung: Thách thức và cơ hội với bất động sản công nghiệp
Nhiều dự án bất động sản công nghiệp được đầu tư bài bản, quy mô lớn đang tiến vào miền Trung. Đây chính là nguyên nhân giúp phân khúc này phát triển mạnh mẽ trong khu vực, đồng thời giúp thị trường bất động sản miền Trung sôi động hơn trong thời gian tới.Cú hích từ các dự án hạ tầng cho bất động sản công nghiệp phát triển
Phân khúc bất động sản công nghiệp trên toàn quốc đang hưởng thêm nhiều lợi thế tới từ hàng ngàn km cao tốc Bắc Nam, các công trình lớn về cảng biển, cảng hàng không, đường sắt… Việc này đã giúp bất động sản công nghiệp tạo thêm sức hấp dẫn và thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài.Gỡ điểm nghẽn khi thu hút vốn FDI cho bất động sản công nghiệp
Thời gian qua, Việt Nam được ghi nhận là điểm đến hấp dẫn hàng đầu cho các nhà đầu tư nước ngoài. Dòng vốn FDI liên tục đổ vào Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới nhờ hàng loạt những cải cách môi trường đầu tư và các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký.Giá đất cùng giá thuê bất động sản công nghiệp tăng cao
Việt Nam hiện đang là điểm sáng đầu tư của các doanh nghiệp FDI, nhưng với việc mặt bằng giá đất tại đây đang leo thang đã đe dọa tới triển vọng tăng trưởng của phân khúc bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên, thực tế thị trường này vẫn có rất nhiều tiềm năng và đang trong giai đoạn tăng giá thuê.Các "ông lớn" dùng hàng nghìn tỷ đồng săn đón bất động sản công nghiệp Việt Nam
Hiệp hội Môi giới Bất động sản (VARS) nhận định bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ hồi sinh cùng làn sóng đầu tư đang rất mạnh trên thị trường.Bất động sản công nghiệp, thị trường đầy tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI
Việc nối lại đường bay quốc tế, cùng với sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài đã kéo các nhà đầu tư quốc tế trở lại với thị trường bất động sản Việt Nam. Cùng với đó, khả năng phục hồi và thích ứng tốt của các doanh nghiệp trong nước đang mở ra một tương lai đầy hứa hẹn của thị trường bất động sản công nghiệp trong năm 2022 và cả những năm tới.Làn sóng FDI đổ bộ, giá thuê bất động sản công nghiệp khu vực phía Nam tăng lên cao
TP.HCM và các tỉnh phía Nam đang dẫn đầu giá thuê bất động sản công nghệ trên cả nước. Giá thuê tăng do làn sóng đầu tư FDI mới đổ vào Việt Nam và nhu cầu mở rộng sản xuất của doanh nghiệp.Về việc lựa chọn địa điểm đầu tư, ông Nam nhận định, điều này sẽ chủ yếu phụ thuộc vào tính chất của dự án. Nếu là dự án thâm dụng lao động, chi phí sử dụng nhân công thấp…thì những địa bàn như Nam Định, Hà Nam, Thái Bình sẽ được ưu tiên, nếu liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu thì khách thuê sẽ ưu tiên các khu vực có lợi thế mạnh về logistics, nằm gần các cảng biển, cảng hàng không và đường cao tốc… như thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh hay Thanh Hóa.
Ngoài ra, một vấn đề khác cũng vô cùng quan trọng, được các nhà đầu tư quan tâm đó là chuỗi cung ứng. Thông thường, nhà đầu tư sẽ quan tâm tới việc đặt nhà máy tại các khu vực có nhiều nhà cung cấp để dễ dàng, thuận lợi cho việc vận hành nhà máy.
Theo chia sẻ của ông Phạm Văn Chính, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO), nếu như các chủ đầu tư khu công nghiệp nếu muốn đẩy mạnh việc thu hút được khách thuê quốc tế thì ngoài tập trung vào các lĩnh vực, ngành nghề nằm trong danh mục thu hút đầu tư cũng cần phải nhanh nhạy nắm bắt được khẩu vị của khách hàng, để từ đó có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu mà khách hàng đặt ra. Chẳng hạn, khách thuê khu công nghiệp làm dịch vụ liên quan nhiều đến vận chuyển, logistics... thì các chủ đầu tư cần tìm ra những giải pháp tối ưu hóa các loại chi phí này từ địa điểm thuê.
Còn theo chia sẻ ông Lê Huy Đông, Bộ phận Bất động sản công nghiệp của Savills Việt Nam, nếu so sánh với các thị trường khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…, thì thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam hiện nay đang sở hữu không ít lợi thế như mặt bằng giá thuê khu công nghiệp tương đối thấp, chi phí thuê nhân công rẻ, có ưu đãi về thuế cạnh tranh…, chưa kể đến việc Chính phủ hiện cũng đang hỗ trợ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, cả với dòng vốn trong nước lẫn đầu tư từ nước ngoài.
Việc phát triển khu công nghiệp ở các thị trường lớn, truyền thống cũng như ở các thị trường mới đều cần phải bám sát vào quy hoạch vùng nguyên liệu, ngành hàng. Nếu như những vấn đề nói trên được thực hiện tốt thì khả năng thu hút đầu tư sẽ có hiệu quả hơn.
Trải thảm đỏ đón “đại bàng”
Theo nhận định của ông Vũ Công Trụ, chuyên gia lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp và xúc tiến đầu tư, hiện nay có nhiều nhà đầu tư mới vẫn lựa chọn cách đi theo các nhà đầu tư kỳ cựu, những nhà đầu tư đã có bề dày kinh nghiệm trên thị trường và ưu tiên chọn các điểm thuê ở những địa phương có nền công nghiệp đã phát triển nhiều năm như Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc..., những khu vực nằm trong diện đang được quy hoạch cũng được nhà đầu tư nhắm đến. Đối với các thị trường mới, dù có ưu điểm là quỹ đất rộng lớn, giá thuê thấp, nhưng nếu bị hạn chế về cơ sở hạ tầng kết nối thì sẽ vẫn sẽ rất khó thu hút được đầu tư.
Lâu nay, chiến lược xúc tiến đầu tư đa ngành được áp dụng khá nhiều, tuy nhiên do thực hiện trên bình diện rộng nên bị dẫn đến tình trạng dàn trải, thiếu trọng tâm, không có trọng điểm.
Có nhiều cuộc xúc tiến đầu tư chủ yếu chỉ mang tính kết nối, tiếp cận ban đầu chứ chưa đi vào thực chất. Thậm chí việc xúc tiến đầu tư đa ngành, đa địa điểm còn khiến cho các đối tác khó hình dung và gặp nhiều trở ngại trong việc tìm hiểu về cơ hội đầu tư cụ thể. Bên cạnh đó, cũng vì mục đích ‘làm quen’ là chính nên rất nhiều cuộc xúc tiến đầu tư vẫn chưa thực sự thu hút sự quan tâm, chú ý của giới chủ đầu tư, dẫn đến hiệu quả chương trình là không có.
Để hoạt động xúc tiến đầu tư đạt được những thành công rực rỡ, ông Trụ cho rằng, ngay từ đầu, các đơn vị chủ đầu tư cần phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tăng cường mạnh mẽ sự kết nối đối với các mạng lưới liên quan đến doanh nghiệp FDI, khi đó việc định hướng về loại hình sản phẩm, dịch vụ, và khách hàng tiềm năng sẽ trở nên thuận lợi hơn. Ngoài ra, lợi thế tạo nên sức cạnh tranh của mỗi dự án là chính là quỹ hàng hóa và các dịch vụ cung cấp cho khách thuê trước, sự hỗ trợ trong và sau cấp phép. Nếu các đơn vị chủ đầu tư có thể cam kết được với khách thuê về chính sách hỗ trợ, hỗ trợ đồng hành cùng khách thuê trong thời gian làm việc thì khả năng thành công sẽ cao hơn.
Thời gian qua, “dọn tổ đón đại bàng” đang là vấn đề đặc biệt được quan tâm và để thu hút các đơn vị nhà đầu tư lớn, giới chuyên gia cho rằng, các địa phương nên chủ động trải thảm đỏ, thậm chí đối với những dự án quy mô lớn, người đứng đầu ở các địa phương cần làm việc trực tiếp với người lãnh đạo cao nhất của đơn vị đầu tư để có thể mời gọi đầu tư về cho địa phương mình, kế đến là đưa ra gợi ý lựa chọn khu công nghiệp phù hợp, gắn với việc đáp ứng nhu cầu mở rộng và phục vụ tốt cho nhu cầu của các chủ đầu tư này.
(Nguồn: Tin nhanh chứng khoán)