Các "ông lớn" dùng hàng nghìn tỷ đồng săn đón bất động sản công nghiệp Việt Nam
Trong chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã có nhiều buổi gặp mặt với những doanh nghiệp lớn tại đây, đồng thời đón nhận nhiều thông tin tích cực.
Giải pháp “đón dòng” vốn mới cho bất động sản công nghiệp Việt Nam
Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang có nhiều triển vọng phát triển nhưng lại tồn tại nhiều “điểm nghẽn” cản trở việc đón dòng vốn mới. Đây là những nhận định được các diễn giả nêu ra tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2022.Sức bật mới của bất động sản công nghiệp Long An
Những dự án có quy mô “khủng” đang biến Long An trở thành trung tâm công nghiệp, tạo đà để bất động sản ở khu vực này “lên ngôi”.Làn sóng FDI đổ bộ, giá thuê bất động sản công nghiệp khu vực phía Nam tăng lên cao
TP.HCM và các tỉnh phía Nam đang dẫn đầu giá thuê bất động sản công nghệ trên cả nước. Giá thuê tăng do làn sóng đầu tư FDI mới đổ vào Việt Nam và nhu cầu mở rộng sản xuất của doanh nghiệp.Điển hình là việc Tim Cook - Giám đốc điều hành Apple cho biết, hãng công nghệ này mong muốn mở rộng chuỗi cung ứng, tích cực hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia vào chuỗi giá trị của Apple.
VARS nhận xét, bên cạnh đó, trong quý đầu năm 2022, cuộc xung đột chính trị và quân sự giữa Nga và Ukraine nổ ra, đồng thời với chính sách "zero COVID" của Trung Quốc đã khiến nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề; Chuỗi cung ứng đứt gãy; Tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu sản xuất xảy ra ở nhiều ngành nghề; Chi phí và thời gian vận chuyển vận tải tăng cao,... Điều này đồng thời cũng thúc đẩy mạnh nhu cầu về kho bãi và nhà xưởng ngay tại những thị trường tiêu thụ.
Trong khi tại Việt Nam, Chính phủ ban hành nhiều chính sách ưu đãi, kết hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đang ổn định với sức mua lớn đã giúp Việt Nam dần trở thành một điểm đến mới của các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất đa quốc gia. Năm 2021 vừa qua, bất chấp những tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid - 19, tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam được nâng lên trên 31 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Trong đó tính riêng lĩnh vực bất động sản đã chiếm 2,9 tỷ USD.
Có thể thấy, phân khúc bất động sản công nghiệp vẫn như một ngọn hải đăng trên thị trường. Theo VARS, mặc dù nền kinh tế có những biến động trồi sụt do ảnh hưởng từ đại dịch, nhưng bất động sản công nghiệp của Việt Nam vẫn luôn là phân khúc có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định đã từ rất nhiều năm nay.
Thị trường đang phát triển phân khúc này khá tốt là Bình Dương và Đồng Nai. Dự kiến đến cuối năm 2022, nguồn cung tại Bình Dương và Đồng Nai có thêm Khu công nghiệp mới là VSIP III và AMATA Long Thành sẽ hoàn thiện hạ tầng và sẵn sàng để cho thuê. Dự án VSIP III mới được khởi công từ cuối tháng 3/2021, khi đó Tập đoàn Lego (Đan Mạch) đã nhanh chóng đăng ký xây nhà máy tại đây trị giá 1 tỷ USD.
Xét tại thị trường nhà xưởng xây sẵn và nhà kho phía Nam đang có nhiều dự án được dự kiến xây dựng và hoàn thành trong năm nay. Một số cái tên khá uy tín như: SLP, BWID, Khu công nghiệp Việt Nam, JD.com… sẽ vào thị trường và cung cấp thêm khoảng 800.000 m2 diện tích kho xưởng.
Tại khu vực phía Nam ghi nhận nhu cầu về bất động sản công nghiệp rất lớn, do đó giúp tỷ lệ lấp đầy luôn duy trì ở mức 90%. Giá thuê cũng giữ ổn định nhờ sự tăng trưởng của nguồn cung. Riêng tỉnh Long An đang có hệ thống giao thông huyết mạch kết nối thuận tiện tới TP. Hồ Chí Minh nên mức giá cho thuê nhà xưởng tại đây có xu hướng tăng cao hơn từ 21 - 45% so với cùng kỳ.
Theo thống kê, những ngành như điện tử, kho vận, nội thất và thiết bị y tế có nhu cầu thuê nhà xưởng rất lớn. Tại khu vực phía Bắc, diễn biến trên thị trường bất động sản công nghiệp cũng tương tự khu vực phái Nam. Tỷ lệ lấp đầy liên tục đạt mức khá cao ngay cả khi nguồn cung không ngừng mở rộng. Cụ thể, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp trong quý I/2022 tại khu vực phía Bắc đạt 85%, tăng 5 điểm phần trăm so với quý I/2021, nhà xưởng xây sẵn cũng đạt 98%.
Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, tính đến giữa tháng 2/2022, tổng diện tích đất công nghiệp toàn khu vực phía Bắc đạt khoảng 63,5 nghìn ha được đưa vào quy hoạch và có 238 khu, cụm công nghiệp đã hoạt động và đang được xây dựng.
Theo ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội: "Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam chứa đựng nhiều tiềm năng đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn phải cạnh tranh để giành lấy địa điểm phù hợp. Đối với phân khúc này còn tập trung nhiều tại các địa bàn lân cận khu đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và có hệ thống giao thông kết nối thuận tiện tới sân bay, cảng, trung tâm đô thị…
Điều này sẽ khiến nguồn cung tại khu vực đó trở nên khan hiếm hơn và giá đất bị đẩy lên cao. Tùy vào đặc tính mỗi ngành nghề mà nhà đầu tư sẽ triển khai cơ hội và lợi thế phát triển tại những địa bàn khác nhau. Bởi, mỗi lĩnh vực sẽ có các tiêu chí và yêu cầu riêng. Nhiều doanh nghiệp thì ưu tiên về khu công nghiệp có diện tích lớn, giá đất thấp và khả năng kết nối tới sân bay, cảng biển thuận tiện.
Vì vậy, để tạo thêm sự hấp dẫn tại nhiều tỉnh thành cả nước, Việt Nam cần đầu tư hoàn thiện mạng lưới giao thông, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tiện ích mỗi khu vực và ban hành các chính sách hỗ trợ kinh tế. Thông qua đó thì nguồn vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất mới chảy đều tới các địa phương trên cả nước".
Còn theo nhận định của Savills Việt Nam, trong những năm qua, các doanh nghiệp phát triển bất động sản trong nước đã nắm bắt khoảng trống và bổ sung thêm sản phẩm cho thị trường. Qua đó, doanh nghiệp sản xuất sẽ có thêm nhiều lựa chọn hơn khi tiến vào thị trường Việt Nam. Tuy vậy, nhà đầu tư cũng cần xem lại các yếu tố về môi trường, tìm hiểu nhu cầu và địa điểm triển khai của nhà đầu tư, hay cần khoảng thời gian nhất định dành cho quá trình nghiên cứu.