meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất động sản công nghiệp, thị trường đầy tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI

Thứ ba, 31/05/2022-10:05
Việc nối lại đường bay quốc tế, cùng với sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài đã kéo các nhà đầu tư quốc tế trở lại với thị trường bất động sản Việt Nam. Cùng với đó, khả năng phục hồi và thích ứng tốt của các doanh nghiệp trong nước đang mở ra một tương lai đầy hứa hẹn của thị trường bất động sản công nghiệp trong năm 2022 và cả những năm tới.

Làn sóng mạnh mẽ của động sản công nghiệp Việt Nam

Đánh giá về thị trường bất động sản công nghiệp trong thời gian qua, các chuyên gia nhận định, nguồn vốn FDI đổ vào thị trường Việt Nam trong thời gian qua như một làn sóng mạnh mẽ, tác động rất lớn vào thị trường bất động sản cũng như nền kinh tế nước ta. Nhất là khi chúng ta quay trở lại trạng thái "bình thường mới" và đồng thời kiểm soát được Covid-19. Đây cũng chính là bước đệm mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các địa phương phát triển công nghiệp trong thời gian tới.

Phân tích xu hướng phát triển nguồn vốn công nghiệp nước ta trong thời gian tới, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết: "Các nguồn vốn FDI mới đổ vào các khu công nghiệp Việt Nam năm nay có xu hướng phát triển song song cả ngành sản xuất và hậu cần phụ trợ. Bất động sản công nghiệp sẽ có những hỗ trợ, giúp đỡ cho sản xuất, logistics".


Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam.
Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam.

Cũng theo bà Trang, cùng với sự bùng nổ của ngành thương mại điện tử trong những năm gần đây, nhà đầu tư lớn trên thế giới đã lần lượt có mặt tại thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam. Các nhà đầu tư lớn như: Singapore, Nhật Bản, Hong Kong, Hàn Quốc... và cả nhóm các nhà đầu tư đến từ Mỹ, châu Âu đều có xu hướng tìm kiếm bất động sản có nền tảng hậu cần chất lượng ngày càng cao hơn.

Tổng giám đốc Công ty BW Industrial, ông Lance Li cũng có những dự báo về thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Theo vị này, thị trường của chúng ta có nhiều triển vọng để đón dòng vốn mới năm nay. Những tín hiệu tích cực trog chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đã ghi nhận có sự tăng trưởng trong 7 tháng liên tiếp là minh chứng cho điều đó.

Còn theo nhận định của lãnh đạo Cushman & Wakefield, thị trường logistics Việt Nam đang nằm trong giai đoạn đầu phát triển, nhưng tầm nhìn phát triển trong 5-10 năm tới sẽ có nhất nhiều đột phá. Chính phủ nước ta đang từng bước đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cùng sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp trung lưu với mức thu nhập khả dụng tăng cao cùng với sự lan tỏa mạnh mẽ của thương mại điện tử đều là những động lực thúc đẩy thị trường logistics phát triển.

Chỉ tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã và đang thu hút rất nhiều nhà phát triển bất động sản công nghiệp quốc tế với số lượng lớn các dự án mới đang trong quá trình xây dựng. Trung tâm dữ liệu và kho vận ghi nhận sự gia tăng nguồn đầu tư chất lượng cao từ nhiều công ty lớn của Mỹ và châu Âu. Có thể nói, cả thế giới đang tìm kiếm cơ hội gia nhập thị trường Việt Nam, từ đó có những bước nghiên cứu, phân tích kĩ để lựa chọn địa điểm xuống tiền đầu tư một cách hợp lý.

Việc khởi động lại đường bay quốc tế cùng và việc các hiệp định thương mại đã được ký kết mở ra cơ hội để chúng ta thu hút được lượng lớn dòng vốn nước ngoài, ông Trang Minh Hà, Chủ tịch HĐQT North Stars Asia  phân tích: “Ở Châu Á, Việt Nam chỉ xếp sau Singapore về số lượng và độ phủ các hiệp định thương mại thế giới. Tổng GDP các nước trên thế giới ký kết hiệp định thương mại với Việt Nam chiếm đến 53% GDP toàn cầu. Ngoài ra, chiến tranh thương mại Mỹ Trung hay căng thẳng Triều Tiên từ các năm trước tạo thành xu hướng đưa Hàn Quốc, Trung Quốc rót vốn vào Việt Nam trong 1-2 năm trở lại đây. Singapore và nhóm nhà đầu tư gốc Á đứng thứ nhất về vốn FDI đăng ký mới trong những tháng đầu 2022 có thể sẽ mở là một kênh đầu tư gián tiếp của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam”.

Chúng ta thu hút được dòng vốn FDI rất lớn bởi chúng ta có nhiều yếu tố lợi thế hơn các nước trong khu vực. Theo khảo sát, chi phí nhân công tại Việt Nam chỉ bằng 60% tại Thái Lan, 31% tại Malaysia và 25% so với Trung Quốc. Thuế doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ ở mức 20%, nằm trong danh sách những nước có thuế thu nhập thấp nhất trong khu vữ. Bên cạnh đó, nhiều chính sách ưu đãi thuế tại riêng từng địa phương, nhằm hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp FDI. Đặc biệt, nếu so với các nước ASEAN thì chi phí thuê đất công nghiệp tại Việt Nam được cho là rất thấp.

Cũng theo ông Hà, gói hỗ trợ 350.000 tỷ của Chính phủ đầu tư công vào các dự án cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành... sẽ giúp cải thiện một phần chi phí logistic tại Việt Nam, từ đó giúp tạo thêm cơ hội để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư vào các khu công nghiệp.

Ông John Campbell, Trưởng bộ phận Dịch vụ Công nghiệp Savills Việt Nam dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2022, bởi nhu cầu trong nước phục hồi, cũng như dòng vốn đầu tư nước ngoài đang duy trì đà tăng ổn định. Các điều kiện kinh doanh cũng được cải thiện đáng kể trong 5 tháng qua sau những ảnh hưởng của những đợt bùng phát dịch Covid-19 tromg năm 2021.

Hàng loạt các “ông lớn” đổ bộ vào thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam

Giữa tháng 5 vừa qua, Pandora đã ký biên bản ghi nhớ xây dựng cơ sở chế tác trang sức mới tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III (VSIP) tại Bình Dương. Đây là địa điểm sản xuất thứ ba của công ty này, hai điểm sản xuất trước đều được đặt tại Thái Lan.


Khu công nghiệp Vsip III Bình Dương.
Khu công nghiệp Vsip III Bình Dương.

 

Một khu nhà xưởng xây sẵn rộng 20.000 m2 tại dự án KTG Industrial Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai) vừa được Tập đoàn Framas (Đức) thuê để sản xuất các bộ phận bằng nhựa chất lượng cao, khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp này là Nike và Adidas.

Bắt đầu bằng việc thuê một khu đất rộng 20.000 m2 tại Khu công nghiệp chuyên dụng Phú Mỹ 3 (PM3 SIP) ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Tập đoàn Fuchs, một doanh nghiệp có nhiều tiếng vang trong ngành dầu nhớt tại Đức, đã công bố mở rộng hoạt động tại Việt Nam vào cuối tháng 3 năm nay. Hợp đồng thuê đất được kí trong thời hạn 55 năm, mở đầu cho sự hợp tác lâu dài giữa Việt Nam với nhà sản xuất dầu nhớt có kinh nghiệm hơn 90 năm của Đức.

Miền Trung cũng thành điểm đến hút nhiều nhà đầu tư mới. Khi nhà đầu tư Arevo Inc đến từ Mỹ bày tỏ mong muốn được đầu tư nhà máy sản xuất máy in 3D có mức vốn đầu tư khoảng 135 triệu USD tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Hay sự có mặt United States Enterprises,  dự kiến sẽ đặt nhà máy sản xuất chất bán dẫn tại đây với tổng mức đầu tư trị giá 110 triệu USD. Ghi nhận thêm một nhà đầu tư lớn nữa khi Trung tâm Nghiên cứu phát triển và sản xuất Fujikin (35 triệu USD) cũng được góp mặt tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng...


Khu công nghệ cao được Đà Nẵng phê duyệt đề án tổng thể phát triển đến năm 2030.
Khu công nghệ cao được Đà Nẵng phê duyệt đề án tổng thể phát triển đến năm 2030.

Khu vực miền Bắc tiếp tục là điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Đây được đánh giá là những tay chơi đã tham gia vào thị trường Việt Nam từ rất sớm và liên tục mở rộng quy mô tại các thủ phủ công nghiệp phía Bắc nước ta.

CapitaLand Development đầu năm nay đã ký biên bản ghi nhớ đầu tư một tỷ USD với tỉnh Bắc Giang nhằm phát triển khu công nghiệp, hậu cần và khu đô thị đầu tiên của CLD tại Việt Nam. Hay sự kiện Công ty cổ phần Phát triển Công nghiệp BW mua lại Khu công nghiệp DEEP C với quy mô khoảng 74.000 m2 tại Khu công nghiệp Bắc Tiên Phong, tỉnh Quảng Ninh đều là những tín hiệu cho thấy sức hút mạnh mẽ cũng như sự uy tín của thị trường bất động sản công nghiệp.

Bên cạnh đó, Thái Nguyên chỉ mất 2 tháng đầu năm để đưa về 924 triệu USD vốn FDI, chiếm gần 18,5% tổng vốn FDI cả nước trong kỳ. Đóng góp công lớn trong kết quả này khoản bổ sung vốn trị giá 920 triệu USD của Công ty TNHH Samsung Electro-Mechanics Việt Nam, thuộc Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc). Thành công nâng tổng vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Yên Bình tại thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên lên 2,27 tỷ USD (gần 52 nghìn tỷ đồng).

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước