Giải mã sức hút thị trường bất động sản tại các địa phương được quy hoạch lên thành phố
Xu thế tất yếu
Việc phát triển các khu đô thị vệ tinh là xu hướng tất yếu ở Việt Nam và cả thế giới. Theo số liệu của Bộ xây dựng, tính đến tháng 6/2020, Việt Nam có 853 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt trực thuộc trung ương, 20 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 43 đô thị loại III, 85 đô thị loại IV và 672 đô thị loại V. So với 500 đô thị các loại vào năm 1990, những con số này thể hiện một sự bứt phá tương đối mạnh mẽ trong quá trình phát triển đô thị ở nước ta.
Trong những năm vừa qua, những khu vực đô thị luôn là nơi thu hút đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài, khách du lịch đến Việt Nam, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Vì nắm vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội nên luôn được Nhà nước ưu tiên phát triển.
La Gi Bình Thuận: Tâm điểm BĐS nghỉ dưỡng Nam Trung Bộ
Thời gian gần đây, các ông lớn trong giới đầu tư địa ốc đang “để mắt” đến thị trường La Gi – Bình Thuận. Đây là một vùng đất mới có nhiều tiềm năng phát triển bất động sản nhờ sở hữu vị trí đắc địa, cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi và định hướng lên thành phố năm 2025.Bất động sản Ba Vì – “thỏi nam châm” hút nghỉ dưỡng ven đô
Bất động sản Bắc Vân Phong: Tiềm năng không còn nằm ở hai chữ “đặc khu”
Trong chiến lược phát triển đô thị năm 2021-2030, nước ta đặt ra mục tiêu, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 50-52% với ít nhất 3 đô thị đạt chuẩn quốc tế. Vấn đề phát triển đô thị còn được cụ thể hóa trong các văn kiện Đảng bộ của các tỉnh và thành phố trong thời gian vừa qua. Theo đó, định hướng chung của các địa phương là phấn đấu nâng cấp đô thị ở những nơi có điều kiện phát triển, hướng đến mục tiêu tăng nhanh các đô thị vệ tinh quanh các thành phố lớn, tạo liên kết giữa các vùng khác nhau trong cả nước.
Đi cùng với nâng cấp đô thị, việc phát triển bất động sản đô thị được xem là trọng điểm của kinh tế đô thị. Bởi lẽ, ngành kinh tế này có ảnh hưởng lớn đến cơ sở hạ tầng, một trong những tiêu chuẩn hàng đầu khi các địa phương nâng cấp đô thị.
Giới chuyên gia nhận định, việc bất động sản ở các địa phương sắp lên thành phố là một xu thế tất yếu khi thị trường bất động sản ở các trung tâm thành phố lớn đang quá tải. Tốc độ đô thị hóa tăng cao khiến nhu cầu thị trường nhà ở cũng trở nên nhộn nhịp.
Giải mã sức hút
Từ trước đến nay, thông tin một địa phương sắp được quy hoạch lên thành phố luôn là một “cú hích” lớn cho thị trường trường bất động sản ở khu vực đó. Sốt đất Hà Tây sau khi có thông tin sáp nhập vào Hà Nội vào năm 2008, hay đất ở Gia Lâm tăng giá “vù vù” trước thông tin sắp được nâng cấp lên quận đều là những câu chuyện điển hình cho sức hút của thị trường bất động sản ở những địa phương sắp được quy hoạch, nâng cấp lên đô thị.
Sở dĩ có được sức hút này là do bất động sản ở các địa phương sắp lên thành phố là một kênh đầu tư mang lại biên độ lợi nhuận cao hơn so với bất động sản ở trung tâm thành phố. Đồng thời, thị trường này cũng sở hữu mức giá thấp, phù hợp với tài chính của nhiều người nên luôn lọt “tầm ngắm” của các nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm và cả các nhà đầu tư tay mơ, non trẻ.
Một ví dụ điển hình cho sự sức hút của thị trường bất động sản ở các địa phương sắp lên thành phố là thị xã La Gi, Bình Thuận. Đây là một địa phương đang được quy hoạch, đầu tư phát triển để lên thành phố trước năm 2025. Hiện tại, khu vực này đang có giá bất động sản khá “mềm” nhưng dư địa tăng giá rất cao nhờ những lợi thế về cơ sở hạ tầng.
So với thành phố Phan Thiết, giá bất động sản ở La Gi rẻ hơn gấp 2-3 lần. Cụ thể, đất nền dự án nằm ở những khu vực có vị trí đẹp, gần trung tâm có mức giá dao động từ 50-80 triệu/m2. Mặc dù giá rẻ nhưng so với thời điểm năm 2019, mức giá này tăng gấp 3 lần.
Để đáp ứng tiêu chuẩn khi nâng cấp đô thị, những địa phương này luôn đẩy mạnh xây dựng, nâng cấp các tuyền đường giao thông để tăng cường sự kết nối với các vùng lân cận. Điều này đã tác động lớn đến bất động sản, một ngành kinh tế vốn “ăn theo” sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Cho nên, giá bất động sản ở những địa phương này luôn khả năng tăng giá nhanh chỉ trong một thời gian ngắn.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, các địa phương mới bắt đầu sắp được quy hoạch để định hình phát triển lên thành phố có giá bất động sản rất rẻ, khả năng sinh lời lớn. Trong khi đó, bất động sản là một ngành có giá trị tăng dần theo hoạt động đầu tư. Cho nên, một địa phương khi đã định hình được giá trị của cơ sở hạ tầng, giá trị để khai thác kinh tế thì giá trị bất động sản sẽ tăng rất cao.
Cùng phân tích nguyên nhân của vấn đề này, ông Đinh Minh Tuấn – Giám đốc batdongsan.com.vn khu vực miền Nam cho biết, khi cơ sở hạ tầng ở những địa phương sắp lên thành phố được nâng cấp, tính kết nối với các vùng lân cận tăng cao sẽ kéo theo một lượng lớn người dân lao động có nhu cầu đến đây để lập nghiệp. Nhu cầu nhân sinh cao sẽ kéo theo nhu cầu phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Đây là những tiềm năng lớn để thu hút nhiều nhà đầu tư về đây phát triển thị trường.
Bên cạnh giá thấp, bất động sản ở những địa phương sắp lên thành phố có tính thanh khoản cao và nhu cầu mua cao tại mọi thời điểm. Việc chào bán các sản phẩm bất động sản ở những thị trường này cũng trở nên dễ dàng và không mất nhiều thời gian. Cho nên, thị trường ở những địa phương này luôn là kênh đầu tư an toàn, giúp bảo toàn vốn, gia tăng lợi nhuận bền vững dù thị trường có biến động.
Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển nhưng thị trường bất động sản ở các địa phương sắp lên thành phố sẽ có nhiều thay đổi về quy hoạch, chính sách phát triển. Vì vậy, trước khi rót vốn vào phân khúc này, các nhà đầu tư phải tìm hiểu kỹ, cập nhật liên tục thông tin về chính sách quy hoạch, thu hút đầu tư của địa phương để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.