sub-1-1647175506.jpg
 

Trong những năm gần đây, thông tin Bắc Vân Phong sẽ trở thành một trong ba đặc khu kinh tế đầu tiên ở Việt Nam đã khiến nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, đây sẽ trở thành “miếng bánh ngon” trên thị trường bất động sản. Tuy nhiên, viễn cảnh tốt đẹp này chỉ đang nằm ở tương lai. Bởi lẽ, đến thời điểm hiện tại, Quốc hội vẫn chưa phê duyệt luật đặc khu.

Khi nào Bắc Vân Phong trở thành đặc khu kinh tế? Nhiều chuyên gia cho rằng, câu hỏi này rất khó đoán định. Hiện nay, khu vực này đã hình thành xong thế trận nhưng quyết định chính thức của Quốc hội vẫn là cột mốc quan trọng để nhìn nhận sự phát triển trong tương lai.

Khu kinh tế Vân Phong được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 92/2006/qĐ-TTg ngày 25/04/2006. Đến năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã có chính thức phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2030 theo Quyết định 380/QĐ-TTG. Theo đó, Vân Phong sẽ là một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, đồng thời là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa có vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư.

anh-1-1647191575.jpg

Toàn cảnh khu kinh tế Bắc Vân Phong (Vạn Ninh, Khánh Hòa) 

 

Luật đặc khu đã được Quốc hội cân nhắc, đặt lên đặt xuống để xem xét nhiều lần nhưng vẫn chưa được thông qua. Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, dự luật này liên quan đến nhiều vấn đề nền cần có nhiều thời gian để trao đổi, tiếp thu nhiều hơn.

Trên thực tế, đặc khu là những nơi có những ưu đãi, chính sách đặc biệt để thu hút đầu tư. Đây là một mô hình phổ biến trên thế giới với khoảng 4.500 đặc khu kinh tế tại hơn 140.000 nền kinh tế. Tuy nhiên, dự luật này rất khó thông qua ở Việt Nam vì đây là một dự luật riêng biệt, khác biệt so với hệ thống dân luật từ trước đến nay.

Cũng như các ngành kinh tế khác, bất động sản ở Bắc Vân Phong vẫn đang “mòn mỏi” chờ đợi luật đặc khu được Quốc hội thông qua để có thể tạo thêm một “cú hích” mới. Nhiều nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng, khi luật đặc khu được thông qua, kinh tế ở khu vực này sẽ phát triển mạnh, giá bất động sản sẽ tăng phi mã trở lại.

Anh Nguyễn Thành Đạt, giám đốc một công ty môi giới bất động sản Khánh Hòa cho biết, sau khi giá bất động sản ở Bắc Vân Phong “lao dốc” không phanh, nhiều nhà đầu tư đã vội vàng bán tháo với mức giá thấp hơn 10-15% so với giá mua vào. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn không ít nhà đầu tư vẫn chấp nhận bị “ngâm vốn” trong dài hạn và ngồi chờ một sự “đột phá” về giá bất động sản khi luật đặc khu được thông qua.

box-1-1647191616.jpg
 

Tính đến thời điểm hiện tại khi đã trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, khu kinh tế Bắc Vân Phong vẫn chưa khai thác được nhiều, phát triển một cách cầm chừng, các nhà đầu tư thì “rót vốn” rất e dè do lo sợ nhiều yếu tố pháp lý.

Chính quyền tỉnh Khánh Hòa cũng đang tỏ ra rất “sốt ruột” về vấn đề này. Mới đây, tại buổi tiếp xúc cử tri trực tuyến sau kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, đại diện cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên, Quốc hội vẫn chưa thể phê duyệt vì khu vực này vẫn còn nhiều bất cập về cơ chế, chính sách.

sub-2-1647175506.jpg
 

Thông tin Bắc Vân Phong sẽ trở thành một trong ba đặc khu kinh tế ở Việt Nam đã khiến thị trường nhà đất ở đây trở nên “sốt nóng” trong một thời gian dài. Tuy nhiên, kể từ khi chính quyền tỉnh Khánh Hòa ban hành các quy định kiểm soát giao dịch bất động sản, cấm tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thị trường bất động sản ở đây gần như đang trở lại giá trị vốn có ban đầu.

Theo anh Hùng, một môi giới bất động sản ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, vẫn có nhiều nhà đầu tư đến đây để săn đất, tuy nhiên, giá bán chỉ tăng nhẹ, không có nhiều đột biến. So với thời điểm sốt đất vào năm 2018, giá bất động sản ở đây giảm khoảng 60-65%.

Ghi nhận trên các trang web mua bán bất động sản, giá đất nền dự án ở những đoạn đường trung tâm như Nguyễn Trãi, Mã Mây có giá khoảng 10-20 triệu đồng/m2. Đặc biệt, đất nền tại các khu vực ven biển như Vạn Khánh, Vạn Thọ, Vạn Thắng rớt giá mạnh, chỉ còn khoảng 7 triệu đồng/m2, giảm 3-4 lần so với năm 2018.

anh-2-1647192041.jpg

Thị trường bất động sản ở Bắc Vân Phong đang dần ổn định khi không có nhiều biến động về giá 

 

Thị trường bất động sản ở khu kinh tế Bắc Vân Phong không còn sôi động, cũng như không ghi nhận sự xuống tiền ồ ạt ở các loại đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản như trước. Giá bán của các loại đất nông nghiệp, mặt biển cũng giảm sâu. Cụ thể, hiện nay, một lô đất ruộng có diện tích gần 2.000 m2 nằm chỉ có giá 750 triệu. Đất mặt biển du lịch Bắc Vân Phong chỉ có giá 900.000 đồng/m2. Đất tại các khu tái định cư ở khu vực Đại Lãnh giờ cũng chỉ dao động từ 2-4 triệu đồng.

Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành quy hoạch sử dụng đất ở thị xã Ninh Hòa, huyện Vạn Ninh. Theo đó, huyện Vạn Ninh nơi có khu kinh tế Bắc Vân Phong sẽ chuyển đổi hơn 7.456 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở các xã có lợi thế phát triển công nghiệp và du lịch. Đồng thời, tỉnh Khánh Hòa sẽ tăng diện tích đất vui chơi – giải trí, đất danh lam – thắng cảnh để phục vụ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong tương lai.

dat-nen-dat-o-dat-tho-cu-van-ninh-khanh-hoa-1594008407-alomuabannhadatvn-1647192352.jpg

Giá đất ở Bắc Vân Phong đang quay trở về giá trị thực vốn có (ảnh minh họa) 

 

Thông tin này là một hiệu tích cực cho thị trường bất động sản ở Bắc Vân Phong sau một thời gian bị giảm giá sâu. Tuy nhiên, giá bất động sản  vẫn không có nhiều biến động do tâm lý lo sợ bị “chôn vốn” của nhiều nhà đầu tư.

Đại diện một sàn giao dịch bất động sản ở Khánh Hòa cho biết, mặc dù chính quyền tỉnh đã mở lại giao dịch đất ở Bắc Vân Phong sau một thời gian “đóng cửa” nhưng thị trường ở đây không có nhiều chuyển biến biến tích cực. Số lượng hồ sơ làm thủ tục đất đai mới không có nhiều, đa phần là các hồ sơ tồn động từ trước.

Thị trường ảm đạm nhưng đây là một tín hiệu tốt cho thấy bất động sản ở Bắc Vân Phong đang dần quay trở lại giá trị thực vốn có. Giá đất ổn định sẽ giúp nhiều nhà đầu tư cảm thấy an toàn khi “rót vốn” vào thị trường, đồng thời sẽ giúp chính quyền dễ dàng hơn trong việc quản lý, điều chỉnh quy hoạch cho khu vực này.

sub-3-1647175505.jpg
 

Trên thực tế, nếu không trở thành một đặc khu kinh tế như nhiều đầu tư kỳ vọng thì Bắc Vân Phong vẫn là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển bất động sản, Những lợi thế của vùng đất này nằm ở vị trí chiến lược và những ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng của chính quyền tỉnh Khánh Hòa.

Bắc Vân Phong sở hữu một lạch nước sâu tự nhiên, đủ sức chứa các tàu vận tải lớn. Khu vực này nằm ở cực Đông của Tổ quốc, có vị trí hàng hải kết nối giữa khu vực Đông Á năng động nhất Châu Á với Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Với vị trí chiến lược này, Bắc Vân Phong đang nuôi dưỡng một giấc mơ sẽ trở thành một cảng trung chuyển quốc tế mang tầm vóc của người Việt. Khi khu vực này trở nên sầm uất, thị trường bất động sản sẽ trở thành một mỏ vàng đối với nhà đầu tư. Chưa kể, ở đây còn có hệ thống giao thông kết nối thuận lợi như đường Quốc lộ 1A, đường bộ cao tốc Bắc – Nam, Quốc lộ 26 kết nối vùng Tây Nguyên,… tạo thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa.

Bên cạnh đó, Bắc Vân Phong còn được chính quyền tỉnh Khánh Hòa ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế hạ tầng. Trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Khánh Hòa đã đặt ra mục tiêu xây dựng đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của Khu kinh tế Vân Phong. Nâng cấp Bắc Vân Phong thành khi kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển thành vùng kinh tế trọng điểm, động lực của tỉnh, khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.

anh-4-1647193016.jpg

Bắc Vân Phong có nhiều tiềm năng phát triển bất động sản trong dài hạn 

 

 

box-2-1647193038.jpg
 

Dự kiến từ nay cho đến năm 2025, tỉnh Khánh Hòa sẽ thu hút 53.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó, tỉnh sẽ tập trung xây dựng 9 tuyến đường trục chính, 5 gói đường nội khu với 49 tuyến, xây dựng khoảng 20 km đường sắt từ cảng trung chuyển Vân Phong đến đường sắt Bắc Nam và 2 nhà ga.

Với cơ sở vật chất ngày càng đồng bộ và hoàn thiện, giá bất động sản ở Bắc Vân Phong sẽ tăng phi mã trong thời gian tới. Bởi vì, so với các đặc khu kinh tế khác, quỹ đất ở đây không còn nhiều.

Chuyên gia bất động sản Phạm Văn Nam cho biết, từ “đặc khu” có thể không được sử dụng, tuy nhiên Bắc Vân Phong vẫn có nhiều tiềm năng phát triển bất động sản. Ở thời điểm hiện tại, khi có một thông tin đủ sức để “phá băng” tâm lý của nhiều nhà đầu tư, thị trường bất động sản ở đây sẽ phát triển mạnh trở lại.

Tiềm năng bất động sản ở Bắc Vân Phong luôn hiện hữu, tuy nhiên lợi nhuận khi đầu tư vào thị trường này chỉ sinh ra khi có sự phát triển kinh tế. Trong thời gian tới, xu hướng đầu tư bất động sản ở Bắc Vân Phong sẽ có nhiều chiều hướng khác nhau. Đặc biệt, hậu Covid-19, khu vực này đang được giới chuyên gia kỳ vọng sẽ “thắp sáng” thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian tới.

Thủ tướng trực tiếp khảo sát tại Vân Phong

Ngày 12/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc tại tỉnh Khánh Hòa, đi thăm, khảo sát, kiểm tra tình hình triển khai một số dự án, công trình lớn, trọng điểm tại đây.

Thủ tướng đã khảo sát thực địa trên vịnh Vân Phong, nghe báo cáo về phương án phát triển đô thị biển, khu du lịch trọng điểm trong khu vực, quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong…

Tại đây, Thủ tướng lưu ý liên quan tới các dự án bất động sản, phải tạo ra được việc làm thì mới có người đến làm việc, có người đến làm việc thì mới có người đến ở, có người đến ở thì mới có người mua nhà. Địa phương cần phát triển hạ tầng để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, thu hút nhân lực đến làm việc và cư dân tới sinh sống…

Thủ tướng đã đi khảo sát, nghe báo cáo về các phương án hướng tuyến dự án cao tốc Buôn Ma Thuột-Vân Phong. Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm tiến độ và chất lượng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền về dự án này; cân đối bố trí, huy động các nguồn vốn cho dự án.

Thủ tướng một lần nữa lưu ý việc triển khai các dự án cao tốc cần đi theo hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể, không bám theo đường cũ hay khu dân cư, giảm được khâu giải phóng mặt bằng, giảm chi phí, thời gian và tạo ra không gian phát triển mới.

Thủ tướng nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của dự án với phát triển khu vực Tây Nguyên và phát huy tiềm năng, lợi thế, cơ hội của Vân Phong, cùng các các tuyến cao tốc, các dự án giao thông trọng điểm khác trong khu vực.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 giờ trước