meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cách theo dõi biểu đồ phát triển cường độ bê tông theo ngày đơn giản nhất

Thứ sáu, 13/05/2022-15:05
Thi công xây dựng là những hoạt động bao gồm xây dựng và tiến hành lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa hay cải tạo, di dời, tu bổ hoặc bảo hành, bảo trì công trình xây dựng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đi sâu phân tích các khái niệm liên quan đến biểu đồ phát triển cường độ bê tông nhằm giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc trong thi công xây dựng. Cùng theo dõi ngay nhé!

Thông tin về mác bê tông

Mác bê tông là một khái niệm phổ biến đối với ngành xây dựng. Mác bê tông là đại lượng dùng để biểu thị cho cường độ chịu nén của bê tông sau 28 ngày từ sau khi đổ. Vậy tại sao là 28 ngày? Vì từ sau khi đổ bê tông, quá trình đông cứng sẽ dần bắt đầu, nó cũng bắt đầu phát triển cường độ bê tông.

Sau 28 thì bê tông có thể đạt cường độ gần như hoàn toàn (khoảng 99%). (Trên thực tế thì bê tông vẫn phát triển cường độ sau 28 ngày, tuy nhiên, cường độ tăng lên không đáng kể vì vậy thường chọn cường độ của bê tông tại thời điểm 28 ngày để làm Mác bê tông).

Mác bê tông có ký hiệu bằng chữ M. Đây là một ký hiệu theo tiêu chuẩn cũ. Hiện nay, đôi khi trong các bản vẽ xây dựng, bạn cũng sẽ thấy có kỹ hiệu chữ B thì cũng có thể hiểu rằng đây làm mác bê tông. Việc thay đổi này đã gây ra nhiều lẫn lộn cho người đọc bản vẽ xây dựng.

Mác bê tông được phân loại theo: M100, M200, M250, M300, M350, M400, M500… Ngày nay, với việc sử dụng các chất phụ gia, nhiều công ty có thể sản xuất ra bê tông đạt M1000 – M1500. Thông thường các dự án công trình xây dựng như là nhà ở, bệnh viện, trường học… sẽ chọn sử dụng bê tông Mác 250, còn bê tông mác cao hơn được dùng cho các dự án nhà cao tầng có nhịp và tải trọng lớn hơn.


Sau 28 ngày thì bê tông có thể đạt cường độ gần như hoàn toàn
Sau 28 ngày thì bê tông có thể đạt cường độ gần như hoàn toàn

Cách xác định mác bê tông

Để xác định mác bê tông thực tế, đầu tiên cần có một tổ mẫu lấy tại hiện trường gồm ba mẫu bê tông phải đảm bảo đồng nhất về: vị trí và cách thức lấy mẫu, điều kiện dưỡng hộ.

Đối với những kết cấu lớn, các tổ mẫu trên cùng một kết cấu phải ở những vị trí khác nhau và có số lượng đủ lớn để mang tính đại diện được cho toàn bộ kết cấu đó.

Giá trị trung bình của các ứng suất nén tại thời điểm phá hủy nén mẫu của cả ba mẫu trong tổ mẫu phải được lấy để xác định mác bê tông (tuổi 28 ngày).

Nếu thời điểm nén tổ mẫu không phải là thời điểm 28 ngày sau khi bê tông đông kết mà là 3 ngày (R3) hoặc 7 ngày (R7) hay 14 ngày (R14) thì mác bê tông được cần xác định gián tiếp qua biểu đồ phát triển cường độ bê tông chuẩn tương ứng

Các kết quả nén mẫu ở độ tuổi 3 hay 7 ngày là các kết quả kiểm tra nhanh, vì vậy chưa chính thức. Các kết quả nén mẫu ở tuổi 28 ngày thì mới được coi là mác của bê tông thực tế. Kết cấu bê tông tại chỗ được coi khi đó mới là đạt yêu cầu về mác thiết kế (quy định trong thiết kế). Các giá trị trung bình mỗi từng tổ mẫu (mác thực tế) không được nhỏ hơn mác thiết kế, nhưng vẫn phải đồng thời không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả thí nghiệm đạt dưới 85 % mác thiết kế.

Ngoài ra, cách xác định mác R3 như thế nào để đạt mác bê tông thiết kế? Con số này là tương đối để các nhà thầu tháo giáo thi công, còn nghiệm thu chính thức thì vẫn phải dựa trên kết quả của R28


Muốn nghiệm thu chính thức thì vẫn phải dựa trên kết quả của R28 trong biểu đồ phát triển cường độ bê tông
Muốn nghiệm thu chính thức thì vẫn phải dựa trên kết quả của R28 trong biểu đồ phát triển cường độ bê tông

Giải thích cấp độ bền bê tông là gì

Cấp độ bền bê tông là số lấy bằng cường độ đặc trưng của mẫu thử chuẩn theo khối lập phương 15cm (tính theo đơn vị MPa). Cấp độ bền bê tông thường được ký hiệu bằng chữ B. Hiện nay, bê tông có các cấp độ bền như: B3.5, B5, B7.5, B10, B12.5, B15, B20, B25, B30, B35, B40, B45, B50, B55, B60…

Hiện nay, theo tiêu chuẩn mới của Việt Nam thì sẽ không dùng ký hiệu mác bê tông - M nữa. Thay thế cho ký hiệu M sẽ là ký hiệu chữ B - cấp độ bền của bê tông.

Cấp độ bền B sẽ được xác định từ kết quả nén mẫu hình trụ. Nghĩa là thay vì lấy mẫu hình lập phương thì người ta sẽ lấy mẫu hình trụ. Sau đó tiến hành nén mẫu, cho ra kết quả cường độ chịu nén


Mẫu nén hình trụ
Mẫu nén hình trụ

Biểu đồ phát triển cường độ bê tông theo ngày tuổi

Theo thông tin trên thì bê tông sẽ phát triển cường độ theo thời gian. Và 28 ngày là thời gian bê tông đạt cường độ đến 99%. Do vậy, dưới đây bạn đọc sẽ thấy biểu đồ phát triển cường độ bê tông ở các độ tuổi khác nhau:

Ngày tuổi bê tông

% cường độ chuẩn

1 ngày

16%

3 ngày

40%

7 ngày

65%

14 ngày

90%

28 ngày

99%

Công thức để tiến hành quy đổi

Rn/R28 = lgn/lg28 (với n >3)

Trong đó : Rn, R28 trong biểu đồ phát triển cường độ bê tông ở tuổi n và 28 ngày , Kg/Cm2

n: tuổi của bê tông, ngày

Các giá trị R3, R7 sẽ không có giá trị pháp lý nghiệm thu và thanh toán, chúng chỉ có giá trị để thi công và chuyển giai đoạn. Nếu R28 không đạt thì kết cấu bê tông đó xem như là không đạt, giá trị nội suy cũng là tham khảo.

Cách chọn mác bê tông phù hợp

Đối với các công trình được thiết kế bài bản ngay từ đầu, thì mác bê tông sẽ được các kỹ sư kết cấu quyết định. Hồ sơ bản vẽ khi phát hành ra công trình sẽ có ghi rõ sử dụng mác bê tông là bao nhiêu. Kỹ sư công trình chỉ cần theo mác bê tông trong bản vẽ mà trộn tỷ lệ cấp phối bê tông cho phù hợp.

Đối với các công trình nhỏ, không có hồ sơ thiết kế bài bản, thì nhà thầu cần quyết định lựa chọn mác bê tông, thường thì việc lựa chọn sẽ dựa trên kinh nghiệm của họ.

Có hai loại bê tông thường được sử dụng hiện nay trên thị trường đó là: Bê tông trộn tay hoặc bê tông thương phẩm.


Bê tông trộn tay
Bê tông trộn tay

Bê tông trộn tay thường sẽ được sử dụng cho việc xây dựng các công trình quy mô nhỏ. Thích hợp cho các tòa nhà dân dụng, sử dụng một khối lượng bê tông không lớn. Tuy nhiên, bê tông trộn tay thường khó có thể kiểm soát chất lượng. Trong quá trình đổ bê tông, cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bê tông, đặc biệt yếu tố con người là chủ yếu

Đối với bê tông thương phẩm sẽ thường được sử dụng trong các công trình mang quy mô lớn và yêu cầu khối lượng lớn

Các công trình nhỏ có kết cấu không yêu cầu khả năng chịu lực cao thì thường sẽ dùng các loại bê tông mác thấp như M15, M20, M25.

Tuy nhiên đối với những công trình lớn, kết cấu cần phải chịu lực lớn hơn, thì các kỹ sư thiết kế thường sẽ chọn bê tông mác cao hơn. Thông thường mác bê tông được chọn là M300 trở lên. Loại này thường là sẽ sử dụng bê tông thương phẩm.


Bê tông thương phẩm
Bê tông thương phẩm

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về biểu đồ phát triển cường độ bê tông. Những kiến thức và hiểu biết về biểu đồ phát triển cường độ bê tông là rất cơ bản. Nó thực sự rất quan trọng với người làm công việc xây dựng. Là vì bê tông chính là nguyên vật liệu hết sức phổ biến trong ngành xây dựng tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời việc thường xuất hiện các vết nứt trong bê tông sẽ gây ra rất nhiều căng thẳng nếu người phụ trách thi công không hiểu rõ bản chất của bê tông.

TỔNG HỢP NHÓM BÊ TÔNG
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Căn hộ gần 100 tuổi ở phố cổ Hà Nội "lột xác" với phong cách farmhouse châu Âu

Bên trong đậm chất lãng mạn và nghệ thuật của căn nhà có vẻ bề ngoài thô mộc

Ngôi nhà 350 m2 ở Bạc Liêu thiết kế sáng tạo với giếng trời và không gian mở

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

5 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

5 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước