“Bán bê tông” thu về nghìn tỷ, Ticco đều đặn trả cổ tức hàng chục % mỗi năm
BÀI LIÊN QUAN
Viglacera dự chi 448,3 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022 bằng tiền với tỷ lệ 10%Xi măng Bỉm Sơn chốt ngày đăng ký ngày trả cổ tức bằng tiền, tỷ lệ 5%Điểm danh loạt doanh nghiệp sắp chốt quyền cổ tức và chào bán cổ phiếuTheo ghi nhận, trên thị trường chứng khoán không có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bê tông thương phẩm nhưng vẫn có cái tên “biết cách” gây chú ý với những đợt chi trả cổ tức khủng hàng năm như Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (Ticco – mã chứng khoán: THG).
Cụ thể, gần đây nhất, là vào ngày 3/6, Ticco đã chốt danh sách cuối cùng chi trả cổ tức đợt 3 bằng tiền với tỷ lệ 5% qua đó cũng nâng tổng mức cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2021 lên mức 25%. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng tiến hành chốt quyền nhận cổ tức trong năm 2021 với tỷ lệ 25% bằng cổ phiếu. Có thể thấy, mức cổ tức 50% cho một năm đầy khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19 đã khiến cho cổ đông của nhiều doanh nghiệp không khỏi “ghen tị”.
Theo dữ liệu cho thấy, Ticco có thói quen “đổ bê tông” cho cổ đông bằng cổ tức trong nhiều năm qua. Cụ thể, từ năm 2016 đến hiện tại, doanh nghiệp này đã luôn duy trì được mức cổ tức đều đặn hàng năm với tỷ lệ trên 40%. Đỉnh điểm là vào năm 2020, tổng mức cổ tức ghi nhận lên đến 60% gồm 50% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.
LDG lên kế hoạch trả cổ tức năm 2019 sau nhiều lần trì hoãn
Tính từ năm 2019 cho đến nay, dòng tiền kinh doanh của LDG luôn ở mức âm. Đáng chú ý, năm 2019 công ty ghi nhận mức âm kỷ lục lên đến 1.496 tỷ đồng. Với những khó khăn về dòng tiền kinh doanh, LDG đã chuyển từ trả cổ tức bằng tiền mặt sang cổ phiếu nhưng tỷ lệ vẫn giữ nguyên là 7%.Nhiều doanh nghiệp chốt quyền cổ tức, thưởng và chào bán cổ phiếu trong tuần tới, cao nhất 40%
Trong tuần tới, từ ngày 12/9 đến ngày 19/9 sẽ có 23 doanh nghiệp tiến hành trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ cao nhất là 40%. Ngoài ra, 2 doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu, 2 doanh nghiệp thưởng cổ phiếu còn 1 doanh nghiệp phát hành thêm.“Bán bê tông” thu về nghìn tỷ mỗi năm
Khởi điểm từ một doanh nghiệp xây dựng thủy lợi được thành lập từ năm 1977. Vào năm 2000, Ticco đã bắt đầu chuyển hướng sang sản xuất bê tông thương phẩm. Lĩnh vực này sau đó đã nhanh chóng trở thành mảng kinh doanh cốt lõi đóng góp doanh thu lớn nhất cho Ticco.
Vào năm 2021, Ticco đã ghi nhận mức doanh thu đạt 1.319 tỷ đồng, so với cùng kỳ giảm 26%. Phần lớn doanh thu đến từ việc bán bê tông với gần 944 tỷ đồng, chiếm gần 72%. So với năm trước, doanh thu từ hoạt động này giảm 22% khi chịu ảnh hưởng bởi việc đứt gãy chuỗi sản xuất kinh doanh vì ảnh hưởng từ các lệnh giãn cách xã hội đã khiến cho các dự án bị đình trệ thi công và làm cho sản lượng bán ra có phần hao hụt.
Và ba nguồn thu còn lại đến từ việc thi công công trình xây dựng chiếm đến hơn 17%, kinh doanh bất động sản chiếm 10%, doanh thu bán vật liệu xây dựng chiếm 1%. Đặc biệt, Ticco đã không còn ghi nhận khoản doanh thu từ việc cho thuê lại quyền sử dụng đất ở trong cụm công nghiệp tương tự như năm ngoái (ghi nhận 168,5 tỷ đồng).
Sau khi đã khấu trừ đi các chi phí thì Ticco ghi nhận lãi ròng sau thuế là 128,5 tỷ đồng, so với năm trước giảm 24%. Đây chính là mức lợi nhuận cao thứ 2 trong lịch sử hoạt động nhưng doanh nghiệp này mới chỉ thực hiện được gần 76% mục tiêu của cả năm đề ra. Kết quả này không quá bất ngờ ở trong bối cảnh tình hình khó khăn chung đối với ngành xây dựng trong những năm vừa qua.
Sang năm 2022, Ticco đã lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu đạt mức 1.606 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế đạt 172 tỷ đồng, so với thực hiện năm trước tăng tương ứng 22,3% và 32,6%. Có thể thấy, động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ ghi nhận lợi nhuận từ dự án Nguyễn Trọng Dân và Khu công nghiệp Gia Thuận 1 song song với mảng kinh doanh bê tông được kỳ vọng sẽ phục hồi để có thể đáp ứng được nhu cầu xây dựng hạ tầng trong khu vực.
6 tháng đầu năm 2022, doanh thu của Ticco đã gần như đi ngang ở mức 764,6 tỷ đồng trong khi đó lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ tăng 7,6% lên mức 80,7 tỷ đồng. Và với kết quả đạt được thì doanh nghiệp này đã thực hiện được 48% kế hoạch cả năm về doanh thu và 47% mục tiêu về lợi nhuận.
Cũng theo đó, Ticco đã cho thuê thêm 1,3ha Khu công nghiệp Gia Thuận 1 với mức giá cho thuê là 94 USD/m2 cùng 1 phần dự án Nguyễn Trãi, Nguyễn Trọng Dân. Dự án Nguyễn Trọng Dân hiện tại đang được mở bán đợt 216 căn với mức giá trung bình là 4,7 tỷ đồng còn Khu công nghiệp Gia Thuận 1 hiện cũng đang xúc tiến đàm phán phần diện tích cho thuê còn lại.
Ticco sở hữu tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn
Năm 2022, Ticco sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng dự án D7 đồng thời dự kiến có thể cho xây dựng từ đầu năm 2023. Được biết, dự án này có tổng mức đầu tư dự kiến là 300 tỷ đồng với tổng diện tích là 6,2ha trong đó diện tích đất thương phẩm ghi nhận là gần 3ha. Đường D7 (chiều dài 613,8m) chính là tuyến đường mới thuộc địa phận xã Trung An, thành phố Mỹ Tho, nối từ đoạn vòng xoay Nguyễn Công Bình đến đường Đoàn Thị Nghiệp.
Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam cho biết: “Dự án D7 này có tiềm năng giá trị kinh tế cao bởi nằm ở vị trí đắc địa và gần những tuyến đường huyết mạch trong khu vực có hạ tầng đồng bộ cũng như gần nhiều địa điểm tiện ích, dịch vụ và trường học. Còn đối với dự án D4 do công tác giải phóng mặt bằng khó khăn hơn nên dự kiến sẽ được triển khai sau dự án D7”. Hiện tại thì Ticco cũng đã chuẩn bị hồ sơ để tham gia vào quá trình đấu thầu dự án Nguyễn Công Bình kéo dài và dự án Long Uông trong nửa sau của năm 2022.
Bên cạnh cổ tức bằng tiền và cổ phiếu thì Ticco còn có kế hoạch sẽ phát hành thêm 2 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 10%, giá 27.000 đồng/cổ phiếu. Số tiền dự kiến thu về từ đợt phát hành vào khoảng 54 tỷ đồng cũng sẽ được dùng để tài trợ giải phóng mặt bằng các dự án sắp được triển khai.
Ngoài ra, tiềm năng tăng trưởng của Ticco cũng được đánh giá cao khi mảng chủ lực đó là bê tông và nguyên vật liệu có nhiều dư địa phát triển nhờ vào việc đẩy mạnh xây dựng hạ tầng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long - một trong những ưu tiên của Chính Phủ giai đoạn năm 2021 - 2030. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam cũng kỳ vọng Chính phủ sẽ có các phương án đẩy nhanh hơn tốc độ giải ngân đầu tư công cùng với gói kích thích kinh tế cho năm 2022 khiến cho nhu cầu vật tư tăng cao cũng sẽ là động lực phát triển dành cho nhóm ngành bất động sản, xây dựng và nguyên vật liệu trong trung và dài hạn.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (Ticco) tiền thân là Xí nghiệp Dịch vụ và Phát triển Khu Công nghiệp Tam Phước. Công ty hoạt động chính trong các lĩnh vực như đầu tư, xây dựng, phát triển và kinh doanh cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp cũng như khu dân cư; xây dựng và lắp ráp các hệ thống điện dành cho các khu dân cư, khu công nghiệp; lắp ráp các hệ thống chiếu sáng công cộng; …. Công ty cũng đã đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, tổng công suất là 7.000m3 mỗi ngày/đêm từ năm 2015. Hơn thế, công ty cũng đang hoàn thiện công trình xây dựng, nghiệm thu và tiến hành đưa vào sử dụng hồ sự cố đúng theo quy định tương đương với lượng nước xả thải 3 ngày (ghi nhận khoảng 21,000 m3).
TỔNG HỢP NHÓM BÊ TÔNG | |