Đầu năm, Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt các bộ ngành tập trung phát triển nhà ở xã hội
BÀI LIÊN QUAN
Kế hoạch phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội liệu sẽ sớm hoàn thành?Nhà ở xã hội: Niềm ước mong của nhiều ngườiNhà ở xã hội: Giấc mơ quá đỗi xa vời của người lao độngBài toán 1,1 triệu tỷ đồng
Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030 xây dựng xong hơn 1,4 triệu căn NOXH là chủ trương đúng đắn của nhà nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu trên đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vướng mắc không dễ giải quyết. Trong đó, nguồn vốn dành cho đề án là một bài toán khó giải hiện nay.
Những vướng mắc làm kìm hãm sự phát triển của thị trường bất động sản
"Vướng mắc, khó khăn hiện nay đối với chúng tôi là tình trạng thiếu tiền mặt của doanh nghiệp, tình trạng bị giảm thanh khoản, thậm chí có doanh nghiệp bị mất thanh khoản, không phải chỉ doanh nghiệp nhỏ, mà kể cả những doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng đang gặp rất khó khăn về thanh khoản", đó là nhận định của ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA trong bài phân tích chuyên sâu dưới đây.TS Lê Xuân Nghĩa nhận định: Sẽ không có "món quà" nào cho tín dụng bất động sản trong năm 2023
TS. Lê Xuân Nghĩa – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho hay, sẽ không có món quà nào dành cho tín dụng bất động sản trong năm 2023. Ông cũng hy vọng rằng nhà quản lý tiền tệ vẫn sẽ duy trì được chính sách lâu nay đối với thị trường bất động sản.Lãi suất cao tiếp tục “kìm chân” doanh nghiệp bất động sản năm nay
Năm 2023, được các chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục là năm nhiều khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản buộc các doanh nghiệp này phải tính đến bài toán giảm quy mô.Theo các chuyên gia, để có thể hoàn thành mục tiêu xây dựng xong 1,4 triệu căn hộ NOXH, chúng ta cần khoảng 1,1 triệu tỷ đồng. Đây là một số tiền không nhỏ, chưa kể những vấn đề phát sinh trong quá trình phân bổ vốn.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, trong giai đoạn từ 2016-2020, Ngân hàng Chính sách xã hội mới phân bổ được 3.163/9.000 tỷ đồng, chỉ đạt 35% nhu cầu vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội của các đối tượng cá nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở (Ngân hàng Chính sách xã hội tự huy động thêm 3.163 tỷ đồng nữa để đáp ứng nhu cầu cho vay nhà ở xã hội theo quy định). Tính đến tháng 10/2022, cả nước chỉ giải ngân được 3.017/15.000 tỷ đồng cho 8.379 khách hàng cá nhân vay thông qua gói hỗ trợ từ phía Ngân hàng chính sách xã hội, đạt khoảng 20% so với mục tiêu đề ra trước đó.
Ngoài ra, việc giải ngân gói hỗ trợ dành cho các chủ đầu tư dự án NOXH, từ 2016 đến nay, chưa có chủ đầu tư nào tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển các dự án NOXH mặc dù đã có 4 ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng này vẫn chưa bố trí được nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho vay liên quan đến NOXH.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục tiêu của đề án là rõ ràng và rất cần thiết nhưng nguồn lực để thực hiện đề án chưa được xác định cụ thể trong từng giai đoạn trong quá trình thực hiện. Trong đó, cần xác định rõ nguồn vốn để thực hiện đề án như thế nào, sử dụng nguồn vôn ngân sách hay nguồn vốn xã hội hóa. Nếu sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thì hình thức sử dụng để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng NOXH như thế nào? Trường hợp hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư theo hình thức cho vay ưu đãi thì cần tính vào chi cho vay theo quy định của pháp luật, không tính vào chi đầu tư phát triển.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng trước kia mặc dù không lớn so với tổng dư nợ khi đó nhưng đã kịp thời giải quyết được rất nhiều vấn đề nhờ tạo ra được nguồn vốn mồi. Từ đó, kích cầu về nhà ở, thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi. Nhờ vậy mà một loạt các ngành nghề khác phát triển theo như xây dựng, vật liệu xây dựng và tạo ra hàng trăm nghìn việc làm cho người lao động.
Do đó, để thực hiện thành công đề án hơn 1 triệu căn NOXH từ đó góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản nhanh chóng phục hồi trở lại rất cần một nguồn vốn cụ thể dành cho NOXH và phân khúc nhà ở thương mại bình dân.
Mới đây, Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đã đưa ra đề xuất bổ sung quy định UBND cấp tỉnh trích 10% số tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn để phát triển NOXH. Lý giải về đề xuất này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng:
“Hiện nay, số tiền 10% trích từ tiền sử dụng đất thu từ các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn là không lớn, nhất là đối với các tỉnh vùng sâu vùng xa. Trong khi đó, số tiền này phải dành để đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông của các dự án. Ngoài ra còn đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng NOXH trên địa. Ngay cả những địa phương như TP. Hồ Chí Minh, nơi có mức độ đô thị hóa cao, số tiền 10% này cũng không đủ, chưa nói đến các địa phương vùng sâu vùng xa khác. Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, không đủ để thực hiện việc đền bù, tạo quỹ đất dành cho phát triển NOXH.
Ngoài ra, cũng theo ông Lê Hoàng Châu đề xuất, cho phép các chủ đầy tư nhà ở thương mại được hoán đổi quỹ đất 20% xây dựng NOXH sang số lượng NOXH tương đương có thể giúp nguồn cung NOXH tăng lên đáng kể.
Thủ tướng đôn đốc khẩn trương hoàn thiện đề án
Phát triển nhà ở xã hội (NOXH) là chủ trương đúng của nhà nước, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo người dân và cử tri cả nước. Mặc dù thời gian qua, với sự quan tâm của các cấp chính quyền, các bộ ngành cả nước đã hoàn thành được 301 dự án nhà ở xã hội ở khu vực đô thị với quy mô xây dựng khoảng 155.800 căn, tổng diện tích hơn 7.780.000 m2. Ngoài ra, có 401 dự án đang tiếp tục được triển khai (bao gồm các dự án đã được chấp thuận đầu tư và đang triển khai đầu tư xây dựng) với quy mô xây dựng khoảng 454.360 căn, tổng diện tích khoảng 22.720.000 m2. Sau khi các dự án được hoàn thành sẽ giúp cho hàng trăm nghìn người thuộc đối tượng thu nhập thấp, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp có chỗ ở. Tuy nhiên, nguồn cung NOXH vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Ngay trong những ngày đầu năm mới, Thủ tướng chính phủ chỉ đạo các bộ ngành tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực; thúc đẩy tiến độ triển khai các đề án, dự án lớn, quan trọng, có tính lan tỏa cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành, lĩnh vực và của đất nước.
Ngoài ra, chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; khẩn trương đề xuất giải pháp phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, an toàn, hiệu quả, ổn định, bền vững; rà soát, chủ động thực hiện hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật liên quan; trình Chính phủ dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Đồng thời, Khẩn trương tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.
Liên quan đến nguồn vốn tín dụng dành cho bất động sản và Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động rà soát, có biện pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn về tín dụng bất động sản đối với cả doanh nghiệp bất động sản và người mua, thúc đẩy phát triển các dự án bất động sản hiệu quả, cơ cấu lại và phát triển thị trường bất động sản, xử lý nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân
Yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi); báo cáo về việc sửa đổi các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai theo yêu cầu tại Nghị quyết số 150/NQ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ nhằm từng bước tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến đất đai. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của đất nước.