Kế hoạch phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội liệu sẽ sớm hoàn thành?
BÀI LIÊN QUAN
Giá bán và lượng giao dịch các phân khúc bất động sản đang diễn biến ra sao?Cần tỉnh táo với các dự báo bắt đáy thị trường bất động sảnDoanh nghiệp nuôi kỳ vọng với dự án bất động sản cao cấp siêu đắt đỏTheo VOV.VN, Đề án phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội (NOXH) đến năm 2030 vừa qua được trình lên Chính phủ bởi Bộ Xây dựng cho thấy sẽ cần tạo điều kiện để doanh nghiệp huy động được hơn 1,1 triệu tỷ đồng. Ngoài ra, nếu không tháo gỡ được những khó khăn về pháp lý, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội sẽ khó có thể thành công.
Nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư nhưng gặp những vướng mắc về thủ tục và quy định chồng chéo. Doanh nghiệp đã không thể triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng nhà ở xã hội vì hàng loạt các vướng mắc.
Cơ sở pháp lý về nhà ở xã hội hiện đang dần được điều chỉnh. Thế nhưng, chính phủ đều có thông báo lãi vay hàng năm cho loại hình nhà ở nay, tuy nhiên nguồn ngân sách hay giải ngân không nhiều khiến các gói vay mua của người dân chưa được đáp ứng kịp.
Đến thời điểm hiện tại, cả nước đã hoàn tất 275 dự án nhà ở xã hội với quy mô 147.000 căn hộ. Có gần 400 dự án với quy mô 375.000 căn hộ đang được triển khai. Trong thời gian qua, kết quả phát triển nhà ở xã hội vẫn chưa đạt được kỳ vọng.
Thiếu trầm trọng nhà ở trên thị trường bất động sản
Lực cầu trên thị trường bất động sản hiện nay vẫn rất mạnh nhưng ở chiều ngược lại nguồn cung về nhà ở liên tục ghi nhận sự sụt giảm. Nguyên nhân là do một số đơn vị chủ đầu tư thiếu nguồn vốn thực hiện và vướng mắc các vấn đề về thủ tục pháp lý khiến cho nhiều dự án vẫn chưa thể đưa vào triển khai.Thị trường bất động sản khi nào sẽ “tan băng”?
Thị trường bất động sản đang trải qua giai đoạn cực kì trầm lắng khiến nhiều nhà đầu tư thấp thỏm đặt ra câu hỏi khi nào thị trường mới phục hồi. Theo các chuyên gia dự đoán thị trường sẽ sớm khôi phục vào cuối năm 2023, đây là kết quả tất yếu trong quá trình thanh lọc cùng với các chính sách thúc đẩy đầu tư công, gỡ vướng cho doanh nghiệp địa ốc.Môi giới bất động sản dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong năm 2023
Bất động sản năm 2023 được dự báo sẽ tiếp tục chồng chất khó khăn. Thị trường nhiều khả năng sẽ dần hồi phục so với năm 2022 nhưng vẫn trầm lắng do thanh khoản chưa cao. Vì thế, nhiều chuyên gia dự báo, môi giới bất động sản sẽ tiếp tục gặp khó trong năm Quý Mão.Bộ Xây dựng cho biết nhiều địa phương chưa chú ý đến việc hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu vực các dự án từ ngân sách địa phương. Ngoài ra, không ít địa phương cũng chưa thực sự mạnh tay trong việc cải cách thủ tục, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khiến việc chuẩn bị đầu tư hay bồi thường giải phóng mặt bằng, phê duyệt dự án mất nhiều thời gian. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong khu công nghiệp chưa để tâm đến nhà ở cho người lao động và công nhân của mình.
Theo ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), trình tự thủ tục phức tạp và kéo dài là một trong những khó khăn của việc triển khai dự án nhà ở xã hội. Ông cũng tiết lộ rằng Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu và đưa ra hướng dẫn về trình tự thủ tục đầu tư xây dựng một cách đầy đủ để làm căn cứ, cơ sở triển khai thực hiện.
Thực tế cho thấy Luật Nhà ở hiện hành chưa có quy định về việc cho phép tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc đối tượng được mua, thuê và thuê mua nhà ở xã hội trong khi nhu cầu đang rất lớn cho người lao động. Ngoài ra, ưu đãi với doanh nghiệp cũng không thực chất.
Những ưu đãi như giảm 50% thuế hay miễn tiền sử dụng đất nhưng người dân được hưởng mà không phải là chủ đầu tư. Pháp luật về thuế không có quy định về việc ưu đãi thuế với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và nhà ở công nhân chỉ để cho thuê.
Theo Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Cấn Văn Lực, quy định phải xử lý được 2 vấn đề là phải có quy hoạch rõ ràng. Một là khu công nghiệp phải có nhà ở công nhân, nhà ở xã hội. Hai là nhà ở công nhân, nhà ở xã hội phải có hệ sinh thái, không ai ở nhà ở xã hội ở nơi đường trường trạm không có, ngập lụt hay đồng không mông quạnh…
Theo các chuyên gia, hiện nay giải pháp cấp thiết là nhanh chóng gỡ bỏ những vướng mắc, đồng thời cải cách quyết liệt về thủ tục hành chính nhằm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng cần giải quyết được tình trạng mua bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng, biến việc mua bán trở thành hoạt động đầu cơ.