TS Lê Xuân Nghĩa nhận định: Sẽ không có "món quà" nào cho tín dụng bất động sản trong năm 2023
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia nhận định: Chứng khoán năm 2023 sẵn sàng đón "vận hội mới"Chuyên gia “điểm mặt” kênh đầu tư bất động sản lý tưởng, cứ ra hàng là hếtChuyên gia nhận định: Năm 2023, kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ chuyển mìnhPhát hiện sở hữu chéo không hề đơn giản
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị triển khi nhiệm vụ ngành ngân hàng vừa qua có nhấn mạnh rằng: “Phải đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống ngân hàng. Theo TS Lê Xuân Nghĩa thì nếu như muốn giữ được an ninh của hệ thống ngân hàng thì điều quan trọng nhất đó là phải giữ được thị trường tài sản phục hồi đồng thời cũng cần phải xử lý được vấn đề tồn tại lâu nay của hệ thống ngân hàng Việt Nam đó là sở hữu chéo.
Lâu nay có thể thấy cội nguồn của mọi cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam đều chỉ có duy nhất một nguyên nhân đó chính là sở hữu chéo. Ông cũng từng làm việc trong lĩnh vực ngân hàng cả cuộc đời và chưa thấy cuộc khủng hoảng nào xảy ra với lĩnh vực ngân hàng mà lại không xuất phát từ nguyên nhân này.
Việc phát hiện sở hữu chéo không hề đơn giản, cũng có hiện tượng sở hữu chéo thanh tra ngân hàng có thể nhìn thấy nhưng cũng có những biểu hiện thì chỉ khi cơ quan an ninh điều tra mới có thể phát hiện ra được. \
Dự đoán của chuyên gia về room tín dụng năm 2023 phân bổ cho các ngân hàng
Các chuyên gia nhận định việc hỗ trợ các tổ chức tín dụng yếu kém đã giúp Vietcombank. VPBank, HDBank, MB là những ngân hàng có hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2023 cao so với bình quân ngành.Chuyên gia dự báo thị trường căn hộ TP Hồ Chí Minh tiếp tục giảm tốc trong năm 2023
Nhiều tổ chức nghiên cứu thị trường bất động sản như DKRA, Savills, Cushman & Wakefield… đều đưa ra dự báo không tích cực đối với thị trường căn hộ tại TP Hồ Chí Minh trong năm Quý Mão 2023.TS Lê Xuân Nghĩa cũng lấy ví dụ có tập đoàn thành lập đến hàng trăm doanh nghiệp, cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước cũng có thể nhìn thấy, tuy nhiên không có chế tài theo dõi, giám sát hết được, trong khi đây lai chính là gốc rễ rủi ro an ninh tiền tệ và ngân hàng. Nếu như giám sát ngân hàng không bằng nhãn quan an ninh thì chúng ta sẽ còn phải chống chọi với những cuộc khủng hoảng tương tự ở trong tương lai.
TS Lê Xuân Nghĩa đã từng nói giữ thị trường tài sản là một trong những yếu tố đảm bảo được an ninh hệ thống ngân hàng. Trên thực tế trong năm 2022, những sự cố ở trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản cũng khiến cho không ít ngân hàng gặp khó khăn, thậm chí là có ngân hàng rơi vào diện kiểm soát đặc biệt. Ông lý giải rằng, thị trường bất động sản hiện nay chưa đến mức khủng hoảng, tuy nhiên đang ở trong tình trạng bóng xì hơi vô cùng lo ngại.
Việt Nam cũng đang thiếu nghiêm trọng nguồn cung bất động sản, nếu như muốn giải quyết thì cần phải có đất (dự án hay quy hoạch) và phải có tiền. Ngoài ra thì quá trình hình thành dự án cũng cần phải nhanh chóng.
Đến thời điểm hiện tại, nhiều dự án đã mất từ 7 - 10 năm mới có thể được cấp giấy phép xây dựng thì chúng ta đang tự mình làm khó mình. Cũng chính bởi vì nguồn cung khan hiếm cho nên trong thời gian qua, hệ thống đầu cơ mới vào cuộc. Và chính phủ cũng đang cso những động thái ráo riết nắn chỉnh cũng như tháo gỡ khó khăn dành cho thị trường bất động sản. Mặc dù vậy thì TS Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng, trước mắt cần phải có ngay những giải pháp để có thể làm dịu đi tình hình và phục hồi lại lòng tin của những nhà đầu tư và người dân để từ đó có thể phục hồi thị trường trái phiếu doanh nghiệp và làm dịu đi tình trạng nợ xấu của ngân hàng.
Cũng theo đó thì đầu tiên cũng cần phải thanh lọc các doanh nghiệp và dự án tốt, tài trợ vốn dành cho các doanh nghiệp cũng như dự án này phát triển, nó cũng giống như cách mà Trung Quốc đang làm. Và nếu như những doanh nghiệp xứng đáng được hỗ trợ thì niềm tin của dân chúng cũng sẽ trở lại nhanh hơn. Tóm lại là để có thể giải quyết được tình trạng của thị trường bất động sản hiện nay thì cần phải thực hiện một số giải pháp.
Đầu tiên chính là tăng lượng dự án được cấp phép.
Hai là tăng tín dụng, rót vốn hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp tốt có khả năng phục hồi tốt.
Hai yếu tố trên cũng sẽ giúp cho thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp và chứng khoán phục hồi, nhà đầu tư sẽ lấy lại niềm tin.
Cách mà Ngân hàng Nhà nước lâu nay xử lý với thị trường bất động sản cũng đang vô cùng tích cực
Để có thể giải quyết được tình trạng của thị trường thì cần phải tăng tín dụng. Và trong cuộc gặp mặt đầu xuân năm 2023, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo ngành ngân hàng chú trọng tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản. TS Lê Xuân Nghĩa cho hay, tín dụng dành cho bất động sản như Thủ tướng cũng đã chỉ đạo đó là duy trì ở mức hợp lý - nghĩa là không siết nhưng cũng không đồng nghĩa với việc nới lỏng hoàn toàn mà sẽ dựa trên nền tảng quy định của các ngân hàng.
Trên thực tế thì thị trường bất động sản đang có những khó khăn thực sự về tính thanh khoản. Chính vì thế mà là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng cũng mong muốn ngành ngân hàng phải hỗ trợ để thị trường bất động sản có thể phục hồi trở lại. Bởi vì nếu như thị trường bất động sản không phục hồi sẽ vô cùng nguy hiểm. Hệ thống ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn, hàng loạt các tập đoàn lớn rơi vào tình trạng mất đi đi khả năng thanh toán kể cả trái phiếu và nợ nhà thầu hay nợ người mua nhà.
TS Lê Xuân Nghĩa nói thêm rằng, cách mà Ngân hàng Nhà nước lâu nay xử lý với thị trường bất động sản cũng đang vô cùng tích cực. Những thông điệp của Ngân hàng Nhà nước cũng có vẻ gay gắt rằng phải quản lý chặt chẽ tín dụng bất động sản nhưng thực tế Ngân hàng Nhà nước biết rằng đó chính là thị trường có liên quan mật thiết đến tài sản đảm bảo của các ngân hàng thương mại. Chính vì thế nhà quản lý tiền tệ không có dụng ý bóp nghẹt hay là siết chặt nào, thay vào đó sẽ là để cho tín dụng bất động sản ở mức bình thường.
Hay thậm chí là nếu như tính tất cả các nguồn cho vay, từ cho vay nhà đầu tư, cho vay qua nhà thầu và cho vay qua người mua nhà,… thì tổng tín dụng bất động sản cũng có thể sẽ cao hơn bất cứ tín dụng cho ngành kinh tế nào khác.
Và trong định hướng điều hành của mình, Ngân hàng nhà nước cũng cố gắng kiềm chế để không cho tín dụng bất động sản tăng đột biến mà chỉ có thể duy trì ở mức độ hợp lý.
Chính vì thế mà TS Lê Xuân Nghĩa sẽ không có món quà nào đối với tín dụng, đối với bất động sản ở trong năm 2203. Ông cũng hy vọng rằng với chỉ đạo của Chính phủ thì Ngân hàng nhà nước vẫn sẽ duy trì chính sách lâu nay đối với thị trường bất động sản ở trong năm nay.
Để có thể tập trung tháo gỡ những khó khăn dành cho thị trường bất động sản theo chỉ đạo của Thủ tướng thì ngoài tín dụng, Ngân hàng nhà nước dự kiến cũng có thể áp dụng các biện pháp có thể đẩy nhanh tính thanh khoản của thị trường bất động sản lên. TS Lê Xuân Nghĩa cũng cho hay, các biện pháp này đang được nghiên cứu cũng như đưa ra giải pháp cụ thể trong những ngày sắp tới đây.