meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Siết tín dụng kéo dài, dòng vốn đầu tư “nhỏ giọt”, doanh nghiệp bất động sản “lo sốt vó”

Thứ bảy, 23/07/2022-09:07
Giữa bối cảnh room tín dụng đang dần trở nên cạn kiệt, những quy định mới trong dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã khiến cho không chỉ khách hàng mua nhà gặp khó khăn, mà ngay cả các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Dòng tiền ngày càng trở nên khó khăn

Theo bản Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN (Thông tư 39) của Ngân hàng Nhà nước đang nhận được những sự quan tâm của đông đảo các thành viên trên thị trường bất động sản, đặc biệt là những người có nhu cầu mua loại hình nhà để ở và doanh nghiệp hoạt động ở trong ngành này.

Theo Dự thảo mới, Ngân hàng Nhà nước đã quy định chặt chẽ hơn về các quy trình, những điều kiện, thủ tục, hồ sơ, phương án sử dụng khoản vốn vay, kế hoạch trả nợ... của những khoản vay cho người mua nhà để ở, đặc biệt là những khoản vay với giá trị số tiền lớn.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng soạn thảo còn bổ sung thêm một loạt nhu cầu vốn yêu cầu các đơn vị ngân hàng không được cho vay, đơn cử như cho vay để khách hàng chứng minh khả năng tài chính trong các giao dịch tiến hành với bên thứ ba; cho vay để thực hiện thanh toán tiền đặt cọc đối với các dự án nhà ở hình thành trong tương lai chưa đủ điều kiện…

Doanh nghiệp bất động sản rầm rộ triển khai dự án, tìm nguồn vốn mới

Sau một thời gian dài trầm lắng do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, cuối năm 2021 và nửa đầu năm 2022, sau khi hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước trở về trạng thái bình thường, thị trường bất động sản dần sôi động trở lại, lượng khách hàng tìm kiếm, giao dịch cũng tăng dần. Vì thế đã có khá nhiều doanh nghiệp đang rậm rộ triển khai dự án tạo nên một cuộc đua về nguồn cung mới ra thị trường.

Nguồn vốn nào sẽ đổ vào các doanh nghiệp bất động sản trong những tháng còn lại của năm 2022

Các kênh tín dụng và trái phiếu đang bị quản lý chặt chẽ. Vì vậy, việc cấp thiết hiện nay là các doanh nghiệp bất động sản cần đa dạng hóa nguồn vốn.

Doanh nghiệp bất động sản mong mỏi tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Vốn đối với bất động sản nói riêng và với nền kinh tế nói chung là "mạch máu" lưu thông, là oxy, là dưỡng khí của doanh nghiệp. Nếu không tiếp cận được nguồn vốn, doanh nghiệp dễ "ngộp thở" và khó có thể tồn tại. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA).

Doanh nghiệp bất động sản “lao đao” khi dòng vốn bị siết chặt

Trong tháng 4 đầu năm, việc không một doanh nghiệp bất động sản nào phát hành trái phiếu đã cho thấy dòng vốn của lĩnh vực này đang bị siết chặt. Điều này đang gây ra những tác động tiêu cực lên thị trường bất động sản.

Doanh nghiệp bất động sản làm sao "thở" khi 3 dòng vốn chính đều tắc?

Hiện tại, có 3 dòng vốn chính thì có đến 2 dòng đang bị bóp đó chính là tín dụng và trái phiếu, kênh huy động từ khách hàng cũng đang tắc thì làm sao doanh nghiệp bất động sản có thể thở?

"Siết van" tín dụng, doanh nghiệp bất động sản tính kế ra sao để cải thiện dòng tiền?

Đứng trước thách thức trong việc huy động vốn, các chủ đầu tư sẽ tập trung đẩy mạnh những hoạt động bán hàng để cải thiện dòng tiền; có thể sẽ thận trọng hơn trong việc mở rộng quỹ đất và sẽ giảm ngân sách cho hoạt động này.

Doanh nghiệp bất động sản chưa bao giờ khó khăn như thời điểm hiện tại
Doanh nghiệp bất động sản chưa bao giờ khó khăn như thời điểm hiện tại

Theo ý kiến của Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), chưa bao giờ thị trường lâm vào tình cảnh khó khăn như hiện nay. Vốn tín dụng vốn được xem là điểm tựa quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp, khi mà có đến 80 - 85% doanh nghiệp phải thực hiện việc huy động vốn tín dụng, nhưng trong bản dự thảo sửa đổi Thông tư 39, Ngân hàng Nhà nước sử dụng từ “kiểm soát” cho việc cho vay mua, kinh doanh bất động sản và “kiểm soát” việc cho vay đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn.

“Việc sử dụng từ ngữ nói trên đã dẫn đến luồng dư luận dành cho là Ngân hàng Nhà nước có định hướng là thắt chặt tín dụng đối với bất động sản, bao gồm cả việc thắt chặt cho vay để mua các sản phẩm bất động sản hạng sang, cao cấp do đây là những khoản vay có giá trị lớn. Điều này có thể dẫn đến một hệ quả nghiêm trọng là các tổ chức tín dụng sẽ ngần ngại hoặc là không dám cho vay đối với các đơn vị doanh nghiệp địa ốc, các nhà đầu tư thứ cấp, kể cả khách hàng nhà đầu tư cá nhân, các hộ gia đình vay tín dụng để mua, thuê mua bất động sản, nhà ở”, ông Châu nhận định.

Theo nhận định của ông Châu, nguồn vốn đến từ khách hàng là một nguồn vốn tốt, có hiệu quả cao nhất khi mà các doanh nghiệp bất động sản sẽ không phải chịu áp lực về lãi vay. Có nguồn vốn này sẽ giải quyết nhanh chóng được vấn đề về nợ tín dụng, nợ trái phiếu và tạo ra được doanh thu, lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp. Bởi thế, khi mà khách hàng không được vay thì doanh nghiệp địa ốc cũng sẽ không bán được hàng.

“Khách hàng khi sử dụng đến các đòn bẩy tài chính cũng là một hình thức đầu tư rất bình thường, thúc đẩy nâng cấp, triển khai hạ tầng phát triển, đón đầu sựu phục hồi của du lịch. Nếu như bị siết vốn, thì thị trường bất động sản sẽ gặp phải nhiều rủi ro, nguy cơ”, lãnh đạo một đơn vị doanh nghiệp địa ốc đang thực hiện triển khai nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng tỏ ra lo lắng khi bàn luận về dự thảo thông tư mới.

Vị này nhận định rằng, việc kiểm soát của Nhà nước là hoàn toàn không sai, đây là điều tốt cho thị trường, thế nhưng ở thời điểm hiện tại thì cần phải hết sức cân nhắc cẩn trọng, kỹ lưỡng bởi lẽ các doanh nghiệp vừa trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch, nếu như siết quá chặt sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sự phục hồi của các doanh nghiệp, đồng thời dẫn đến những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.

Riêng đối với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, nếu như dòng vốn bị siết chặt sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lĩnh vực này nói riêng và ngành du lịch của nước ta nói chung.

“Các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn có thể đầu tư nguồn vốn lớn vào phân khúc này, vì thế họ sẽ rất cân nhắc khi những chính sách ở nước ta có sự thay đổi, ảnh hưởng lớn đến thị trường”, vị này tỏ ra lo lắng.


Dòng vốn bị siết chặt sẽ ảnh hưởng đến các đơn vị đầu tư
Dòng vốn bị siết chặt sẽ ảnh hưởng đến các đơn vị đầu tư

Thị trường bất động sản sẽ giảm nhiệt nếu bị tắc nghẽn về vốn

Trên thực tế, không phải cho đến khi Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39 mới khiến thị trường “dậy sóng”, các doanh nghiệp hoang mang lo lắng, mà kể từ thời điểm đầu tháng 4 cho đến nay, sau khi một số đơn vị ngân hàng có động thái hạn chế cấp vốn đối với ngành bất động sản, rất nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng khát vốn, khó bán hàng trên thị trường sơ cấp. Thanh khoản thị trường theo đó cũng trở nên ảm đạm, trầm lắng.

Khó nối tiếp khó khăn đã khiến cho các đơn vị doanh nghiệp địa ốc buộc phải tính toán lại các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên mới đây, bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai cho biết, trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm, doanh nghiệp này đã lựa chọn phương án đầu tư chậm, chờ đợi các chính sách được giải quyết một cách triệt để, thống nhất, đồng bộ.

Theo chia sẻ thông tin của bà Loan, giai đoạn 2007 - 2011, doanh nghiệp này cũng từng rơi vào tình trạng do khủng hoảng tài chính, thế nhưng khó khăn còn dồn dập hơn vì thị trường bị tắc nghẽn về vốn nghiêm trọng.

“Ba năm nay, nhiều dự án bất động sản của Quốc Cường Gia Lai bị tắc lại vì không giải quyết được những vấn đề vướng mắc về pháp lý. Một số dự án đã triển khai xây dựng thì hàng bán ra khá chậm do khách hàng vay mua nhà không được ngân hàng giải ngân”, bà Loan chia sẻ.


Nhiều doanh nghiệp địa ốc đã phải tính toán lại phương án đầu tư kinh doanh
Nhiều doanh nghiệp địa ốc đã phải tính toán lại phương án đầu tư kinh doanh

Nhận định về thị trường bất động sản trong 6 tháng cuối năm, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc của Công ty Việt An Hòa cho rằng, trong thời gian sắp tới, nếu tình trạng siết tín dụng vẫn sẽ còn tiếp diễn trong 6 tháng cuối năm, số lượng nhà đầu tư xả hàng, cắt lỗ có thể sẽ tăng lên, mức giảm giá cũng sẽ nhiều hơn. Việc thị trường chuyển dần từ trạng thái giảm lời sang bán hàng cắt lỗ sẽ có sự biến chuyển rất nhanh, đẩy thị trường bất động sản rơi vào cuộc khủng hoảng mới.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

Kỳ điều hành ngày 4/7: Giá xăng dự báo tăng lần thứ 4 liên tiếp

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

1 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

1 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

1 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

1 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

2 ngày trước