meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Việt Nam thuộc nhóm 10 thị trường mới nổi trên thị trường Cloud 

Thứ tư, 08/03/2023-09:03
Theo Báo cáo của Research and Market, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 thị trường mới nổi trên thị trường trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây, có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt trung bình 20 - 30%/năm trong giai đoạn 2020 - 2026 (cao nhất trong khu vực ASEAN). 

Gia tăng áp lực đầu nối 

Theo ICT Việt Nam, tại Diễn đàn Data Center & Cloud Infrastructure Summit 2023 với chủ đề "Tăng tốc cho hành trình số", ông Hoàng Văn Ngọc, CEO Viettel IDC cho biết, mỗi phút trôi qua có hàng TB dữ liệu được tạo ra để kết nối, chia sẻ thông các nền tảng như Tik Tok, Instagram.

Trong 5 năm gần đây, ở thị trường Việt Nam số lượng thuê bao sử dụng 4G đã tăng lên gần 6 lần, với gần 90 triệu thuê bao, gần 22 triệu cho thuê bao kết nối băng thông rộng hộ gia đình và các doanh nghiệp. Những con số này cho thấy người dùng đã chuyển các kết nối giải trí và sự lên ngôi của nội dung số. 

Các công nghệ như AI, IoT, BigData và gần đây là ChatGPT, Google Bard đang gây sốt trên toàn cầu. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định những công nghệ này chỉ có giá trị khi có nền tảng dữ liệu. Các công nghệ như VR, AR, trợ lý ảo, Metaverse thế giới ảo, 5G, 6G sẽ trở thành nền tảng cho sự ra đời của xu hướng công nghệ tương lai Internet of Senses (giác quan). Công nghệ này cho phép tạo một khoảng không gian mới để sáng tạo với lượng dữ liệu lớn hơn. 


Toàn cảnh diễn đàn Data Center & Cloud Infrastructure Summit 2023 với chủ đề "Tăng tốc cho hành trình số".
Toàn cảnh diễn đàn Data Center & Cloud Infrastructure Summit 2023 với chủ đề "Tăng tốc cho hành trình số".

Theo ông Ngọc, đồng hành cùng sự phát triển này là áp lực hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng lưu trữ, hạ tầng tính toán và kết nối. Lực lượng này càng lớn hơn khi thời gian qua, các tuyến cáp biển nối Việt Nam đi quốc tế gặp nhiều sự cố. 

Bởi Việt Nam hiện mới chỉ có 5 tuyến kết nối quốc tế qua cáp biển và 2 tuyến cáp liền thổ. Trong khi quy mô dân số cả nước là 100 triệu dân và nhu cầu kết nối là rất lớn thì tỷ lệ tuyến kết nối là quá thấp, so với Đài Loan có 35 tuyến, Singapore có 35 tuyến, Malaysia 22 tuyến, Thái Lan 18 tuyến. Theo dự báo trong những năm tới, cứ 3 năm thì nhu cầu, quy mô và dung lượng kết nối sẽ tăng gấp đôi. 

Nhận định về hạ tầng trung tâm dữ liệu, lãnh đạo Viettel IDC cho rằng nếu so sánh quy mô, diện tích mặt bằng và lượng điện tiêu thụ thì Việt Nam còn khá thấp so với các nước trong khu vực, so với Singapore thì bằng 1/15, bằng 1/5 so với Thái Lan và 1/5 so với Malaysia.

Bên cạnh đó, các Data Center của Việt Nam đang được phân tán tại các khách hàng, tổ chức, doanh nghiệp hoặc các đơn vị nhà nước. Điều này sẽ tạo ra thách thức rất lớn về vấn đề an toàn thông tin vì mỗi đơn vị phải tự bảo vệ cơ sở dữ liệu của mình, nhất là với sự bùng nổ của chuyển đổi số, dữ liệu số.


Hiện Viettel IDC có 5 Trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế Rated 3 - TIA 942 trên toàn quốc. 
Hiện Viettel IDC có 5 Trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế Rated 3 - TIA 942 trên toàn quốc. 

Theo báo cáo của Kaspersky về các cuộc tấn công giao thức kết nối từ xa (Remote Desktop Protocol - RDP) cho thấy, chỉ riêng quý I/2022, số cuộc tấn công RDP tại Việt Nam đã chiếm 40% so với toàn khu vực Đông Nam Á. Số liệu này cho thấy các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đang phải đối mặt với thách thức rất lớn để có thể tự trang bị cho mình công cụ, nhân sự để đối phó với các cuộc tấn công ngày càng nhiều của tin tặc, đặc biệt là các cuộc tấn công có chủ đích. 

Một vấn đề khác được đưa ra tại Diễn đàn là nội dung tạo ra ở Việt Nam chỉ chiếm 20%, còn lại 80% nền tảng nội dung nằm ở các Bigtech như Google, YouTube, Facebook, Netflix , AWS… Do đó, mục tiêu đặt ra là thuyết phục cho các nền tảng đặt máy chủ tại Việt Nam, giảm áp lực cho các kết nối quốc tế.

Phát triển hạ tầng số và thị trường điện toán đám mây 

Theo báo cáo của Research and Market năm 2021, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 thị trường mới nổi trên thị trường thị trường dữ liệu, điện toán đám mây toàn cầu với tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng, trong giai đoạn 2020 - 2026 đạt tăng trưởng bình quân hàng năm từ 20 - 30% (là quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực ASEAN). Mặc dù vây, theo khảo sát các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chiếm được 20% thị phần của thị trường, 80% còn lại là của các doanh nghiệp nước ngoài. Ông Trần Nguyên Chung, Trưởng phòng An toàn Hệ thống thông tin, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, trong định hướng phát triển nền kinh tế số, nước ta đặt mục tiêu đến năm 2025 có 100% các cơ quan sử dụng điện toán đám mây, 70% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ điện toán đám mây cho doanh nghiệp Việt Nam cung cấp. 

Thị trường Việt Nam hiện có hơn 40 doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây, bao gồm các doanh nghiệp nước ngoài như Google, Microsoft, Amazon, các doanh nghiệp trong nước như Viettel, VNPT, CMC, FPT… và một số  số lượng doanh nghiệp nhỏ.

Sự chuyển dịch của công nghệ, xu hướng sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây đang ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong thời kỳ qua. 

Theo dự báo của Hypercycle of Future Market Insights, từ nay đến năm 2031, thế giới mới ở “Giai đoạn chín muồi” và khu vực châu Á - Thái Bình Dương APAC mới chỉ ở “Giai đoạn phát triển”.


Trung tâm dữ liệu của Tập đoàn FPT.
Trung tâm dữ liệu của Tập đoàn FPT.

Còn theo phân tích của Frost & Sullivan, năm 2023 thị trường trung tâm dữ liệu, điện toán đám nay tại khu vực APAC sẽ tăng trưởng 30%, trong đó, Việt Nam nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Chuyển đổi số lĩnh vực tài chính hàng hóa, công nghệ ngân hàng thông tin, viễn thông, bán lẻ và tiêu dùng, nội dung số ngày càng tăng cường sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, tối ưu hóa quy trình làm việc, gia tăng trải nghiệm khách hàng. 

Trên cơ sở đó, CEO Viettel IDC nhận xét, đám mây không phải là khoảng thời gian cơ hội rất mở rộng và hiện tại Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn khởi động. Tuy nhiên từ nay đến năm 2025, các doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ Cloud sẽ có dư địa tăng trưởng rất lớn. 

Các nhà cung cấp dịch vụ Cloud trong nước hiện đáp ứng tối hạ tầng lưu trữ, sao lưu dự phòng phục vụ nhu cầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt cũng có không ít thách thức, trong đó là cạnh tranh về thương hiệu và hệ sinh thái sản phẩm để có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước. 

Trọng tâm trong phát triển hạ tầng số là hạ tầng viễn thông băng rộng, phát triển các nền tảng hạ tầng điện toán đám mây là mục tiêu được xác định và đặt ra trong nhiều chương trình, đề án và chiến lược của Việt Nam nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số. 


Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có nhu cầu nên nghiên cứu, lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ Cloud Việt Nam để đáp ứng yêu cầu.
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có nhu cầu nên nghiên cứu, lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ Cloud Việt Nam để đáp ứng yêu cầu.

Theo các chuyên gia để thực hiện các mục tiêu về chuyển đổi số ở 3 trụ cột chính, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp thay vì tự đầu tư, vận hành các trung tâm dữ liệu nhỏ thì nên chuyển sang sử dụng dịch vụ điện toán đám mây với chi phí hợp lý, tối ưu, đảm bảo an toàn an ninh mạng.  

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có nhu cầu nên nghiên cứu, lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ Cloud Việt Nam để đáp ứng yêu cầu, bảo vệ an toàn dữ liệu, chủ quyền số, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp số Việt.

Trước đó tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 2/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định, năm 2023 là đẩy cao chất lượng trong tất cả các hoạt động, không chỉ riêng luật pháp, trong đó có chất lượng và bền vững của hạ tầng số. Hạ tầng số là hạ tầng của nền kinh tế và xã hội số. Hạ tầng số mà trục trặc, không ổn định, chất lượng không tốt sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời năm nay cũng là năm dữ liệu,  là tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới, bảo vệ dữ liệu cá nhân, là mở dữ liệu để kết nối chia sẻ, bảo mật dữ liệu. Cần làm rõ nội hàm, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị trong Bộ, ngoài Bộ và các Bộ, ngành, địa phương khác. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ là Bộ làm mẫu về vấn đề dữ liệu.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

YouTube ra mắt tính năng mới, giúp phụ huynh kiểm soát hoạt động của con trên nền tảng

Dưới nhiều sức ép, mạng xã hội X đang phải tuyển dụng lại các nhân viên bảo mật

Sau bài học từ X, Meta vội thông báo cho người dùng Brazil cách họ sử dụng dữ liệu cá nhân để đào tạo AI

Sẽ đánh thuế tài sản số, tiền số

Apple xác nhận sẽ tổ chức sự kiện ra mắt iPhone 16 vào ngày 9/9

Người Việt Nam lọt top 3 toàn cầu về sở hữu tài sản số nhưng khung pháp lý thì vẫn "vướng"

Zalo bất ngờ "bóp" dung lượng lưu trữ miễn phí, người dùng loay hoay tìm kiếm nền tảng khác

Thị trường Việt Nam cần bổ sung khoảng 100.000 chuyên gia AI trong 5 năm tới

Tin mới cập nhật

Giá nhà tăng cao kéo giảm tỷ suất lợi nhuận cho thuê căn hộ

1 ngày trước

TP. HCM: Sẽ phê duyệt phương án bồi thường Khu đô thị Phú Mỹ Hưng 2 trước 30/4/2025

1 ngày trước

Cần Thơ sắp có dự án nhà ở xã hội cao 16 tầng

1 ngày trước

Người dân tại các điểm "nóng" đấu giá: Khó tiếp cận đất đai ở chính nơi chôn rau cắt rốn

1 ngày trước

Phòng master là gì? Quy chuẩn thiết kế dành cho phòng master

1 ngày trước