meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Người Việt Nam lọt top 3 toàn cầu về sở hữu tài sản số nhưng khung pháp lý thì vẫn "vướng"

Thứ sáu, 23/08/2024-11:08
Từ năm 2021-2022, Việt Nam luôn nằm trong top 3 các quốc gia trên toàn cầu về sở hữu tài sản số (sau Mỹ và UAE). Tuy nhiên, sau năm 2023, chúng ta lại chỉ đứng thứ 7. Những vướng mắc về khung pháp lý đối với tài sản số đang là chủ đề được nhiều cơ quan, tổ chức và người dân quan tâm.

Theo báo cáo từ tổ chức Chainalysis chuyên về phân tích thị trường, trong năm 2022, tài sản số tại thị trường Việt Nam ước đạt 100 tỷ USD, tăng nhanh trong năm 2023, lên tới 120 tỷ USD.  Trong các năm 2021-2022, Việt Nam luôn đứng trong top 3 toàn cầu về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số (21% dân số sở hữu), tuy nhiên bước sang năm 2023, chúng ta lại tụt 5 bậc, xuống vị trí thứ 7. Lợi nhuận từ đầu tư vào tài sản mã hóa ở thị trường Việt Nam đứng thứ 3 thế giới, khoảng hơn 1 tỷ USD, chỉ sau thị trường Mỹ và thị trường Anh. Những con số ít nhiều cho thấy thực trạng và mối quan tâm của người dân đối với thị trường tài sản số trong những năm gần đây.





Mặc dù thường xuyên đứng trong top đầu các nước có tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số cao nhưng khung pháp lý của Việt Nam vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển.
Mặc dù thường xuyên đứng trong top đầu các nước có tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số cao nhưng khung pháp lý của Việt Nam vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển.

Trước đó, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ TT&TT đã chủ trì xây dựng và lấy ý kiến góp ý rộng rãi các cấp, các ngành đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số để trình Quốc hội xem xét thông qua vào kỳ họp sắp tới. Tại Điều 8 của Dự thảo luật định nghĩa: "Tài sản số là sản phẩm công nghệ số được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực quyền sở hữu bằng công nghệ chuỗi khối mà con người có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan".

Như vậy, tài sản số không chỉ bao gồm bitcoin và tiền ảo mà còn có phạm vi rộng hơn rất nhiều, bao gồm tiền tệ kỹ thuật số (tiền ảo, tiền điện tử, tiền mã hóa…), tài sản vô hình (tài sản trong game, tài sản trí tuệ, video, tranh ảnh kỹ thuật số…) và tài sản vật chất được số hóa tranh ảnh vật lý, tài sản tài chính...

Việc định nghĩa, có các quy định cụ thể về tài sản số đang là các vấn đề cấp thiết cần được làm rõ trong việc hoàn thiện các hành lang pháp lý đối với lĩnh vực đang được nhiều quốc gia và nền kinh tế quan tâm, trong đó có Việt Nam.

Theo ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI thì mặc dù tài sản số hay tiền ảo đã không còn xa lạ tại Việt Nam nhưng về mặt pháp lý chúng ta vẫn chưa thực sự theo kịp sự phát triển, chưa có một khung pháp lý cụ thể. Vì vậy, việc sớm ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về tài sản số hiện nay là rất cần thiết.





Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI.
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI.

Theo chuyên gia này, khi có quy định cụ thể, hoạt động đầu tư kinh doanh liên quan tới tài sản số mới có thể định hình và phát triển bền vững. “Chúng ta chưa có khung pháp lý nên thời gian qua, có những hoạt động đầu tư phải rời bỏ Việt Nam”, ông Đậu Anh Tuấn thể hiện sự tiếc nuối khi dẫn chứng trường hợp của Tập đoàn Sky Mavis- một kỳ lân công nghệ của Việt Nam nhưng đã phải “hạ cánh” tại Singapore  làm nơi đóng trụ sở.

Việt Nam đang là điểm đến tiềm năng của nhiều nhà đầu tư công nghệ, tuy nhiên chúng ta đang bỏ lỡ cơ hội vì chưa có khung pháp lý chi tiết. Vì vậy, đã đến lúc cần nhanh chóng thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện để các nhà đầu tư có thể yên tâm để bỏ vốn và công nghệ vào phát triển.

Theo ông Trương Bá Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí của Bộ Tài chính thì Tài sản số có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Mặc dù chúng ta chưa có khung khổ pháp lý liên quan đến tài sản số nhưng các giao dịch thực tế vẫn diễn ra. “Chúng ta thừa nhận tài sản số như một loại tài sản thì hoàn toàn có căn cứ để thực hiện thu thuế dựa trên pháp luật thuế của chúng ta”, ông Tuấn đặt vấn đề.





Ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính)
Ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính)

Tại dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số hiện cũng đã đưa ra các định nghĩa về tài sản số và các nội dung có liên quan. Thực tế, chúng ta cũng đã có 3 chính sách thuế liên quan đến điều chỉnh hoạt động mua bán, chuyển nhượng, giao dịch tài sản bao gồm: Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập Doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, quy định khá rõ ràng về người nộp thuế, đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế lẫn phương pháp tính thuế, thuế suất. Trường hợp tài sản số là tài sản thì có căn cứ để thực hiện thu thuế. Tuy nhiên, tại Dự thảo Luật thì lại không dùng khái niệm “tài sản số” mà lại dùng “tài sản mã hóa”, theo các chuyên gia cần phải sớm thống nhất các khái niệm để phân loại đúng, phục vụ cho mục tiêu thu thuế…

Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp cùng các đơn vị, bộ ngành để hoàn thiện các chính sách, bao gồm cả về thuế để làm cơ sở phát triển cho thị trường.

Theo: dothi.reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyển tiền hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, người dân cần lưu ý những điều sau

YouTube ra mắt tính năng mới, giúp phụ huynh kiểm soát hoạt động của con trên nền tảng

Dưới nhiều sức ép, mạng xã hội X đang phải tuyển dụng lại các nhân viên bảo mật

Sau bài học từ X, Meta vội thông báo cho người dùng Brazil cách họ sử dụng dữ liệu cá nhân để đào tạo AI

Sẽ đánh thuế tài sản số, tiền số

Apple xác nhận sẽ tổ chức sự kiện ra mắt iPhone 16 vào ngày 9/9

Zalo bất ngờ "bóp" dung lượng lưu trữ miễn phí, người dùng loay hoay tìm kiếm nền tảng khác

Thị trường Việt Nam cần bổ sung khoảng 100.000 chuyên gia AI trong 5 năm tới

Tin mới cập nhật

Tây tứ trạch là gì? Cách xem nhà hướng Tây tứ trạch hợp tuổi

13 giờ trước

Sau giai đoạn làm chao đảo thị trường, đất nền vùng ven đang chững lại

16 giờ trước

Người dân kích hoạt ngay tính năng sau để duy trì liên lạc trong tình hình thiên tai

19 giờ trước

Chuyển tiền hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, người dân cần lưu ý những điều sau

19 giờ trước

Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, Khu đô thị Smart City Quảng Nam được chính quyền "giải vây"

19 giờ trước