CrowdStrike và Microsoft bắt đầu bị kiện, kỳ vọng tạo ra tiền lệ trong xử lý các sự cố công nghệ lớn
BÀI LIÊN QUAN
Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt NamCác “ông lớn” công nghệ gia tăng nỗ lực chinh phục thị trường Ấn ĐộCuộc đua hút vốn của các startup công nghệ bất động sảnLuật sư nổi tiếng David Boies được hãng hàng không nổi tiếng của nước Mỹ lựa chọn trong cuộc chiến pháp lý mới nhất này. Đây là luật sư đã đại diện cho nhà sáng lập Tập đoàn Công nghệ y tế tư nhân Theranos là Elizabeth Holmes bị buộc tội lừa đảo nhà đầu tư. Ông cũng đại diện cho cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000. Luật sư này cũng đại diện cho Chính phủ Mỹ trong vụ kiện chống độc quyền chống lại Microsoft năm 1998 và giúp giành chiến thắng trong quyết định bãi bỏ lệnh cấm hôn nhân đồng giới ở California… David Boies nổi tiếng với khả năng đàm phán và giải quyết các vụ kiện phức tạp.
Vụ việc của Delta Air Lines khiến nhiều người liên tưởng tới sự kiện năm 2020, tin tặc đã đột nhập vào hệ thống của SolarWinds - một công ty phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp để giúp giám sát mạng, hệ thống và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin có trụ sở tại Texas. Hacker đã thêm mã độc vào hệ thống phần mềm của SolarWinds. Sau đó, hơn 30.000 khách hàng đã vô tình nhận được các bản cập nhật phần mềm có chứa mã độc, khiến tin tặc có thể theo dõi và đánh cắp được dữ liệu từ các cá nhân, tổ chức công ty và chính phủ.
Đầu tháng này, một thẩm phán Mỹ cũng đã bác bỏ phần lớn vụ kiện của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), cáo buộc SolarWinds lừa đảo các nhà đầu tư bằng cách che giấu điểm yếu về bảo mật.
Sự có mặt của luật sư David Boies được kỳ vọng có thể mở ra một tiền lệ quan trọng trong việc xử lý các sự cố công nghệ lớn và ảnh hưởng của chúng đến các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Delta và nhóm luật sư mới do David Boies đứng đầu có thể sẽ không đạt được nhiều thành quả từ CrowdStrike. Các điều khoản trong hợp đồng đối với dịch vụ phần mềm của CrowdStrike đã giới hạn trách nhiệm của họ trong các sự cố chỉ ở mức “phí đã trả”.
Elizabeth Burgin Waller, Chủ tịch bộ phận An ninh mạng và Quyền riêng tư dữ liệu tại Woods Rogers, cho biết điều này có nghĩa là nếu các công ty như Delta Air Lines có yêu cầu bồi thường thiệt hại do mất doanh thu, CrowdStrike sẽ chỉ trả cho các công ty đó chi phí mua dịch vụ phần mềm ban đầu.
Ngay cả những cá nhân hy vọng đòi bồi thường từ CrowdStrike thông qua các vụ kiện tập thể cũng có thể không đạt được mong muốn.
Mauricio Sanchez, Giám đốc cấp cao tại công ty nghiên cứu thị trường công nghệ Dell'Oro Group, cho biết CrowdStrike có thể không phải trả bất kỳ khoản phí nào.
Theo các chuyên gia, cho dù không phải đối diện với các án phạt tài chính, CrowdStrike có thể sẽ rơi vào “tầm ngắm” của các cơ quan quản lý, đặc biệt là từ Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC).
Sự cố máy tính “màn hình xanh chết chóc” diễn ra vào ngày 19/7 đã khiến hàng loạt hãng hàng không lớn trên thế giới bị gián đoạn hoạt động. Riêng Delta Air Lines phải hủy khoảng 6.000 chuyến bay, công ty hiện đang xử lý hơn 176.000 yêu cầu hoàn lại tiền hoặc bồi thường cho khách.
Các nhà phân tích cũng ước tính Delta chịu ảnh hưởng nặng nề sau sự cố với mức thiệt hại từ 350 đến 500 triệu USD lợi nhuận trong quý này, không chỉ phải hoàn tiền vé cho khách hàng mà uy tín của hãng cũng bị ảnh hưởng nặng nề.