Chuyển tiền hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, người dân cần lưu ý những điều sau
BÀI LIÊN QUAN
Số tiền bảo hiểm bồi thường thiệt hại do bão Yagi đã vượt 1.000 tỉ đồngĐô thị thông minh: Cứu cánh để Hà Nội hết cảnh ngập lụtTRANG CHỦ
CÔNG NGHỆ
Chuyển tiền hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, người dân cần lưu ý những điều sau
11:26 11/09/2024
Bên cạnh những tình cảm, tấm lòng hướng về miền Bắc, trong khoảng thời gian này, không ít đối tượng lợi dụng khó khăn của người dân thành cơ hội lừa đảo.
BÀI LIÊN QUAN
-
Người dân kích hoạt ngay tính năng sau để duy trì liên lạc trong tình hình thiên tai
-
Hà Nội: Nhiều trường chuyển sang học online do bão lụt
-
Chùm ảnh: Cứu hộ người dân ở vùng ngập lụt Thái Nguyên
Cảnh báo lừa đảo kêu gọi quyên góp ủng hộ người dân vùng bão lũ
Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã cảnh báo tình trạng các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống để kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.
Do đó, người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt vào các tài khoản không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin cảnh báo rộng rãi để người dân cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo.
Để bảo vệ mình trước các hành vi lừa đảo, người dân cần lưu ý:
- Kiểm tra kỹ thông tin về các tài khoản kêu gọi quyên góp, ưu tiên các nguồn chính thức;
- Chia sẻ thông tin cảnh báo với người thân, bạn bè để cùng nâng cao ý thức cảnh giác;
- Báo cáo với các cơ quan chức năng khi phát hiện các trang fanpage hoặc tài khoản cá nhân có dấu hiệu lừa đảo.
Thông tin số tài khoản tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra của Ban Cứu trợ Trung ương
Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và hưởng ứng Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, Ban Cứu trợ Trung ương - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cập nhật số tài khoản và đầu mối tiếp nhận ủng hộ.
(1) Tài khoản VND Ủng hộ bằng hình thức chuyển khoản qua Kho bạc Nhà nước
- Tài khoản tại Kho bạc nhà nước
Tên Tài khoản: Văn phòng Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Số Tài khoản: 3713.0.1058784.00000
Mã đơn vị quan hệ ngân sách: 1058784
Tại Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước
(2) Ủng hộ bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng
NGÂN HÀNG VIETINBANK
- Tài khoản tiền Việt Nam
Tên tài khoản: Ban Vận động cứu trợ Trung ương
Số tài khoản: CT1111
Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội
- Tài khoản ngoại tệ
Tên tài khoản: Ban Vận động cứu trợ Trung ương
Số tài khoản:
110630051111
Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội
NGÂN HÀNG VIETCOMBANK
- Tài khoản tiền Việt Nam
Tên Tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương
Số Tài khoản: 0011.00.1932418
Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
- Tài khoản ngoại tệ
Tên Tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương
Số Tài khoản: 001.1.37.193253.8
Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
SW Code: BFTVVNVX
(3) Ủng hộ tiền mặt
Đơn vị tiếp nhận: Phòng Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phòng 109 và 111 nhà B, số 46 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
(5) Ủng hộ bằng hiện vật
Nếu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân ủng hộ bằng hàng (chưa sử dụng) thì phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ các cấp hoặc Ban Cứu trợ các tỉnh, thành phố báo cáo với cấp ủy phối hợp với chính quyền tổ chức để phân bổ và chuyển trực tiếp các địa phương bị thiệt hại do lũ lụt.
Ngoài ra, người dân cũng có thể ủng hộ thông qua cơ quan, nơi làm việc, trường học, các tổ chức, đơn vị uy tín, các tòa soạn báo chính thống có đứng ra kêu gọi quyên góp, ủng hộ...
Những đối tượng nào được kêu gọi từ thiện theo Nghị định 93?
Tại Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về các đối tượng được vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện bao gồm:
(1) Các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện:
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi, vận động; Ban Vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện (là tổ chức do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập - sau đây gọi là Ban Vận động) tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền theo quy định của pháp luật
- Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vận động, tiếp nhận đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai
- Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế vận động, tiếp nhận và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
- Các quỹ từ thiện quy định tại Nghị định 93/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi là quỹ từ thiện) vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
- Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
(2) Các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
(3) Các tổ chức, cá nhân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
(4) Các tổ chức, cá nhân liên quan đến vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.