meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

TS. Vũ Đình Ánh nhận định: Đề xuất cho các ngân hàng thương mại mua lại trái phiếu sắp tới hạn cần cụ thể hơn

Thứ tư, 23/11/2022-08:11
Theo TS. Vũ Đình Ánh, đề xuất cho các ngân hàng thương mại mua lại trái phiếu sắp đến hạn và xử lý giống như một dạng tín dụng đặc biệt cần cụ thể hơn, nếu như chỉ đề xuất chung thì không khả thi.

Trong thời gian trung và dài hạn, cần phải thiết lập lại các thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Mới đây, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) đã có báo cáo gửi Chính phủ đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó cho doanh nghiệp trong bối cảnh ở hiện tại. 

Và trong trường hợp cần thiết, ban IV cũng đề xuất tính đến các giải pháp đặc biệt trong giai đoạn nhất định với mục đích giải nguy cho các doanh nghiệp và nền kinh tế ví dụ như cho phép các ngân hàng thương mại trong nước tham gia vào việc mua lại trái phiếu sắp tới hạn cũng như xử lý như một dạng tín dụng đặc biệt ngoài tín dụng thông thường. 

Bởi vì lượng trái phiếu sắp đến hạn có giá trị vượt gần nhiều lần khả năng mua lại một số tổng công ty nhà nước ví dụ như Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam (DATC). 


Nguyên Viện trưởng Viện quản lý giá cả (Bộ Tài chính) - TS. Vũ Đình Ánh
Nguyên Viện trưởng Viện quản lý giá cả (Bộ Tài chính) - TS. Vũ Đình Ánh

Cũng liên quan đến vấn đề này, nguyên Viện trưởng Viện quản lý giá cả (Bộ Tài chính) - TS. Vũ Đình Ánh cho rằng đề xuất này cần cụ thể hơn, nếu như chỉ đề xuất chung chung như thế thì không có khả thi bởi ngân hàng không phải ngân sách. Ngân hàng chủ yếu hoạt động ở trên thị trường và phải theo tín hiệu của thị trường cũng như không thể ép họ mua được. 

Đầu tiên, theo ông Ánh thì quyền mua lại trái phiếu hay không là thuộc về ngân hàng và họ sẽ mua lại các loại trái phiếu phù hợp với khẩu vị rủi ro của họ. Và vấn đề tiếp theo chính là nguồn tiền để cho ngân hàng có thể mua lại trái phiếu. 

Chuyên gia, TS. Vũ Đình Ánh đặt vấn đề rằng: “Hiện nay, các ngân hàng đang rất khó khăn trong vấn đề huy động và hạn mức tín dụng cũng đã hết. Ngân hàng sẽ lấy nguồn tiền nào để trang trải cho hàng trăm nghìn trái phiếu đó?". 

Có liên quan đến các loại trái phiếu, hiện nay cũng có các loại trái phiếu chưa đến hạn và đã đến hạn, vậy thì việc xử lý trái phiếu có tác riêng các loại đến hạn và các loại còn dài hay là không. 

Cũng theo TS. Vũ Đình Ánh, vấn đề quan trọng nhất của thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay là không phát triển được thị trường thứ cấp và mua đi bán lại các loại trái phiếu. Hơn thế, trái phiếu hiện đang có mức độ rủi ro quá cao bởi thị trường trái phiếu đang không thực sự hoạt động đúng theo tính chất của nó. 

Nhằm đưa ra giải pháp cho tình hình trước mắt, chuyên gia cho rằng cần có biện pháp áp dụng đối với các nhà phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Còn phía các ngân hàng thương mại chỉ là các kênh phân phối, trong khi đó việc bảo lãnh phát hành cũng như bảo lãnh thanh toán trái phiếu doanh nghiệp còn chưa cụ thể và minh bạch. Chính vì thế cần phải xử lý từ nhà phát hành trái phiếu doanh nghiệp chứ không nên từ hệ thống phân phối. 

Ông Anh cho biết thêm: “Trong thời gian trung và dài hạn, cần phải thiết lập lại các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là các quy định có liên quan đến việc các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường”. 


Theo TS. Vũ Đình Ánh, vấn đề quan trọng nhất của thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay là không phát triển được thị trường thứ cấp và mua đi bán lại các loại trái phiếu
Theo TS. Vũ Đình Ánh, vấn đề quan trọng nhất của thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay là không phát triển được thị trường thứ cấp và mua đi bán lại các loại trái phiếu

Năm 2023 - 2024, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh

Số liệu từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA cho thấy, tính đến thời điểm ngày 21/10 đã có 142.458 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đã được mua lại trước hạn và chiếm khoảng 11,8% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp trong cuối năm 2021. Điều này cũng đã làm giảm dư nợ đáo hạn trong năm 2023 và năm 2024 ước tính lần lượt còn lại ở mức 350.000 tỷ đồng và 370.000 tỷ đồng.

Trong năm 2023, tổng giá trị đáo hạn ước tính ở mức 350.000 tỷ đồng và tương đương gần bằng ¼ dư nợ tăng thêm của hệ thống ngân hàng trong năm 2022 (theo giả định tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 ghi nhận là 14%). 

Theo báo cáo về thị trường trái phiếu thời gian gần đây của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho biết rằng việc các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu trong giai đoạn năm 2019 - 2021 đã làm gia tăng áp lực đáo hạn vào năm 2022 - 2026. 

Ngoài ra, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng sau sự kiện Tân Hoàng và Vạn Thịnh Phát. Mặc dù vậy thì nguyên nhân chính đến từ việc phát hành bùng nổ thời gian qua nhưng trong quá trình phát hành và tài sản đảm bảo, phương thức phân phối đã tồn tại nhiều vấn đề, sai phạm. 

Hiện nay, tâm lý của các nhà đầu tư rất thận trọng với trái phiếu doanh nghiệp phát hành mới trong khi đó lượng trái phiếu đáo hạn giai đoạn từ cuối năm 2022 đến năm 2024 ghi nhận là rất lớn. 

Và rủi ro đặc biệt đối với ngành bất động sản khi mà phần lớn dư nợ trái phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp bất động sản trong khi đó thị trường bất động sản hiện nay đang gặp nhiều khó khăn giữa bối cảnh lãi suất tăng cao và rủi ro suy giảm về kinh tế hay là tình hình bắt bớ trong thời gian qua. 



Trong năm 2023, tổng giá trị đáo hạn ước tính ở mức 350.000 tỷ đồng và tương đương gần bằng ¼ dư nợ tăng thêm của hệ thống ngân hàng trong năm 2022
Trong năm 2023, tổng giá trị đáo hạn ước tính ở mức 350.000 tỷ đồng và tương đương gần bằng ¼ dư nợ tăng thêm của hệ thống ngân hàng trong năm 2022

Có rủi ro cao hơn, theo KBSV đánh giá rằng sẽ gia tăng trong năm 2023 đối với các doanh nghiệp không cơ cấu lại được nợ khi mà dòng tiền hiện tại chủ yếu đã được sử dụng để có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay cũng đã bắt đầu hạn giá bán hay là bán lại chính các dự án của mình để đáp ứng với nhu cầu thanh toán nợ. 

Còn các hoạch định chính sách cũng đang lên phương án hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhưng chưa có giải pháp nào để được đưa ra và Việt Nam cũng chưa có kinh nghiệm và xử lý rủi ro trên. 

Mới đây, trong báo cáo gửi Thủ tướng, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), thuộc Hội đồng cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã có đề xuất nhiều giải pháp gỡ khó đối với doanh nghiệp ở trong bối cảnh hiện tại. Theo đó, ban IV cũng đã tổng hợp phản ánh của doanh nghiệp từ nửa cuối tháng 10 đến hiện tại. 

Để có thể hỗ trợ nỗ lực phục hồi của doanh nghiệp, đáng chú ý là với các doanh nghiệp tư nhân ở trong nước trong bối cảnh doanh nghiệp đối diện với khó khăn về vốn, Ban IV cũng đã đề xuất Chính phủ xem xét các giải pháp đặc biệt ở trong giai đoạn nhất định. 

Ban IV cũng chỉ ra có thể cho phép các ngân hàng thương mại ở trong nước tham gia vào việc mua lại các trái phiếu sắp đến hạn và xử lý giống như một dạng tín dụng đặc biệt ngoài tín dụng thông thường.

Song song với đó, Ban IV cũng đề xuất có thể kéo dài đến hết năm 2023 một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như chính sách giảm 2% VAT, chính sách giãn hoặc là hoãn áp dụng biểu giá thuê đất mới theo Nghị định số 96 của Chính phủ.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

6 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

7 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

7 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

7 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước