meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên gia: “Phá băng” BĐS - câu chuyện nằm ở nguồn tín dụng

Thứ hai, 14/11/2022-05:11
Giảm cung, giảm cầu, giảm thanh khoản…đó là thực trạng của thị trường bất động sản hiện nay. Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường địa ốc đã rơi vào trạng thái đóng băng. Nếu không có chính sách hỗ trợ thì lĩnh vực đóng góp lớn vào GDP này sẽ khủng hoảng trầm trọng.

Thập diện khó khăn

Vừa đưa khách đi xem đất ở huyện Cao Phong (Hòa Bình) về, anh Minh Tuân, nhân viên kinh doanh của một công ty bất động sản đặt trụ sở tại Hòa Lạc tỏ ra thất vọng. Gần 3 tháng nay, anh Tuân chưa bán được mảnh đất nào.

“Trước đây, mỗi tuần tuần trung bình tôi dẫn khoảng 5-7 khách lên Hòa Bình xem đất. Mấy năm qua, đất Hòa Bình được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi có vị thế đẹp, gần Hà Nội mà giá cả lại hợp lý. Tuy nhiên, từ tháng 4 đến nay, lượng khách cứ giảm dần. Có tháng chúng tôi ngồi chơi xơi nước từ sáng đến tối nhưng không ai liê3n hệ để nhờ tìm đất cả. Tháng 10, tôi dẫn được 2 khách lên Cao Phong nhưng hầu như họ chỉ đi xem chứ không ai xuống tiền. 3 tháng trời, tôi không bán được sản phẩm nào, tiền xăng xe đi lại vẫn mất, phải lấy tiền tích lũy ra sinh hoạt”, anh Tuân than thở.


Thị trường bất động sản đang ở trong giai đoạn vô cùng khó khăn.
Thị trường bất động sản đang ở trong giai đoạn vô cùng khó khăn.

Anh Tuân nói thêm, chỉ đầu năm ngoái, khi bất động sản vẫn đang khá nóng, công ty anh cả nhân viên và cộng tác viên lên đến hơn 70 người. Những nhân viên chính thức thì được công ty hỗ trợ đóng bảo hiểm, còn bán được mảnh đất nào thì có hoa hồng. Tuy nhiên, đến nay, chẳng cần phải sa thải, cả lãnh đạo công ty và nhân viên còn đúng 12 người. Nhiều đồng nghiệp của anh không có khách, chán nản, phải bỏ nghề đi làm công nhân hoặc đi lăn sơn, lắp kính cho các công trình. Số còn lại thì cố gắng bám nghề bằng tiền tích lũy hoặc 1 tháng cố gắng bán lấy một mảnh đất để kiếm tiền trang trải.

Giống như anh Tuân, anh Nguyễn Bá Luận, Phó phòng kinh doanh của một công ty bất động sản trên đường Hoàng Minh Giám (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cố gắng bám trụ với nghề môi giới BĐS. Anh Luận có 15 năm trong nghề và lượng khách quan cũng khá lớn. Tuy nhiên, trong thời điểm thị trường bất động sản khó khăn thế này, có tháng anh Luận chỉ bán được 1-2 sản phẩm, có tháng thì “móm”. Anh Luận chia sẻ: “Trước đây khách hàng của tôi hầu hết là những người sử dụng đòn bẩy tài chính để mua bất động sản. Thế nhưng, bây giờ thì chỉ người có tiền mặt mới đi xem đất. Tín dụng bị siết, lãi suất cao như hiện nay thì chẳng ai dám bén mảng vay vốn để mua nhà. Bên cạnh đó, dù thị trường ảm đạm, thanh khoản thấp nhưng người sở hữu đất nền, chung cư cũng rất giữ giá bán. Trong khi đó, người mua thì nghĩ rằng thị trường đóng băng chắc chắn giá BĐS giảm. Vì thế, để các khách hàng khớp giá trong thời điểm này là rất khó ”.

Trước đây phòng kinh doanh mà anh Luận làm phó phòng có 15 nhân viên. Nhưng đến thời điểm này cũng chỉ còn 4 người ở lại. Số còn lại đi tìm việc khác để kiếm tiền trang trải. Do bị công ty cắt lương nên anh Luận có khách thì dẫn đi xem, còn bình thường anh làm shipper cho shop quần áo của vợ.

Câu chuyện của anh Tuấn hay anh Luận chính là điển hình của dân môi giới bất động sản thời điểm này. Có nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự, sa thải nhân viên đến hơn 50%. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp không cần sa thải, các nhân sự cũng tự ra đi vì không có tiền để sinh hoạt. Bởi vào nghề sale bất động sản ở các công ty nhỏ, nhiều người không có lương, ăn theo sản phẩm bán ra.

Nới tín dụng để giải cứu thị trường BĐS

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, việc giải cứu thị trường bất động sản thời điểm này là vô cùng cần thiết. Việc hỗ trợ này nhằm đến một ngành tạo ra nguồn lực rất lớn cho xã hội. Bởi ngành bất động sản còn lan tỏa đến nhiều ngành khác như ngành xây dựng, ngành kinh doanh vật liệu xây dựng, nội thất… Ông Thiên khẳng định, việc nới thêm 1% tăng trưởng tín dụng ngân hàng để khơi thông dòng tiền trên thị trường bất động sản theo đề xuất của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM là cần thiết.


Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên.
Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên.

Chuyên gia Trần Đình Thiên nhấn mạnh, việc ngân hàng nới trần tính dụng thêm 1% tương đương với khoảng 100.000 tỷ đồng từ nay đến thời điểm cuối năm không làm ảnh hưởng đến lạm phát. Bởi lạm phát chưa phải là vấn đề quá lớn vì thực tế cho thấy nền kinh tế của chúng ta năm 2022 tăng trưởng khá cao trong khi lạm phát được kiềm chế ở mức thấp.

Nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phân tích thêm, với việc nới 1 - 2% room tín dụng thời điểm này hoàn toàn có thể làm được. Bởi nó sẽ tạo hiệu ứng tích cực hơn là tác động tiêu cực. Hơn nữa, việc giải cứu doanh nghiệp hiện nay được xem là câu chuyện vĩ mô.

Cùng quan điểm, Tiến sĩ kinh tế Phạm Thành Minh thẳng thắn cho rằng, vấn đề tín dụng được xem là then chốt trong thời điểm hiện nay để phá băng thị trường bất động sản. Thời điểm này, cả các doanh nghiệp, chủ đầu tư, nhà đầu tư và người có nhu cầu thực sở hữu bất động sản đều khát vốn.

Tiến sĩ Minh nói thêm, mặc dù hiện nay lãi suất ngân hàng đã tăng rất nhiều so với năm 2021 nhưng đó không phải là vấn đề đối với các doanh nghiệp bất động sản. Họ cần tiếp cận được nguồn vốn lớn. Bởi trên thực tế, theo HoREA, có doanh nghiệp bất động sản còn phải đi vay tín dụng đen. “Tôi cho rằng, đối với các doanh nghiệp làm ăn uy tín, có dự án thực thì nên được cấp tín dụng theo chương trình hỗ trợ. Tức là ưu tiên cho vay sớm và ưu đãi về lãi suất. Bên cạnh đó, những người có nhu cầu mua nhà ở thực cũng cần được ưu tiên về nguồn vốn. Việc khan hiếm dòng tiền đang làm giao dịch bất động sản giảm đến 90%. Điều này đang khiến cho các doanh nghiệp đối mặt với việc chết trên đống tài sản của mình”, Tiến sĩ Kinh tế Phạm Thành Minh nói thêm.

Tiến sĩ Thành cho biết, Hàn Quốc mới đây đã công bố biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản đang gặp khó khăn do giá nhà giảm. Gói hỗ trợ mà Chính phủ Hàn Quốc đưa ra là 7,3 tỷ USD. Thời gian qua, thị trường nhà ở của Hàn Quốc đang yếu đi. Một phần nguyên nhân cũng xuất phát từ ngân hàng trung ương Hàn Quốc tăng lãi suất để chống lạm phát. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng dỡ bỏ lệnh cấm cho vay đối với các căn hộ giá cao trị giá hơn 1,5 tỉ won vào tháng 12/2022, sớm hơn kế hoạch trước đó.

An Tố Nhi
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

12 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

12 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

12 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

12 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước