Thiếu trầm trọng nhà ở giá rẻ, TP.HCM “xắn tay” gỡ vướng dự án nhà ở xã hội
BÀI LIÊN QUAN
Động lực phát triển nhà ở xã hội (Kỳ 2): Những giải pháp tạo động lực phát triểnHà Nội: Cần sớm "bịt” lỗ hổng trong quản lý, sử dụng nhà ở xã hộiPhát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân: Cần tập trung tháo gỡ cho doanh nghiệpTP.HCM đang bị thiếu trầm trọng nguồn cung nhà ở xã hội
Mới đây, HĐND TP.HCM đã tổ chức chương trình giám sát tại Sở Xây dựng TP.HCM về việc thực hiện triển khai Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016 - 2025.
Theo báo cáo của lãnh đạo của Sở Xây dựng TP.HCM, trong giai đoạn năm 2016 - 2020, TP.HCM đã đưa vào sử dụng khai thác 19 dự án nhà ở xã hội (đạt được hơn 69% so với chỉ tiêu). Trong giai đoạn này có 2 dự án triển khai bằng vốn ngân sách, 16 dự án sử dụng vốn từ huy động doanh nghiệp. Nguồn lực của nhà nước không đủ để đầu tư nhà ở xã hội, vì thế bắt buộc phải sử dụng đến nguồn lực của xã hội.
Làm cách nào để người mua nhà hưởng lợi từ các gói hỗ trợ nhà ở xã hội?
Thực tế, đã có nhiều gói kích cầu nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã được kiến nghị và đề xuất để hỗ trợ và thúc đẩy thị trường này phát triển. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng cần đẩy nhanh quá trình giải ngân với các gói hỗ trợ này để người dân được hưởng lợi.Hà Nội: Cần sớm "bịt” lỗ hổng trong quản lý, sử dụng nhà ở xã hội
Việc phát triển nhà ở xã hội là chủ trương nhân văn nhằm đáp ứng nguyện vọng về chỗ ở cho người thu nhập thấp. Để chủ trương này đến đúng đối tượng thì việc quản lý từ khâu xét duyệt đến mua, vào ở tại các dự án đang là vấn đề “nóng” đặt ra hiện nay.Tọa đàm: "Gỡ nút thắt để phát triển nhà ở xã hội"
Từ đầu năm 2022, 7 dự án nhà ở xã hội đã được khởi công, dự kiến mang đến nguồn cung 25.000 căn nhà ở xã hội trong tương lai cho thấy những tín hiệu tích cực với phân khúc này.Xây dựng nhà ở xã hội trở thành xu hướng mới của các chủ đầu tư bất động sản
Cuộc đua tại phân khúc nhà ở xã hội đang nóng hơn bao giờ hết khi Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho loại hình này nhằm đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho người nghèo, lao động có thu nhập thấp.Top dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội đáng mua nhất trong năm 2022
Top dự án nhà ở xã hội Hà Nội luôn là mối quan tâm lớn đối với các nhà đầu tư bất động sản hay những ai thuộc diện chính sách đang tìm kiếm một nơi an cư cho mình. Dưới đây là những cái tên nổi trội sẽ được khởi công hoặc bàn giao trong năm nay mà bạn có thể tham khảo!Danh sách nhà ở xã hội phía tây hà nội nên tham khảo
Nhà ở xã hội phía tây hà nội đang được nhiều người dân tìm kiếm. Vị trí thuận lợi giúp họ dễ dàng đi lại hơn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những ngôi nhà lọt top hiện nay nhé!Thông tin chính xác nhất về nhà ở xã hội phía nam Hà Nội
Nhà ở xã hội phía nam Hà Nội được xây dựng và cung cấp cho những người có nhu cầu. Cùng với giá cả hợp lý thì thiết kế và vị trí của nhà xã hội rất tốt.Trong giai đoạn từ năm 2021 - 2025, nguồn cung về loại hình nhà ở xã hội đã ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng. Cụ thể, tại TP.HCM chỉ có 1 dự án nhà ở xã hội được xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, quy mô bao gồm 260 căn hộ, đưa vào khoảng hơn 32.600 m2 sàn xây dựng.
Trong khi đó, TP.HCM đã phê duyệt kế hoạch thực hiện phát triển nhà ở trong giai đoạn 2021 - 2025 là hơn 2 triệu m2 mặt sàn. Nguồn cung thực tế vô cùng nhỏ giọt khi so với kế hoạch mà thành phố đặt ra.
Ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM chia sẻ, việc triển khai xây dựng dự án nhà ở xã hội còn gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, có nhiều trường hợp chủ đầu đã tự bán nhà ở xã hội, nhà giá rẻ mà không trình thẩm định giá. Đến khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người dân thì bị vướng mắc vì dự án không thực hiện theo quy định, thủ tục pháp lý. Lúc đó, người dân không hiểu rõ quy định phản ứng và thắc mắc rất nhiều. Thực tế, giá bán sản phẩm nhà không được kiểm định, cũng như không được kiểm toán đối với giá thành cộng với lãi định mức.
Theo lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM, việc thẩm định giá bán nhà, giá thuê nhà và giá thuê mua nhà ở xã hội hiện nay theo quy định luật pháp thì UBND TP.HCM sẽ đảm nhận. Từ đó, UBND thành phố mới tiến hành giao lại cho các đơn vị chức năng thực hiện các khâu tiếp theo khiến cho thủ tục bị kéo dài. Do đó, nhiều đơn vị kiến nghị nên giao cho Sở Xây dựng là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thực hiện việc thẩm định giá.
Trong trường hợp nếu như chủ đầu tư dự án không trình thẩm định giá nhà ở xã hội, đề nghị UBND TP.HCM kiến nghị lên Bộ Xây dựng cần bổ sung thêm quy định về việc xử lý vi phạm.
TP.HCM ra tay "giải cứu" hàng loạt dự án nhà ở xã hội
Để nhanh chóng cải thiện nguồn cung nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội phục vụ nhu cầu người dân, Chủ tịch UBND TP.HCM đã chính thức yêu cầu các sở, ban ngành cần phải nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc còn tồn tại ở nhiều dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, đối với 3 dự án nhà ở xã hội bao gồm Khu dân cư phường Long Trường, ở TP.Thủ Đức; Khu nhà ở Nguyên Sơn, tọa lạc ở huyện Bình Chánh; Khu dân cư Hiệp Phước 1 trực thuộc Khu đô thị Cảng Hiệp Phước, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh giao cho Văn phòng UBND sẽ khẩn trương rà soát, tham mưu xử lý các vấn đề trước thời điểm ngày 30/6. Trường hợp nào đã hoàn chỉnh thủ tục, sẽ được sở, ban ngành thống nhất thì sẽ trình lên UBND thành phố đưa ra quyết định. Trường hợp nào còn vướng mắc thì sẽ tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo để giải quyết.
UBND TP.HCM cũng đã giao cho Sở Xây dựng về việc hướng dẫn cho các chủ đầu tư về việc thực hiện các thủ tục tiến hành đầu tư xây dựng tiếp theo sau khi có kết quả thẩm định thiết kế từ Bộ Xây dựng đối với hai dự án: Khu nhà ở phường Phú Hữu nằm tại TP.Thủ Đức và Khu dân cư Tân Thuận Tây tọa lạc tại quận 7.
Ngoài ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng được giao cho nhiệm vụ khẩn trương rà soát về quy định, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, trình lên UBND thành phố về việc xem xét quyết định trước thời điểm ngày 15/6 đối với hai dự án: Khu nhà ở xã hội của Công ty Exim nằm ở khu vực phường Phú Hữu, TP.Thủ Đức và dự án khu Chung cư nhà ở xã hội Lô C1 Khu dân cư Long Thới – ở khu vực xã Nhơn Đức.
Đối với dự án Khu nhà ở tại phường Trường Thạnh, khu vực TP.Thủ Đức, thành phố đã có quyết định về việc giao Quỹ phát triển nhà ở thành phố phối hợp với đơn vị Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan thành lập thủ tục đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án theo như trình tự thủ tục dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được UBND thành phố xem xét thông qua, trước thời điểm ngày 30/6.
Về việc dự án hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu nhà ở tại ấp 2, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè đang bị vướng mắc về việc xác định chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, khâu bồi thường giải phóng mặt bằng, thì Sở Tài chính, Sở Xây dựng, UBND huyện Nhà Bè được giao nhiệm vụ thực hiện các thủ tục liên quan.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP.HCM cũng đã giao cho Sở Xây dựng việc khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện rà soát hồ sơ pháp lý dự án, báo cáo trình lên UBND TP trước ngày 30/6 đối với các dự án như: dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư số 6 trực thuộc Khu dân cư công viên giải trí Hiệp Bình Phước; Khu nhà ở Vạn Phúc 1 tọa lạc tại Khu đô thị Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức và Khu nhà ở của công ty Đông Nam nằm tại Khu đô thị Hiệp Bình Phước của TP.Thủ Đức.
Theo nhận định của Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thì thị trường bất động sản hiện nay đang thiếu trầm trọng nguồn cung nhà ở, nhất là loại hình nhà ở xã hội. Trong khi đây chính là phân khúc sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thực của đông đảo người dân.
Vì thế, Hiệp hội kiến nghị các địa phương cần thực hiện đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội. Trong đó, cần phải ưu tiên đấu thầu dự án cho thuê đối với các phần diện tích đất công thuộc vào các khu công nghiệp, các khu chế xuất, những khu công nghệ cao đã được quy hoạch để phát triển khu nhà ở lưu trú dành cho công nhân, khu nhà ở dành cho chuyên gia.