meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường BĐS vẫn gặp khó, tiếp tục bị tắc thanh khoản

Thứ năm, 10/11/2022-10:11
Dường như câu chuyện của bất động sản hiện nay là chuyện của các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Họ sẽ đối mặt với rủi ro nếu không quản lý tài chính tốt. Theo dự báo, dòng tiền sẽ tiếp tục gặp khó trong ít nhất vài tháng tới.

Doanh nghiệp như “ngồi trên đống lửa”

Có thể thấy thị trường bất động sản đang trong giai đoạn rất khó khăn như tắc thanh khoản. Không chỉ có các nhà đầu tư nhỏ lẻ, cả những doanh nghiệp lớn cũng như “ngồi trên đống lửa”.

Mới đây, đã xuất hiện thông tin về nhiều sản phẩm tại 1 dự án của một tập đoàn lớn tại Đồng Nai có mức chiết khấu đạt tới 50%. Ví dụ, giá của một căn biệt thự là hơn 12 tỷ đồng, tuy nhiên chỉ cần thanh toán 95% giá trị, trong khi mức giá người mua thanh toán chỉ còn hơn 6 tỷ đồng. Ngoài ra, chủ đầu tư còn đưa ra cam kết lại sản phẩm với mức lợi nhuận 18% trong 3 năm đầu sau khi nhận nhà, và cam kết mua lại với 6-10%/năm.

Dự báo thị trường BĐS năm 2023: Đô thị vùng ven sẽ hấp dẫn giới đầu tư

Khi quỹ đất tại những khu vực trung tâm ngày càng cạn kiệt cùng với một số vấn đề pháp lý khiến nguồn cung khu vực nội thành ngày một khan hiếm. Vì vậy, đô thị vùng ven sẽ được giới đầu tư săn đón nhiều hơn trong thời gian tới, đây sẽ là một xu hướng mới của thị trường bất động sản trong năm tới.

Hệ lụy nào khi doanh nghiệp BĐS phải “vay nóng”, sa thải nhân viên để tồn tại?

Để tồn tại, nhiều doanh nghiệp phải vay tiền ngoài xã hội với lãi suất cao, thậm chí là sa thải nhân viên để tiết kiệm chi phí. Đối với họ, việc không thể tiếp cận được tín dụng ngân hàng đang khiến doanh nghiệp đối diện với “thập diện” khó khăn và tồi tệ hơn là viễn cảnh phá sản đang đến gần.

Dự báo xu hướng đầu tư BĐS công nghiệp "lên ngôi" năm 2023

Đặt trong bối cảnh tình hình ảm đạm chung của nền kinh tế thế giới, cùng với áp lực từ đòn bẩy vay ngân hàng và trái phiếu vốn,... thị trường BĐS năm tới theo nhận định của nhiều chuyên gia khả năng chuyển dịch theo hướng xấu nhiều hơn tốt. Dẫu vậy, bất động sản (BĐS) công nghiệp vẫn được “gọi tên” là phân khúc triển vọng trong năm 2023 tới đây.

Dòng tiền vào bất động sản dự báo sẽ tiếp tục gặp khó trong ít nhất vài tháng tới
Dòng tiền vào bất động sản dự báo sẽ tiếp tục gặp khó trong ít nhất vài tháng tới

Một chủ đầu tư khác cũng đã đưa ra chính sách chiết khấu cho dự án căn hộ ở Thủ Đức. Cụ thể, tổng mức chiết khấu đạt tới 40% khi nhà đầu tư chi trả vượt tiến độ 98%.

Một dự án chung cư đang mở bán tại Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng được chủ đầu tư đặt mức chiết khấu tới 34% khi người mua chi trả vượt 95 giá trị. Như vậy căn 4,2 tỷ đồng chỉ còn 2,8 tỷ đồng, căn 4,6 tỷ đồng chỉ còn 3,1 tỷ đồng. 

Mới đây, một dự án khác ở Tây Hồ Tây, Hà Nội cũng được chủ đầu tư đặt ra nhiều ưu đãi, như gói giảm 11% cho người mua thanh toán sớm…

Xưa nay, việc các doanh nghiệp đề ra mức ưu đãi cho người mua nhà không phải là hiếm gặp. Tuy nhiên, không có nhiều mức chiết khấu lớn như vậy.

Theo đại diện CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL), doanh nghiệp đang triển khai cấu trúc lại mạnh mẽ, thực hiện rà soát toàn bộ những hoạt động kinh doanh để thích nghi.

Cụ thể, tập trung đầu tư và phát triển bất động sản cùng với giảm thiểu chi phí. Nhân sự cũng được cấu trúc lại theo hướng kiêm nhiệm. Một số chiến lược đầu tư dự án mới hoặc phát hành tăng vốn cũng chờ đến thời điểm phù hợp hơn, hiện đang tạm hoãn.

Novaland sẽ tạm thời tập trung dồn lực cho những dự án hiện hữu, bảo đảm bàn giao tiến độ và quyền lợi cho khách hàng.

Thị trường BĐS vẫn gặp khó, tiếp tục bị tắc thanh khoản - ảnh 2

Mới đây, Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu - đại diện cho tiếng nói của các doanh nghiệp địa ốc TP HCM cũng cho hay một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang phải thu hẹp quy mô đầu tư kinh doanh khi đối mặt với khó khăn.

Mặt khác, có những công ty phải đơn giản hóa bộ máy và giảm lực lượng lao động, giảm tới một nửa nhân lực cũng là điều đã xảy ra.

Bên cạnh đó, Hiệp hội này cho biết một số chủ đầu tư phải vay vốn ngoài xã hội (tín dụng đen) vì việc tắc những kênh huy động vốn, với lãi suất cao, và rất rủi ro. 

Hạ giá sâu nhưng vẫn khó thoát hàng

Chị Lan (Hà Nam) đã tham gia thị trường địa ốc vào năm 2020 và chia sẻ về trải nghiệm nhớ đời của mình. Lúc đó, chị xuống tiền mua một mảnh đất thổ cư rộng 80 m2 với mức giá 3,3 tỷ đồng. Mảnh đất của chị được một người trả 3,8 tỷ đồng sau 1 năm nhưng chị đã không bán vì có ý định đầu tư dài hạn.

Thời gian qua, trong lúc cần tiền cho công việc gia đình, chị Lan cho hay đã chấp nhận rao bán thấp hơn 10% giá ban đầu nhưng vẫn không có ai hỏi mua.

Chị Lan tâm sự rằng: “Ở thời điểm này, có lẽ mức giá này vẫn còn cao, khu đất cũng không quá đẹp. Tuy nhiên, tôi sẽ lỗ quá nhiều nếu giảm nữa. Tôi chỉ mong sẽ bán được để có tiền trang trải. Bởi lẽ, vợ chồng tôi không muốn dùng đến việc vay ngân hàng vì lãi suất rất cao”.

Bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam mới đây đã đưa ra nhận định rằng có tới hơn một nửa các nhà đầu tư hiện đang bị kẹt lại muốn bán nhưng không bán được, và tiếp tục vay thì chi phí rất lớn.

Lựa chọn cuối cùng của nhà đầu tư là trả lại cho chủ đầu tư nhưng như vậy chi phí phạt lại còn lớn hơn chi phí mà họ tiếp tục đang gồng gánh. Đó là điểm tắc nghẽn và khiến nhiều người phải chọn cách bán sản phẩm dưới mức giá đã mua.

Thị trường BĐS vẫn gặp khó, tiếp tục bị tắc thanh khoản - ảnh 3

Theo Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, hiện thị trường bất động sản đang đang có tình trạng một số khu vực nhà đầu tư không thể thoát hàng dù đã hạ giá tới 20%. Mặt khác, còn tình trạng đóng băng khiến nhiều người không hiểu chuyện gì xảy ra. Môt thực trạng nữa là nhiều người gửi cò đất bán, tuy nhiên cò vẫn giữ giá ở một mức nào đó trên thị trường cao hơn so với mức giá của người bán đưa ra. Bởi vậy, mới khó thoát hàng.

Tuy vậy, vị này cho biết không phải mọi sản phẩm hạ giá sâu cũng thu hút người mua.

Ví dụ, một căn hộ giảm còn 3 tỷ đồng từ mức 4 tỷ đồng sẽ có nhiều người mua quan tâm vì dường như đó là giá trị thật của căn hộ. Tuy nhiên, không có nhiều người dám xuống tiền mua những căn biệt thự giá 20 tỷ đồng đã giảm còn 10 tỷ đồng vì dường như đó chưa chắc là giá trị thật. Bởi vậy, không dễ để nói được bất động sản đó có thực sự rẻ hay không dù giảm giá hoặc không. Câu chuyện của thị trường là khi những sản phẩm giảm về giá trị thực thì mới có người mua.

Ông Hiển cho biếT: “Giảm giá hay không tùy theo góc độ của mỗi người. Tuy nhiên, thực sự hiện tại bán cũng rất khó. Bởi vậy, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại đang căng thẳng, họ phải nâng lãi suất nhằm thu hút tiền gửi để dòng tiền cân đối”. Đó mới chỉ là giai đoạn đầu của quy trình cấu trúc lại hệ thống ngân hàng và giúp thị trường tài chính trở nên lành mạnh.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

16 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

16 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

16 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

16 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

16 giờ trước