Quy định xử phạt hành chính với công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp
BÀI LIÊN QUAN
Có được thế chấp đất nông nghiệp để vay vốn ngân hàng không?Mức phạt khi tự ý chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư như thế nào?Được xây gì trên đất nông nghiệp?Hỏi:
Tại địa phương tôi, có nhiều công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp (không phải đất lúa) nhưng chưa bị xử phạt. Tôi muốn hỏi, những trường hợp này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định nào? UBND cấp xã có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này không? Xin cảm ơn.
(Anh Nguyễn Tuấn Tú, Hà Nội).
Trả lời:
Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tới chuyên mục, vấn đề anh quan tâm, luật sư Vũ Thị Quyên (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) xin tư vấn như sau:
1. Đối với công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp không phải đất lúa thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nào?
Theo Công văn 475/BXD-TTr năm 2021 về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng công trình trên đất nông nghiệp do Bộ Xây dựng ban hành
Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
Đối với hành vi chủ đầu tư xây dựng công trình (nhà ở riêng lẻ, công trình khác) trên đất nông nghiệp, đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý về đất đai căn cứ vào các quy định pháp luật về đất đai để xem xét, xử lý theo quy định đảm bảo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính: “Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần” (điểm d khoản 1 Điều 3, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).
Theo hướng dẫn trên thì trường hợp công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp thì sẽ xử phạt theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Tùy vào loại đất nông nghiệp, diện tích vi phạm mà người vi phạm sẽ bị phạt theo Điều 10 hoặc Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt đối với công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp không phải đất lúa không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
...
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
...
2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
...
Theo đó, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm chuyển mục đích trái phép của cá nhân có mức tối đa khung phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đối với hành vi tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:
Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
1. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;