Ủy Ban nhân dân xã có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không?

Thứ sáu, 12/04/2024-00:04
Đối với các tranh chấp, mâu thuẫn dân sự về đất đai, chính quyền địa phương cấp xã đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nhiều người còn nhầm lẫn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp xã.

Hỏi: 

“Năm 1985, ông D được chính quyền xã giao diện tích đất là 1700m2 để sử dụng, đến năm 1995 ông D được ủy ban nhân dân huyện X cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất trên, trong quá trình sử dụng ông D thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Mảnh đất này có nguồn gốc là cha mẹ bà N khai phá trước giải phóng, do chiến tranh gia đình bà N lưu lạc đi nơi khác, sau giải phóng bà N về xin tiếp tục canh tác và được ủy ban nhân dân xã đồng ý. Đến 1983 thì bà chuyển đi nơi khác. Đến nay bà N quay về đòi lại mảnh đất ông D đang sử dụng. 

Ủy ban nhân dân xã quyết định buộc ông D phải trả lại đất trên cho bà N, ông D không đồng ý. Bà N khởi kiện ra tòa án nhân dân. Quyết định của Ủy Ban nhân dân xã đúng không? Tại sao?” - Hà Thị Thủy.

Trả lời: 

Liên quan đến câu hỏi của chị Thủy, Luật sư Diệp Năng Bình - Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh xin tư vấn như sau: 

Theo thông tin trên, Ủy ban nhân dân xã ra quyết định buộc ông D trả lại đất cho bà N là sai quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Ông D và bà N phát sinh tranh chấp đất đai nên cần tuân thủ quy định tại Điều 135 và Điều 136 Luật Đất đai khi giải quyết tranh chấp.

Cụ thể, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, hoặc giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên không tự hòa giải được thì có thể gửi đơn lên UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.


Một buổi hòa giải tranh chấp đất đai tại xã Trù Sơn
Một buổi hòa giải tranh chấp đất đai tại xã Trù Sơn

UBND cấp xã sẽ có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai. Kết quả hòa giải được lập thành văn bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận từ UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất xảy ra tranh chấp. 

Nếu kết quả hòa giải khác với hiện trạng sử dụng đất, UBND cấp xã có thể chuyển kết quả lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định pháp luật.

Tranh chấp đất đai được hòa giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí với quyết định hòa giải thì có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định pháp luật.

Trở lại với tranh chấp đất đai giữa ông D và bà N, UBND xã có quyền tiến hành hòa giải khi các bên có yêu cầu hòa giải. Kết quả hòa giải được lập thành biên bản có chữ ký của ông D và bà N. UBND cấp xã phải xác nhận vào biên bản hòa giải, tuy nhiên đây không phải là quyết định để giải quyết tranh chấp.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

Không có di chúc có được nhận thừa kế không? Thủ tục khai nhận di sản như thế nào?

Hỏi về quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất 

Đất đang sử dụng không có sổ đỏ từ năm 1978 có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Hỏi về quyền sử dụng đất của mẹ khi bố đã mất không để lại di chúc

Đất sổ chung đang ở ổn định có được tách sổ riêng không?

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản cần một cơ chế thông thoáng hơn

8 giờ trước

Động lực từ Fintech

8 giờ trước

Thị trường IPO London phục hồi chậm do đâu?

8 giờ trước

Động lực phục hồi của bất động sản nghỉ dưỡng đến từ đâu?

1 ngày trước

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

1 ngày trước