Một vốn bốn lời, nhà giàu vẫn tranh mua nhà ở xã hội
BÀI LIÊN QUAN
Con đường đến với nhà ở xã hội của người lao động vẫn còn quá xa vờiBốc thăm mua nhà ở xã hội NHS Trung Văn tỷ “chọi” cao như chọn vào trường chuyên, lớp chọnNgười dân vẫn khó mua nhà ở xã hội dù có nhiều ưu đãiĐầu tư nhà ở xã hội, một vốn bốn lời
Nhà ở xã hội là nhà ở được nhà nước hỗ trợ dành cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở. Theo đó, nhà nước sẽ có các chính sách hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội như miễn giảm thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo điều kiện về quỹ đất để xây dựng, hỗ trợ lãi suất, … Nhờ những sự hỗ trợ này, người mua loại hình nhà ở này sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với mua nhà ở thương mại.
Hiện tượng kỳ lạ trên thị trường bất động sản: Nhà đất trăm tỷ được rao bán rầm rộ giữa lúc thị trường trầm lắng
Mặc dù thị trường bất động sản đang chững lại nhưng xuất hiện rất nhiều căn nhà phố có giá trị hàng trăm tỷ đồng được rao bán rầm rộ. Việc này đã trở thành hiện tượng đặc biệt được nhiều người chú ý.Rổ hàng tồn kho nhiều nhất thuộc về phân khúc bất động sản nào?
Vì thanh khoản không có, các chủ đầu tư buộc phải cắt lỗ sâu, cơ cấu lại sản phẩm của các dự án đang triển khai nếu không muốn “chết” trên đống tài sản.Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thể phục hồi
Theo báo cáo của DKRA Việt Nam, tháng 4 vừa qua, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa qua giai đoạn “ngủ đông”, hầu hết các phân khúc đều có rất ít giao dịch, nguồn cung khan hiếm.Mặc dù chất lượng, hạ tầng cũng như vị trí của nhà ở xã hội không thể so sánh với nhà ở thương mại, nhưng lại có giá rẻ hơn nhiều so với nhà ở thương mại. Ngoài ra, người mua nhà ở xã hội còn được hưởng thêm hỗ trợ về lãi suất khi có nhu cầu vay mua nhà với mức lãi suất chỉ từ 4,8-5,5 %/năm và thời hạn vay lên tới 20 năm. Nếu mua nhà ở thương mại, người mua sẽ phải vay với mức lãi suất thả nổi, có thể lên tới 16-17%/năm, gấp nhiều lần so với trường hợp mua nhà ở xã hội. Những hỗ trợ này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người có thu nhập thấp, giúp họ hiện thực hóa giấc mơ có nhà ở.
Tuy nhiên, những quy định “khắt khe” về đối tượng và điều kiện để mua nhà ở cùng với sự khan hiếm về nguồn cung trong khi nhu cầu về nhà ở quá lớn đã khiến người mua nhà gặp rất nhiều khó khăn. Thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến không ít những đợt mở bán nhà ở xã hội mà ở đó, người mua nhà phải xếp hàng nhiều ngày, từ sáng sớm mới có thể nộp được hồ sơ mua nhà. Chưa dừng ở đó, người mua nhà còn phải trông chờ vào lá thăm “may rủi” mà tỷ lệ “chọi” không khác gì khi thi vào trường đại học top đầu!. Vậy tại sao vẫn có nhiều người có thu nhập không phải thấp, thậm chí là cao khi họ đã có cả ô tô để đi vẫn lao vào giành suất mua nhà ở xã hội? Điều này chỉ có thể là do suất mua nhà ở xã hội đem lại lợi ích rất lớn cho họ!
Trong vai là người muốn mua nhà ở xã hội ở dự án thuộc phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, PV chúng tôi được môi giới đòi chênh 250 triệu đồng cho 1 suất mua. Theo môi giới này cho biết, chỉ cần mua được nhà ở những dự án nhà ở xã hội là người mua đã có thể cầm chắc lãi ít nhất vài trăm triệu rồi.
Môi giới này phân tích, khi mua nhà ở xã hội người mua chỉ phải bỏ ra từ 30% giá trị căn nhà, còn lại có thể vay ngân hàng với lãi suất thấp, chỉ từ 4,8-5,5%/năm. Mặt khác, giá nhà ở xã hội thấp hơn nhà ở thương mại nhiều, một căn hộ khoảng 60 m2 có giá chỉ khoảng 1-1,2 tỷ đồng. Dù 5 năm sau bán đi chắc chắn vẫn có lãi. Hoặc nếu không ở mà cho thuê cũng được 5-7 triệu/tháng.
Lấy dẫn chứng thực tế, môi giới này cho chúng tôi xem căn hộ ở dự án Ecohome thuộc phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm mà anh ta đang rao bán cho khách. Theo môi giới này, căn hộ 60m2 này chủ nhà mua năm 2018 với giá chỉ 1 tỷ đồng, tương đương 17 triệu/m2. Sau khi nhận bàn giao, họ làm thêm nội thất hết 150 triệu đồng, tổng cộng là 1,15 tỷ đồng. Hiện nay họ đang rao bán với giá 1,95 tỷ đồng. Như vậy, sau 4 năm ở, chủ nhà đã lãi tới 800 triệu đồng trong khi chỉ phải bỏ ra 450 triệu đồng ban đầu, lãi suất vay trả góp hàng tháng chỉ chưa đến 3 triệu đồng.
“So với nhà ở xã hội, mua nhà ở thương mại rủi ro hơn nhiều do số tiền đầu tư lớn, lãi suất vay mua nhà cao. Chưa kể, do giá nhà thương mại ngay từ đầu đã cao rồi nên mức độ tăng giá cũng không nhiều”. Môi giới này phân tích.
Giải pháp nào để nhà ở xã hội được bán đúng đối tượng
Mặc dù tiêu chuẩn được mua nhà ở xã hội khá rõ ràng và quy trình xét duyệt hồ sơ khá chặt chẽ nhưng thời gian qua vẫn có không ít những trường hợp mua nhà ở xã hội không đúng đối tượng bị phát hiện. Ngoài ra, các chế tài xử phạt đối với các hành vi bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội không đúng đối tượng và biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định cụ thể trong điều 64 Nghị định 16/2022 về quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Theo đó, người vi phạm sẽ bị phạt từ 40-60 triệu đồng. Đồng thời buộc phải hoàn trả tiền cho bên mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và buộc phải thu hồi nhà ở xã hội đó. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của nhà ở xã hội đã khiến nhiều người bất chấp chen chân giành mua dù không thuộc đối tượng được mua.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, việc xét hồ sơ mua nhà ở xã hội hiện nay được thực hiện theo Nghị định 49 thay thế cho Nghị định 100 có hiều điểm không còn phù hợp. Theo quy định trước kia của Nghị định 100, chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ nên đúng hay sai là do chủ đầu tư chịu trách nhiệm. Sau đó, chủ đầu tư gửi danh sách về cho Sở Xây dựng, Sở Xây dựng sẽ kiểm tra lại xem danh sách có bị trùng hay không. Theo Nghị định 49 mới, chủ đầu tư phải gửi danh sách lên Sở Xây dựng. Sở Xây dựng sẽ phối hợp với cơ quan cấp huyện và cơ quan thuế để xác minh về quyền sở hữu nhà trước đó và thuế đang đóng. Do đó, việc bán sai đối tượng là rất khó.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, hiện nay việc thống kê các khoản thu nhập của người dân là không đầy đủ và nếu chỉ dựa vào khoản thuế thu nhập mà người dân phải nộp để xét duyệt hồ sơ mua nhà là không chính xác. Hiện nay có nhiều người vừa làm trong cơ quan nhà nước, vừa làm thêm công việc bên ngoài và thu nhập chủ yếu lại đến từ công việc bên ngoài. Trong khi đó, khoản thu nhập bên ngoài lại không được thống kê đầy đủ và phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Do đó, những người này vẫn thuộc đối tượng được mua, thuê nhà ở xã hội dù họ có thu nhập cao. Có thể nói, đây là một kẽ hở không dễ để “bịt” lại.
Để khắc phục tình trạng để lọt các trường hợp mua, thuê nhà ở xã hội không đúng đối tượng, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố chấp hành nghiêm các quy định về mua bán nhà ở xã hội nhằm bảo đảm công tác xét duyệt đúng đối tượng và đủ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Sau khi ký hợp đồng bán, cho thuê nhà ở xã hội, chủ đầu tư có trách nhiệm lập đầy đủ danh sách các hộ gia đình, cá nhân đã ký hợp đồng tại dự án, có dán ảnh các thành viên trong hộ gia đình.
Đồng thời, ban hành quy chế phối hợp giữa chủ đầu tư và chính quyền địa phương, đơn vị quản lý vận hành, công an theo dõi địa bàn về nhân khẩu, tạm trú, tạm vắng đối với các hộ dân sinh sống trong nhà chung cư để tổ chức kiểm tra, theo dõi nhằm kịp thời phát hiện những trường hợp thuê, mua nhà ở xã hội không đúng đối tượng. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện trường hợp nào vi phạm yêu cầu xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, để khắc phục tình trạng mua bán nhà ở xã hội sai đối tượng nhằm trục lợi chính sách, giải pháp căn cơ vẫn là tăng nguồn cung về nhà ở phân khúc bình dân đáp ứng nhu cầu ở thực của người dân. Để thực hiện tốt giải pháp này không thể trông chờ vào một mình chủ đầu tư hay các sở mà cần sự chung tay của tất cả các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.